ĐUÔI CÁ VOI – THE WHALE TAIL
Giờ hẳn các bạn đang say giấc nồng rồi nhỉ – thế thì mình viết cho bõ ghét. “Underwear becomes Outerwear”/ “Đồ lót lộ diện nhiều hơn” là những gì mà chúng ta có thể theo dõi trong xu hướng các chị em ngày này trên các cộng đồng thời trang đường phố. Chẳng lạ lẫm gì với một outfit “rất tiêu biểu” của phái nữ trong khoảng 2020-2021 gần đây, một chiếc quần jeans/corduroy cùng 1 quả bra, crop cardigan cùng hai phần dây kéo lên của chiếc quần lọt khe. Nhiều bạn tranh cãi về đây là vấn đề “Phản cảm” blah bloh các thứ, nhưng đây là 1 style -nếu các bạn chưa biết – là đã rất lâu đời rồi. Bên cạnh đó, nó còn có 1 cái tên là “The Whale tail” (Mình hay gọi là Dờ Quay Tay).
Sở dĩ cái tên “Đuôi cá voi” được đặt ra cho kiểu lộ quần trong lọt khe ni (Ôi, mình là type đàn ông mê vòng 3, eo hơn là vòng 1 nên quần lọt khe là thứ tối trọng với mình =)) ) vì khi chiếc quần này được kéo lộ ra ngoài và ở phía sau nhìn như một chiếc đuôi cá voi đang quẫy lên trên mặt biển vậy. Thực ra những gì mà chị em Việt Nam đang gặp về vấn đề “Phản cảm” thì lúc chiếc quần này bắt đầu hiện hữu, nó đã có một câu chuyện phía sau rồi. Quần lọt khe từng được coi là thứ underwear tai tiếng bậc nhất, được mặc bởi những người phụ nữ “Hư hỏng”, những cô đào làng chơi – những vũ công phông bạt. Đó là những gì mà người ta nhận diện về “Quần lọt khe” cũng như phong cách “The Whale Tail” này.
Khi xã hội tiến tới sự gột rửa với phong trào phản thời trang bùng nổ sau sự kiện nổi tiếng Y2K. The Whale Tail bùng nổ như một xu hướng để chị em chống lại những định kiến xã hội, thể hiện tiếng nói giới tính mạnh mẽ của bản thân. Cái hay của The Whale Tail đó là sự thông minh trong việc khoe và gợi sự tưởng tượng phong phú của đàn ông. Không phải lồ lộ, chiếc quần lọt khe được kéo lên trên – tất nhiên là để show thì phần eo/lưng/bụng sẽ hở, chính chủ vừa được khoe phần đẹp của cơ thể mình còn người xem thì sẽ có cơ hội tưởng tượng (Đặc biệt là các anh) với chiếc quần đó, ẩn giấu dưới quần jeans/váy/đầm kia thì là cái chi? Perfect – vừa không quá phản cảm, vừa tăng độ hấp dẫn. Cho nên The Whale Tail nhanh chóng thu hút chị em thập niên 2000s mặc – không thể thiết những celebs/người nổi tiếng/siêu mẫu cũng sử dụng cách này để khoe đường gợi cảm của mình (Yeah, mình đang nói tới Paris Hilton, Kate Moss và queen Madonna). Từ những người nổi tiếng này, đã tạo cảm hứng cho các fashion designer đưa whale tail lên sàn diễn của mình. Trong đó có những cái tên vô cùng khét tiếng như là
Jean Paul Gaultier Xuân/Hạ 1997, Gucci Xuân/Hạ 1998 (Với G-string on point), Dior Thu/Đông 2001…
2020 -2021, sau sự hạ nhiệt của thời trang đường phố với boxer hay những viền quần underwear điển hình của Calvin Klein (Mình có thể xem như là 1 yếu tố của high-end/luxury show-off) thì người ta lại kiếm về những giá trị ngày xưa. Với sự trở lại của các yếu tố retro/vintage thì các fashionista/fashion icon/fashion designer lại một lần nữa “lười biếng” đưa các thiết kế ngày xưa trở lại sàn diễn (Versace, Heron preston, Fendi..) trong đó có The Whale Tail. Các nhà mẫu nhìn lại xu hướng của thị trường để mang các cơn gió “mới mà cũ” trở lại. Cũng trong khoảng thời gian này, những chiếc quần jeans ống loe (Flare jeans), những kiểu áo retro quay lại trên mặt trận thời trang dành cho những người trẻ. Được ảnh hưởng thêm bởi những tên tuổi sở hữu 1 lượng lớn theo dõi trên social như Hailey Bieber, Bella Hadid, Gigi Hadid và Kendall Jenner – những người được xem là kế nhiệm đàn chị (phía trên mình đã kể tên) trong việc đưa sự gợi cảm của phụ nữ ra toàn thế giới.
Ở Việt Nam thì mình cũng chẳng dám nói là các chị em muốn thể hiện nữ quyền hay cái chi chi. Đơn giản là đẹp, là chị em khoe được eo lại trông sếch xi con nhà bà Ri – nhiều người yêu thích. Hơn nữa, xã hội cởi mở hơn rất nhiều với sự “Tốt khoe xấu che” của chị em. Nhiều người cũng lấy hình tượng của những ngôi sao nước ngoài về Việt Nam + thêm “Sự yêu thích văn hóa nước ngoài – hoa mĩ cho từ sính ngoại” đã giúp đẩy phần the whale tail được các bạn nữ yêu thích.
Nhưng mong chị/em cũng chú ý. Đây cũng là 1 con dao hai lưỡi vì phần lộ ra của quần lọt khe phải nên chọn các chất liệu tốt, hay có hoa văn rõ ràng chứ phần nổi mà xấu thì chắc chắn người xem sẽ tưởng tượng phần chìm nó như thế nào. Nhiều bạn mặc kiểu The Whale Tail mà không trau chuốt phần lộ của quần nên tạo một sự mất thiện cảm với người nhìn nên lúc đó – người ta cũng blame về việc “Phản cảm”. Thời trang là để che chắn khuyết điểm nên mọi người cũng chú ý đừng vì xu hướng mà gồng ép bản thân chạy theo mà để lộ ra những điểm chưa đẹp trên cơ thể nhé.
Cảm ơn mọi người.
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過66萬的網紅げんじ/Genji,也在其Youtube影片中提到,<目次> 0:00 オープニング 1:24 デザイナーとブランドについての概要 4:59 謎に包まれていた人物像 7:42 ジェニー・メイレンスについて 10:12 カレンダータグについて 後編の動画はこちらから! ■ 【なぜ偉大?】Maison Margielaの過去を日本一分かりやすく解説しま...
versace 1997 在 Daoonclouds Facebook 的最讚貼文
NGHỆ THUẬT VÀ THỜI TRANG – MỘT THẾ KỈ VỚI NHIỀU DUYÊN NỢ
“Nghệ thuật, thời trang, âm nhạc – những thứ đó kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Người ta chia sẻ, vay mượn và ảnh hưởng qua lại. Tôi không cho rằng thời trang có thể tồn tại mà thiếu vắng bóng dáng của nghệ thuật và ngược lại. Chúng cần nhau.” – Gucci Ghost / Trouble Andrew, Nghệ sĩ đường phố, “The Unpopular-pop-artist”.
“Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một người nghệ sĩ sáng tạo ra nó.” – Pierre Bergé, Đồng sáng lập thương hiệu Saint Laurent.
“Cả hai thứ (nghệ thuật và thời trang) đều là những loại hình có khả năng biểu đạt sự phức tạp của văn hoá hiện đại và chia sẻ gốc rễ của nó. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này trong các triển lãm thời trang và nghệ thuật – những triển lãm mà giờ đây được tổ chức và trình bày dựa trên cùng tiêu chí về thẩm mỹ và chất lượng – với những bộ trang phục được chọn lựa như thể chúng chính là những tác phẩm nghệ thuật, còn nghệ thuật được chọn lựa và trưng bày với tất cả sự hào nhoáng vốn thuộc về thế giới thời trang.” – Giorgio Armani.
Hãy thử đặt một câu hỏi. “Cái gì nâng tầm một thương hiệu thời trang lên vị trí cao nhất?”
Thiết kế? Chất liệu? Kỹ thuật? Sự tỉ mỉ của những nghệ nhân thủ công? Những show diễn đình đám? Những chiến dịch quảng bá rầm rộ?
Không, dường như là chưa đủ.
Tôi từng đọc được một bài phân tích mà tác giả của nó đã đưa ra yếu tố cuối cùng làm tôi thoả mãn: “Một thương hiệu được đưa lên tầm cao nhất khi nó gắn liền với nghệ thuật.”
Chúng ta đang chứng kiến một kỷ nguyên rực rỡ của ngành thời trang, khi mà những màn collaboration đẳng cấp giữa các nhà mốt với giới nghệ sĩ đã giúp thế giới phù phiếm này chính thức sánh bước cùng nghệ thuật - một địa hạt vốn được coi là cái nôi của những tư tưởng lớn. Sức ảnh hưởng của các trường phái như Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism), Chủ nghĩa Ấn tượng (Impressionism), Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism), Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism), Chủ nghĩa Lập thể (Cubism), Nghệ thuật Quang học – thị giác (Opt Art), Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art) lên thời trang thể hiện rõ qua các thiết kế, trong concept của các show catwalk, các campaign quảng cáo hay triển lãm thời trang danh tiếng. Và rồi, những cụm hashtag như #artmeetsfashion, #wewearculture, #wearableart lần lượt ra đời. “Wearable art” – những “tác phẩm có thể mặc lên người” - hẳn là định nghĩa xa xỉ nhất mà người ta có thể nghĩ ra cho áo quần.
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích mổ xẻ chiến lược của các nhà marketing thời trang lão luyện, cũng sẽ không tổng kết cho bạn xem mỗi thương vụ hợp tác giữa các nhà thiết kế với các nghệ sĩ mang lại doanh thu gấp bao nhiêu lần so với những bộ sưu tập thông thường. Tôi cũng không cố gắng phân tích quá nhiều về những sự kết hợp đó, bởi điều quan trọng nhất là cảm nhận của chính bạn khi nhìn thấy một “tác phẩm có thể mặc lên người”. Tôi sẽ chỉ đơn giản đóng vai một chứng nhân lịch sử, chiếu cho bạn xem một cuộn phim flash back lại những cột mốc rực rỡ nhất, và cùng nhìn nhận thành quả chung của hai lĩnh vực, với một con mắt ít nhiều mang theo rung cảm và lãng mạn.
Những dấu son huyền thoại
Mặc dù chỉ được nhắc đến nhiều vào khoảng một thập kỉ trở lại đây, nhưng “mối tình” giữa nghệ thuật và thời trang đã được nhen nhóm và nuôi dưỡng từ lâu. Trải qua lịch sử gần một trăm năm kể từ những “phi vụ” hợp tác sớm nhất của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ,
một sợi dây liên kết bền chặt đã dần được hình thành. Kết quả tất yếu là, lằn ranh giữa hai thế giới dần bị xoá nhoà, và những cuộc cách mạng của các thủ lĩnh sáng tạo được thúc đẩy mạnh mẽ.
Vào những năm 1920, người ta nhìn thấy huyền thoại của làng thời trang Coco Chanel ngồi cùng một trong những danh hoạ vĩ đại nhất lịch sử - Pablo Picasso, trên hàng ghế rehearsal của đoàn ballet trứ danh Ballet Russes. Khi đó Coco phụ trách phục trang và Picasso phụ trách thiết kế mỹ thuật cho sân khấu. Đó được cho là một trong những cột mốc đầu tiên đánh dấu sự kết hợp giữa thời trang và nghệ thuật, giữa một nhà thiết kế phục trang với một hoạ sĩ và một nhà biên đạo.
Năm 1937-1938, Elsa Schiaparelli và Salvador Dalí cùng nhau tạo ra chiếc váy Lobster Dress, chiếc mũ Shoe Hat và sau đó là chiếc váy Tears Dress. (Nếu bạn chưa biết, thì nhà thiết kế người Ý Elsa Schiaparelli là một nhân vật nổi bật của làng thời trang trong suốt khoảng thời gian giữa hai cuộc Thế Chiến, và là đối thủ nặng ký của Coco Chanel). Tính khí có đôi chút lập dị của Elsa có một sự đồng điệu hoàn hảo với hoạ sĩ thiên tài của trường phái siêu thực Dalí. Kết quả của cuộc gặp gỡ giữa hai tư tưởng lớn đó, là chiếc váy lụa trắng được thế kế bởi Elsa có hình một con tôm hùm khổng lồ - hình ảnh gợi nhớ về một bức vẽ ra đời năm 1934 được đặt tên “New York Dream – Man Finds Lobster in Place of Phone” của danh hoạ. Cùng với đó, chiếc mũ được thiết kế dưới hình dáng một chiếc hài cao gót (được đội bởi chính vợ của Dalí), cũng là một tác phẩm mang dấu ấn của trường phái siêu thực xuất hiện trong bộ sưu tập Thu Đông 1937-1938 của Schiaparelli.
Cũng trong thập kỷ đó, nhà thiết kế Lola Prusac của nhà mốt Hermès đã sản xuất ra một dòng túi xách với những mảng ô vuông màu đỏ, vàng và xanh dương, được lấy cảm hứng từ những tác phẩm nổi tiếng sử dụng background trắng, hệ thống các đường thẳng ngang dọc màu đen và các ô màu với ba màu sắc cơ bản là đỏ, vàng, xanh dương của Piet Mondrian – cha đẻ của nghệ thuật Tân tạo hình (Neoplasticism).
Gần 30 năm sau, dấu ấn của Piet Mondrian một lần nữa khắc sâu hơn vào thế giới thời trang, mặc dù ông đã qua đời từ năm 1944. Năm 1965, huyền thoại thiết kế người Pháp Yves Saint Laurent cho ra mắt một bộ sưu tập bao gồm sáu chiếc váy A-line mà chỉ cần liếc qua thôi là người ta có thể nhận ra chúng được lấy cảm hứng từ Mondrian. Fall Mondrian Collection 1965 – đó mãi là một trong những thành công lớn nhất của Saint Laurent. Saint Laurent cũng được coi là một nhà thiết kế thường xuyên tìm đến nguồn cảm hứng từ nghệ thuật trong suốt sự nghiệp của mình (một thành công khác của ông là bộ sưu tập Haute Couture 1980 được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nghệ sĩ người Pháp Henri Matisse).
Bên cạnh Dalí và Piet Mondrian, có một hoạ sĩ người Mỹ không xa lạ gì với những người dõi theo “mối tình” giữa thời trang và nghệ thuật, đó là Andy Warhol. Warhol, cái tên đình đám của trào lưu Pop Art, dường như là một nghệ sĩ có duyên nợ với thế giới phù hoa của các nhà thiết kế. Ông là người từng vẽ bức chân dung Yves Saint Laurent thời trẻ rất nổi tiếng, cũng là người mang lại cảm hứng và thành công cho bộ sưu tập Pop art của Versace năm 1991. Những trang phục có in chân dung của Marilyn Monroe và James Dean được vẽ bởi Warhol đã gây tiếng vang lớn và trở thành một trong những bộ sưu tập đáng nhớ nhất trong lịch sử của nhà Versace.
Tuy nhiên, những người khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà thiết kế thời trang không chỉ có các hoạ sĩ. Kiến trúc và điêu khắc cũng là hai lĩnh vực đã được chứng minh là có những ảnh hưởng quan trọng lên ngành công nghiệp hào nhoáng này. “Thời trang chính là kiến trúc. Đó là vấn đề của tỷ lệ.” ( - Coco Chanel). Và một trong số những bộ sưu tập trứ danh được lấy cảm hứng từ nghệ thuật kiến trúc chính là runway show năm 1966 của nhà mốt Paco Rabanne mang tên “Unwearable Dresses in Contemporary Materials - Những chiếc váy không thể mặc lên người bằng chất liệu đương đại”. Những chiếc váy của Paco được làm từ các mảnh kim loại, plastic và cao su, bằng một kỹ thuật dựng form điêu luyện nhằm đưa mọi thứ vào một khung tỷ lệ chuẩn xác, mặc cho những loại chất liệu này không hề dễ bị thuần phục.
Thời trang avant-garde cũng không trượt khỏi “tình yêu định mệnh” này. Chỉ có điều, những kẻ đi tiên phong trong nghệ thuật avant-garde sẽ tìm đến nhau, thay vì những tên tuổi kinh điển kia. Như Alexander McQueen và Bjork (một ca sĩ, nhà sáng tác, nhà sản xuất âm nhạc và DJ người Iceland), như John Galiano (giám đốc sáng tạo của Maison Margiela) tìm đến Benjamin Shine, như Rei Kawakubo (nhà thiết kế, người sáng lập thương hiệu Comme des Garcons) tìm đến nhiếp ảnh gia Cindy Sherman hay biên đạo kiêm nghệ sĩ múa người Mỹ Merce Cunningham.
(Xin phép nói thêm một chút về màn kết hợp xứng đáng được gọi là huyền thoại của Rei và Merce Cunningham, một dự án mang tên “Scenario” vào năm 1997. Merce đã mời Rei thiết kế trang phục, chỉ đạo mỹ thuật sân khấu và ánh sáng cho tác phẩm của ông. Ban đầu Rei từ chối, nhưng sau đó bà đã đổi ý trong quá trình tạo ra bộ sưu tập Xuân Hè 1997 “khét tiếng” mang tên “Body meets Dress, Dress meets Body”, hay còn được nhớ đến với một cái tên khác là “Lumps and Bumps” (Những cục u bướu). Rei bảo rằng, “Thời trang quá nhàm chán, và tôi thấy bực bội vì điều đó. Tôi muốn làm một cái gì đó thực sự mạnh mẽ. Và đó là một phản ứng.” Rei và Merce có cùng chung triết lý sáng tạo, bao gồm việc kéo những khuôn thước nghệ thuật khác biệt lại gần nhau, phá bỏ những ranh giới và thách thức những chuẩn mực về thẩm mỹ. Điều đó đã khiến họ sát cánh với nhau để tạo ra một sự kết hợp lừng lẫy, một minh chứng cho việc “collaboration” không phải lúc nào cũng là một từ bắt tai mà dân làm marketing trong ngành thời trang thích sử dụng như một chiêu trò thương mại.)
Hai tâm hồn đồng điệu
Công chúng hẳn đã quá mệt mỏi với những tranh cãi xung quanh việc “Thời trang có phải là một ngành nghệ thuật?”.
Alice Rawsthorn – một nhà phê bình thiết kế uy tín, cưụ giám đốc Design Museum, đồng thời là thành viên Hội đồng Thiết kế Anh quốc - trong một bài phỏng vấn đã thừa nhận rằng, thời trang rất giỏi trong việc giúp hoàn thiện một chức năng truyền thống của nghệ thuật: phản ánh những sự dịch chuyển của văn hoá đương đại, nhưng chỉ có thể ở một mức độ nhất định. Bà cũng chỉ ra rằng xuất phát điểm của thời trang là phục vụ mục đích ứng dụng, trong khi nghệ thuật thì không như vậy. Nghệ thuật không bị giới hạn bởi bất cứ thứ gì, còn thời trang lại bị ràng buộc bởi nhu cầu của một ngành công nghiệp có tốc độ chóng mặt. Nghệ thuật thường diễn đạt một tư tưởng, trong khi thời trang thường bị coi là một thứ phù phiếm.
Thế nhưng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu một nhà thiết kế thoát khỏi những ràng buộc đó trong quá trình tạo ra sản phẩm của mình?
Hãy để Giorgio Armani trả lời câu hỏi ấy: “Nó (thời trang) chính là một phương thức biểu đạt đầy tính nghệ thuật khi nó được nâng cấp và vượt lên trên việc đáp ứng nhu cầu ăn mặc.”
Dù thế nào thì cũng chẳng ai phủ nhận được sự tương đồng trong quá trình lao động sáng tạo của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ. Cũng như Alice dù không công nhận thời trang là một ngành nghệ thuật nhưng cũng không phủ nhận việc nó vẫn mang một số thuộc tính của nghệ thuật, và khi thời trang đạt đến hình thái xuất sắc nhất thì các thiết kế ấy hiển nhiên là những đối tượng hoàn toàn xứng đáng được trưng bày trong bảo tàng. Mà bảo tàng, chính là thánh địa của các tác phẩm nghệ thuật.
Bởi vậy, chuyện tranh cãi này, trên quan điểm của những người như tôi, quả thực là không cần thiết. Hay nói theo cách của Pierre Bergé, “Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một nghệ sĩ sáng tạo ra nó”. Phải, như cái cách mà Cristóbal Balenciaga đã “định hình” thời trang và trở thành người mà Dior gọi là “Bậc thầy của tất cả chúng ta” (The Master of us all). Như cái cách mà huyền thoại người Tây Ban Nha này đã tạo ra những phom dáng gây shock đẹp như một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc vào những năm 1950 – thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của ông.
Quay trở lại với Rei Kawakubo, cái tên không cần phải bàn về tầm ảnh hưởng, và bộ sưu tập “Body meets Dress, Dress meets Body” 1997. Tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng yếu tố cốt lõi của bộ sự tập này nằm ở một ý tưởng mà tôi cho là (xin thứ lỗi nếu quá lời) thiên tài: Quần áo có thể là cơ thể, và cơ thể cũng có thể là quần áo (hay nói cách khác: quần áo có thể “mặc” chúng ta, thay vì chúng ta mặc quần áo). Và thế là, Rei bắt đầu thiết kế những “cơ thể” với hình dáng méo mó và những “cục bướu” lớn ở trước ngực, sau lưng, phần hông và phần “đuôi”. Đây là những gì bà chia sẻ: “Tôi không mong đợi rằng đây sẽ là những trang phục dễ ứng dụng để có thể mặc hàng ngày. Nhưng các thiết kế của Comme des Garcons sẽ luôn là những gì mới lạ và truyền cảm hứng với thế giới. Tôi nghĩ việc diễn dịch các suy nghĩ thành hành động quan trọng hơn việc lo lắng xem thiết kế của mình cuối cùng có được mặc hay không.”
Bingo! Câu hỏi phía trên đã được trả lời một lần nữa, và quan điểm của Giorgio Armani cũng trở nên sáng tỏ hơn nhờ vào minh chứng này.
Suy cho cùng, thời trang hay nghệ thuật, đều tôn sùng những giá trị về thẩm mỹ, về cái đẹp, về khả năng chạm đến cảm xúc hay tư tưởng (mặc dù “cái đẹp” trong khái niệm của mỹ thuật ngày nay cũng chỉ còn là một khái niệm tương đối). Các nhà thiết kế hay các nghệ sĩ thì cũng đều có chung niềm đam mê với các hình khối, màu sắc, đều trăn trở với những sự kiện xã hội, lịch sử, văn hoá. Sự đồng điệu đó cho phép thời trang sử dụng nghệ thuật như một hình mẫu trực quan cho những diễn dịch đương đại của mình. Nói một cách dễ hiểu hơn, thời trang vay mượn cảm hứng, triết lý, tư tưởng, thủ pháp của nghệ thuật. Thời trang vay mượn luôn cả địa vị của nghệ thuật trong văn hoá nhân loại để nuôi dưỡng “kinh đô văn hoá” của chính nó và những thứ mà nó tạo ra, thông qua việc mời các nghệ sĩ tham gia vào quá trình sáng tạo của nó. Kết quả là, họ tạo ra các tác phẩm chung, họ nâng thời trang lên một đẳng cấp mới, họ đưa các nghệ sĩ đến gần công chúng hơn – và, cuối cùng, họ tạo ra lợi nhuận cho cả hai.
Một tình yêu vĩnh cửu?
Cho đến giờ phút này, mối liên hệ giữa thời trang và nghệ thuật đã trở nên quá khăng khít. Một dấu hiệu điển hình chính là việc sàn diễn Thu Đông 2016 đã gợi nhớ mọi thứ về những tượng đài của các ngành nghệ thuật, từ các tác phẩm theo trường phái siêu thực của Savador Dalí, cho tới các tác phẩm điêu khắc khổng lồ theo trường phái tối giản của Richard Serra hay các tác phẩm theo trường phái Pop Art đầy sinh động và màu sắc của Andy Warhol.
Thời trang và nghệ thuật có một khả năng hợp nhất và hoà quyện tuyệt vời. Trên thực tế, đó là hình thức kết hợp mang lại thành công vang dội đến mức, trong vòng hơn một thập kỉ trở lại đây những thủ lĩnh của hai địa hạt này không ngừng tìm đến nhau, ồ ạt đến nỗi có thể bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp nếu như tôi kiên nhẫn liệt kê hết những cái tên nghệ sĩ được xếp cạnh tên của các hãng thời trang danh tiếng hàng đầu thế giới. Bởi vậy, có lẽ tôi chỉ nên mời bạn thử lướt qua bảng danh sách các nghệ sĩ hợp tác với Louis Vuitton trong vòng một thập kỉ: Takashi Murakami (2007), Richard Prince (2008), Yayoi Kusama (2012), Jake & Dinos Chapman (2013), Daniel Buren (2013), Jeff Koons (2017).
Điều tôi muốn nói ở đây là: Nếu một thứ tồn tại qua thử thách một trăm năm, nó không thể là một trào lưu nhất thời. Nghệ thuật và thời trang – đó chắc chắn không phải một mối tình chớp nhoáng.
Về cơ bản, thời trang sẽ luôn hoà quyện với nghệ thuật theo năm hình thức:
(1) Nghệ sĩ trở thành nhà thiết kế thời trang (fashion designer, not custome designer);
(2) Nhà thiết kế thuê các nghệ sĩ tạo ra các chi tiết trang trí cho trang phục của mình (ví dụ điển hình là chiếc áo khoác trắng có đính bức chân dung làm bằng vải tulle của Maison Margiela trong bộ sưu tập Haute Couture Xuân Hè 2017, được thiết kế bởi John Galliano và tác phẩm gắn trên áo được thực hiện bởi Benjamin Shine);
(3) Thời trang áp dụng một phong cách đương đại nào đó vào việc vẽ ra một motif trang trí lên trang phục (ví dụ như bộ sưu tập Thu Đông 1966 của Saint Laurent với cảm hứng từ Pop Art);
(4) Màn trình diễn một bộ sưu tập trở thành một hoạt cảnh mang tính lịch sử nghệ thuật (art-historical tableaux vivant, ví dụ như show catwalk của Vivienne Westwood năm 1994, “trích dẫn” các tác phẩm của Franz Xaver Winterhalter và các nghệ sĩ khác dưới thời Đế quốc thứ hai – tức vương triều Bonaparte được cai trị bởi Napoléon III);
(5) Phương thức diễn đạt của thời trang trên các tạp chí hoặc các phương tiện quảng bá truyền thông khác đặt các thiết kế vào một môi trường nghệ thuật (ví dụ như một fashion film dài 1 phút 44 giây của Gentle Monster được thực hiện bởi Erik Madigan Heck, với diễn xuất của Tilda Swinton và được lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển “The Seventh Seal” của một trong những đạo diễn vĩ đại nhất thế kỷ 20 Ingmar Bergman).
Ngày nay, thời trang đã tiến những bước đầu tiên vào các bảo tàng nghệ thuật. Ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ này, thậm chí còn xây dựng nên những bảo tàng thời trang riêng (Christian Dior, Gucci, Balenciaga… đều có các bảo tàng của riêng mình), và trở thành nhà đầu tư cho các dự án nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đương đại. Một lần nữa thời trang lại đến gần hơn với “người tình trăm năm” của mình thông qua những campaign quảng cáo được đầu tư mạnh mẽ về yếu tố nghệ thuật (Gucci là một điển hình), các concept store được xây dựng như những gallery thu nhỏ, và các sự kiện triển lãm thời trang.
Trong bối cảnh mà nghệ thuật đương đại đang phát triển rực rỡ, phá vỡ các quy chuẩn truyền thống và thách thức nghệ thuật hàn lâm, thì tương lai cho mối tình giữa nghệ thuật và thời trang sẽ còn rộng mở, những sự kết hợp sẽ còn nở rộ hơn nữa. Sau tất cả, tôi tin rằng những người đi tiên phong trong việc gìn giữ ngọn lửa sáng tạo của cả hai sẽ biến mối tình này trở thành một tình yêu vĩnh cửu.
(Người viết có tham khảo thông tin từ một số bài báo và tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, trong đó có theguardian.com và encyclopedia.com)
P.S:
Đây là bài viết mình thực hiện cho chuyên mục Fashion Discovery trên J.O.Y số thứ 2. Mình để nguyên layout cho dễ đọc nhưng vẫn để full bài viết phía dưới caption (bài khá dài, chứa rất nhiều thông tin và ngốn khá nhiều thời gian của mình cho công đoạn nghiên cứu cũng như lựa chọn hướng tiếp cận, cấu trúc bài viết và chắt lọc thông tin, sự kiện).
Mọi người có thể tìm mua J.O.Y Issue 2 tại các hiệu sách lớn trên toàn quốc, phố sách Đinh Lễ - Nguyễn Xí (HN) hoặc đặt mua online trên các kênh phân phối như Tiki, Shopee, Fahasa. Cảm giác cầm một ấn phẩm trên tay để đọc nhâm nhi thích lắm <3.
Đây có thể là một bài không dễ đọc nhưng với những người đam mê tìm hiểu thì mình hy vọng có thể chia sẻ được nhiều dữ liệu hay ho với các bạn. Cheers <3)
**Nội dung này được tạo ra bởi Daoonclouds theo order của J.O.Y Magazine-Book Issue 2 và đã được mua bản quyền bởi thương hiệu Bloombooks. Việc đăng lại trên page Daoonclouds đã được xin phép. Bất kì bên thứ ba nào có thể chia sẻ post nhưng không có quyền copy để đăng lại nội dung này.
versace 1997 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
Fashion Couple – Tình yêu trong nền công nghiệp thời trang.
14/02 như mọi năm, là ngày mà các cặp đôi thể hiện tình yêu, dân cô đơn cau có, chửi bới mặc dù biết có làm vậy thì tụi couple vẫn kệ bố sự đời. Tình yêu vừa đơn giản vừa phức tạp, nhưng có lẽ sẽ nhiều tầng nhiều lớp hơn trong ngành công nghiệp thời trang. Fashion Industry vốn đã hào nhoáng, xa lệ - có nhiều người hiểu, cũng có nhiều chuyện nhiều người không thấy. Thế kỉ mới, ngành công nghiệp này còn “phức tạp” hơn khi có sự nhúng tay nhiều hơn của các nghệ sĩ âm nhạc, các rappers (Cũng y chang thế giới showbiz). Mình xin được điểm những cặp đôi quyền lực và dài hơi nhất trong nền công nghiệp cũng khá nhiều thị phi này.
1. Victoria và David Beckham:
Vợ chồng nhà Beck sẽ được xướng danh đầu tiên bởi độ thời trang từ outfit họ mặc cho tới các thành viên con cái trong gia đình. Chàng là cựu cầu thủ bóng đá huyền thoại – giờ là model và Influencer quyền lực bậc nhất. Nàng là cựu thành viên của nhóm nhạc vang danh 1 thời Spicegirls, chưa hết – nàng còn tự tạo cho mình một thương hiệu thời trang cùng tên Victoria Beckham vào năm 2008.
2. David Bowie và Iman:
Khỏi phải nói về độ ảnh hưởng của David Bowie tới nền thời trang và cảm hứng nghệ thuật thời ông còn sống và tới tận bây giờ. Iman là một siêu mẫu khá nổi tiếng trong giới thời trang người Somali và Mĩ – từng làm việc cho các nhà thiết kế hàng đầu như Gianni Versace, Calvin Klein, Yves Saint Laurent. Hai người hẹn hò vào năm 1990 và cưới vào năm 1992 – cũng là 1 trong những cặp đôi quyền lực trong giới thời trang hồi đó.
3. Kanye West và Kim Kardashian:
After party Oscars 2020 vừa rồi, Cô Kim Siêu Vòng ba với chiếc váy archive đến từ Alexander Mcqueen (Bộ mùa Xuân 2003) trao nụ hôn nồng thắm tới gã điên của chúng ta, Kanye West. Mỗi người đều sở hữu một tầm ảnh hưởng của mình lên lối sống và thời trang của nền đại chúng (Còn vì sao mình có bài viết hết rồi) – Kim thì sở hữu Skims, Kanye West thì Yeezy Clothing và Yeezy của adidas – mỗi lần xuất hiện của couple này đều thu hút mọi ánh nhìn của báo chí dự luận và người trong giới.
4. Rick Owens và Michele Lamy:
Nếu được xếp về độ đáng yêu và sự vô định hình trong tình yêu thì mình xin được nhắc tới Dark Couple Rick Owens và Michele. Trong khi Rick Owens cùng thương hiệu cùng tên đã làm thành một tượng đài trong giới thời trang, điều ông luôn công nhận và công khai khoe với báo chí hay chia sẻ đó là không thể nào thiếu được Michele Lamy. Bà như là 1 niềm cảm hứng bất tận, một muse, một người truyền sự sáng tạo và giúp đỡ Rick Owens trong cuộc đời sự nghiệp của Quý Ngài Tóc dài.
5. Gianni Versace và Antonio D’Amico:
Mối quan hệ đẹp đẽ và yêu thương kéo dài 11 năm của Gianni Versace và Antonio bắt đầu từ năm 1982 cho đến khi ông bị sát hại vào ngày 15/7/1997 tại Florida. Sinh thời – hai người luôn thể hiện dấu ấn của tình yêu qua các bản hợp tác nằm trong Versace Sport collection và Istante by Versace.
6. Vivienne WestWood và Andreas Kronthaler:
Mối lương duyên kéo dài tới tận 30 năm – một con số đáng nể trong ngành thời trang (giải trí nói chung) khi quá nhiều cám dỗ. Nghe như trong chuyện khi cô giáo bén duyên với sinh viên của mình, năm 1989 với tư cách là người giảng dạy Viviene WestWood gặp Kronthaler tại trường Nghệ Thuật Ứng Dụng Vienna. Năm 1992, họ tổ chức đám cưới và hai vợ chồng song sát đã tiếp tục thiết kế cho thương hiệu cùng tên của bà.
7. Yves Saint Laurent và Pierre Berge
“Call me by your name” – mối quan hệ khăng khít và đẹp đẽ từ tình yêu đến hoạt động kinh doanh, chúng ta sẽ nhắc tới Yves Saint Laurent và bạn đời của ông, Pierre Berge. Năm 1961 – họ đã cùng nhau mở lên 1 thương hiệu tồn tại đến bây giờ, YSL (Trước khi Hedi gõ cửa và chuyển thành 1 nhánh Saint Laurent Paris), sự chung thủy kéo dài chỉ cho đến khi Yves Saint Laurent qua đời vào năm 2008
versace 1997 在 げんじ/Genji Youtube 的最佳貼文
<目次>
0:00 オープニング
1:24 デザイナーとブランドについての概要
4:59 謎に包まれていた人物像
7:42 ジェニー・メイレンスについて
10:12 カレンダータグについて
後編の動画はこちらから!
■ 【なぜ偉大?】Maison Margielaの過去を日本一分かりやすく解説します。
https://youtu.be/wj5iJr_b-5M
■ We Margiela マルジェラと私たち(字幕版)の映画はこちらから!
https://www.amazon.co.jp/We-Margiela-%E3%83%9E%E3%83%AB%E3%82%B8%E3%82%A7%E3%83%A9%E3%81%A8%E7%A7%81%E3%81%9F%E3%81%A1-%E5%AD%97%E5%B9%95%E7%89%88-%E3%82%B8%E3%82%A7%E3%83%8B%E3%83%BC%E3%83%BB%E3%83%A1%E3%82%A4%E3%83%AC%E3%83%B3%E3%82%B9/dp/B07VQ8Z5KB
<着用アイテム>
Outer
■ LIDNM - coming soon…
最新情報はこちらから!情報解禁お楽しみに!
https://www.instagram.com/lidnm_official_/
T-shirt
■ WYM LIDNM - HEAVY WEIGHT BASIC BIG-TEE
¥2,200 WHITE Mサイズ着用
https://zozo.jp/shop/mono-mart/goods/52454290/
ーーーーーーーーーーーーー
LIDNMの公式サイトはこちらから!!
https://lidnm-store.com/?utm_source=youtube.com&utm_medium=youtube.com&utm_campaign=YouTubedefaulttop
ZOZO限定プチプラブランドWYM(ウィム)はこちらから!!
https://zozo.jp/brand/wymlidnm/
ーーーーーーーーーーーーー
《Instagram》
https://www.instagram.com/genji_official_/
《げんじのコーデはこちら!》
https://lidnm-store.com/contents/coordinate_list.php?utm_source=youtube.com&utm_medium=youtube.com&utm_campaign=YouTubegenjicode
《お世話になってる美容師さんはこちら!》
https://www.instagram.com/signal8756/?hl=ja
動画内の画像は以下を引用しました。
Maison Margielaの麗しき世界観 | Switch INTERNATIONAL
https://www.switch-int.com/blog/27103/
「サカイ」はなぜ100億円ブランドになれたのか | WWDJAPAN
https://www.wwdjapan.com/articles/4287
マルジェラ 92SS~95AW デザイナー『Martin Margiela』の歴史 | 369blog
https://369blog.work/maisonmartinmargielacollection2/
ディーゼルから約250ページに及ぶ“回顧録” - ブランドの歴史からアーカイブのデニム写真まで - ファッションプレス
https://www.fashion-press.net/news/55623
マルジェラの素顔に迫るドキュメンタリー『We Margiela マルジェラと私たち』 - i-D
https://i-d.vice.com/jp/article/9k4j3e/we-margiela-documentary-movie-on-martin-margiela
Fashion World Studies Margiela’s Looks and His Next Move - The New York Times
https://www.nytimes.com/2008/10/02/fashion/shows/02MARGIELA.html
【まとめ】HYKEのヘリテージと進化、ノースなど歴代コラボを振り返る (FASHIONSNAP.COM)
https://news.line.me/issue/oa-fashionsnap/105eda60d8db
前編:ファッション史に最も影響を与えたブランド「Maison Margiela(メゾン マルジェラ)」の誕生から1999年を遡る。 | GXOMENS Blog|大人のいい男を目指すメンズファッションマガジン
https://blog.gxomens.com/maison-martin-margiela-history/
Martin Margiela/マルタンマルジェラ 90s 白タグ カーコート | DonDonDown YOKOHAMA
https://ddd4524.buyshop.jp/items/32075211
さようなら、モード界の帝王 有名デザイナーのラガーフェルド氏が死去 - Sputnik 日本
https://jp.sputniknews.com/photo/201902205940911/
ジル サンダー - 2020/21年 秋冬コレクション|Fashion|madame FIGARO.jp(フィガロジャポン)
https://madamefigaro.jp/fashion/collection/202021aw/milan/jilsander/
Everything You Ever Wanted to Know About the Greatest Fashion Collective of All Time, the Antwerp Six | Grailed
https://www.grailed.com/drycleanonly/master-class-antwerp-six
不遇の死から20年…ヴェルサーチの創設者にまつわる8つの真実
https://www.cosmopolitan.com/jp/entertainment/celebrity/gallery/g1532/gianni-versace-facts-american-crime-story-180112-hns/
Maison Margiela |脱構築で世界に影響を与えたブランド - メンズファッションブランドサイト「gensuru.com」
http://mensfashion-brand.com/maison-margiela
世界のアート&デザイン大学18:アントワープ王立芸術アカデミー
https://vantan-vip.jp/blog/detail.php?id=6764
アントワープ王立芸術アカデミーとは?【解説】Antwerp Royal Academy | 369blog
https://369blog.work/antwerproyalacademyoffinearts/
アントワープ・シックス | VISITFLANDERS
https://www.visitflanders.com/ja/themes/belgian-fashion/belgian-fashion-history/the-antwerp-six/
アントワープの6人:the Antwerp Six 意味・用語解説 - ファッションプレス
https://www.fashion-press.net/words/1904
代官山で1館まるごと「ジャンポール・ゴルチエ」。めったに出回らないオートクチュールを目にするチャンス!
https://www.pen-online.jp/news/fashion/gaultier/1
ジャンポール・ゴルチエが語る現代ファッションの明暗 | WWDJAPAN
https://www.wwdjapan.com/articles/944143
「ジャンポール・ゴルチエ」2020年春夏オートクチュール・コレクション | WWDJAPAN
https://www.wwdjapan.com/articles/1018319
映画『We Margiela マルジェラと私たち』公式サイト
https://wemargiela.espace-sarou.com/?site=818
《マルジェラ》を支えた功労者、ジェニー・メイレンス | Them magazine
https://themmagazine.net/editors_voice/2017/6523/
マルタン・マルジェラの影の立役者 ジェニー・メイレンスとは (1/6) - T JAPAN:The New York Times Style Magazine 公式サイト
https://www.tjapan.jp/fashion/17198507
メゾンマルジェラの共同創設者、ジェニーメイレンスの訃報-WELT
https://www.welt.de/icon/mode/article166614522/Abschied-von-der-grossen-Unbekannten-der-Mode.html
Martin Margiela(マルタン マルジェラ)のアーティザナル作品
http://dollar.jp.net/blog/20161127
マルジェラのカレンダータグについてご紹介!
https://www.kind.co.jp/chayamachi/archives/13934
JENNY MEIRENS, DE VROUW ACHTER MARTIN MARGIELA - Knack-magazines op pc - Knack Weekend
https://weekend.knack.be/lifestyle/magazine/jenny-meirens-de-vrouw-achter-martin-margiela/article-normal-817947.html?cookie_check=1626421102
Jenny Meirens - 1 Granary
https://1granary.com/interviews/business-insiders/jenny-meirens/
Martin Margiela: el diseñador al que nadie ha visto desde 1997
https://elle.mx/moda/2018/06/06/martin-margiela-disenador-anonimo
歴史的デザイナー交代劇も! 2018年ファッション業界の衝撃トピック40
https://www.elle.com/jp/fashion/g25697473/2018-fashion-most-impactive-topics-181228-hns/
DRIES VAN NOTEN |エスニックでフォークロアなデザイン - メンズファッションブランドサイト「gensuru.com」
http://mensfashion-brand.com/dries-van-noten
効果音:OtoLogic
お問い合わせはこちらまで
d.ogawa1111@gmail.com
じゃあʕ•ᴥ•ʔ
#ファッション #fashion #メンズ #服 #プチプラ #UNIQLO #GU #ブランド #コーデ #お洒落
versace 1997 在 KitZ 900 Youtube 的最佳解答
=================================
#KitZ900 #PKL
=================================
Cảm ơn các bạn đã xem clip. Hãy SUBSCRIBE và COMMENT để ủng hộ mình làm clip ngày càng hay hơn nha: https://bit.ly/2Ko0PlP
★ Youtube Gaming : https://www.youtube.com/channel/UCtprwdxh-Ho-gI6FF24Knrg
=================================
★ Youtube: https://www.youtube.com/c/kitz900
★ Fanpage: https://www.facebook.com/KitZ900/
★ Facebook: https://www.facebook.com/supakit.kijsataporn
★ Instagram: http://instagr.am/kkitkai
=================================
Kinh Doanh Nhỏ Của Kit
✩ SK Coffee : https://www.facebook.com/Skcoffeetea/
✩ SK Media: https://www.facebook.com/SKMediaa/
✩ ZBike : https://www.facebook.com/ZBikeBreakYourLimit/
✩ SK Wash : https://www.facebook.com/SK-Wash-103731441223564/
✩ Hộp thư đóng góp ý kiến hoặc ý tưởng: COMMING SOON
✩ Hợp tác kinh doanh hoặc quảng cáo: [email protected]
=================================
© Bản quyền thuộc về KitZ900
© Copyright by KitZ 900 Channel ☞ Do not Reup