FASHION COLLECTION – THẾ NÀO MỚI LÀ MỘT BỘ SƯU TẬP THỜI TRANG HOÀN CHỈNH?
(Tất nhiên vẫn nằm ở phân khúc thời trang đường phố)
Cái từ “Collection” / “Bộ sưu tập” là một khái niệm mình đang thấy hơi lệch lạc trong cách sử dụng đến từ cả hai phía – Phía thương hiệu và phía khách hàng. Local brands Việt Nam phát triển mạnh, là một điều đáng mừng. Nhưng sự chuyên nghiệp hóa thương hiệu không phải là 1 điều mà mình có thể cảm nhận ở số đông mà chỉ nằm ở thiểu số. Và điều đó đến từ việc mà các local brands tung ra thứ mà chúng ta sẽ gọi là “Collection”. Còn ở về phía khách hàng – cũng trẻ người non dạ như các local brands vậy – cũng không hiểu về từ “Collection” mà không có một yêu cầu cao hơn với thương hiệu mà sử dụng từ này một cách vô tội vạ. Mức kì vọng của khách hàng trẻ về 1 fashion collection của local brands còn thấp – điều này vẫn có thể châm chước trong giai đoạn này, nhưng sẽ dẫn đến một khoảng trống lớn ở thì tương lai. Còn vì sao thì mình sẽ giải thích sau đây.
/Fashion Collection/ : Một bộ sưu tập thời trang.
Đây chính được xem như là tinh túy, là linh hồn, là khuôn mặt của các nhà thiết kế thời trang trong mỗi season/mùa ra mắt. Như các bạn đã biết thông qua các bài viết trước của mình. Thông thường sẽ có 02 mùa chính là Xuân/Hạ (Spring/Summer) và Thu/Đông (Fall/Winter) – nhưng sau này do sức ép của Fast Fashion và thói quen mua sắm vô tội vạ của người tiêu dùng (Consumerism) thì có thêm nhiều mùa phụ, các mini-drops khác. Mình sẽ thêm 02 mùa cũng chính nữa là Resort và Pre-Fall. Collection là công trình và là lựa chọn của các fashion designer để phản ánh khả năng thiết kế của họ, tầm nhìn về thời trang và các xu hướng cho nguyên một season sắp tới. Cho nên, thông qua collection mà chúng ta hãy theo dõi qua báo chí – hẳn ai học ngành thời trang cũng dễ dàng đoán được mùa sắp tới xu hướng về màu sắc, thiết kế, cut/line/tỉ lệ như thế nào. Và số lượng sản phẩm hay product line nằm ở trong con số từ 30 items cho đến 120 items, tạo ra được ít nhất từ 10-15 looks pha trộn lẫn nhau.
Trong show diễn cuối cùng của mình, “The Final Couture Show” vào mùa Xuân 2020 – Huyền thoại Jean Paul Gaultier đã trình làng cho công chúng sự mãnh liệt trong thời trang của ông dù đây là lời tạm biệt cuối cùng khi ông quyết định nghỉ ngơi sau 50 năm cống hiến. 200 looks – mình xin nhấn mạnh là 200 looks – đồng nghĩa với 200 trang phục khác nhau về cách phối đồ. Với mức trung bình là 4 items cần thiết cho 1 look (Quần, áo, outerwear và giày) thì con số là khoảng 800 items. Do con số quá lớn nên mình sẽ cho tỉ lệ trùng lặp khoảng 30% thì số items hiện diện ~ 560 items, vẫn là 1 thứ gì đó quá khủng khiếp với số lượng mình vừa nêu trên.
Vậy những bước đầu tiên để tạo nên 1 Fashion Collection là gì?
1. FOR WHAT?
Một nhà fashion designer không chỉ đơn thuần là chỉ chăm chăm vào việc thiết kế. Đây là dàn xương sống quyết định hướng đi tránh việc lệch lạc sau này. Đó là phải xác định được collection sắp tới nằm ở mùa nào. Mùa Xuân/Hè sẽ hoàn toàn khác mùa Thu/Đông. Giới tính mà collection hướng tới là gì? (Nam, Nữ, Unisex, Trẻ em..). Product Type – Loại mẫu sản phẩm, nó là haute couture, hay là casual, sportwear, streetwear hay là jeans, lingerie blah bloh các thứ. Và cuối cùng quan trọng nhất là Target Market, Target Customer (Thị trường và khách hàng mục tiêu). Việc xác định rõ ràng hướng mà mình nhắm tới cho collection vì đơn giản bạn làm đồ không phải để cho các bạn mặc mà là bán cho người khác. Và bạn không thể thành công trong việc bán cho người khác nếu bạn không xác định rõ đối tượng và hiểu họ muốn gì, mặc gì và mức chi tiêu của họ ra sao.
2. COLOUR/MÀU SẮC.
Với những nét xương sống trên thì bức tranh “Collection” của bạn cần phải có màu sắc. Bạn đừng tưởng là những bộ sưu tập kiểu Hedi Slimane SLP Trắng đen là không cần màu sắc nhé. Nồ, có bảng màu cả đấy. Bức tranh có hồn chỉ khi màu sắc được áp dụng vào – theo bất kì phương pháp ứng dụng nào đó. Tại sao phải quyết định bảng màu ứng dụng cho collection ngay tại đây vì color palette này sẽ cho thấy màu chính, cốt lõi khi người khác nhìn vào bộ sưu tập của bạn. Một bức tranh đẹp khi có bố cục màu hoàn chỉnh và cân đối. Nhiều người nghĩ rằng càng nhiều màu thì càng đẹp nhưng không, nó chỉ khiến bức tranh trở nên rối loạn hơn mà thôi. Ngay cả Rei Kawakubo, tắc kè bông từ Comme Des Garcon mà bạn nghĩ là sử dụng rất nhiều màu sắc thì bà cũng chỉ chọn 1 số lượng màu nhất định, tăng – hạ tone dựa trên nền tảng đó.
3. MOODBOARD:
Moodboard là gì.. Hmm, mình không phải dân chuyên nhưng theo những gì mà mình học hỏi từ những anh chị bạn bè học trong ngành thiết kế thời trang thì moodboard là 1 “bảng” bao gồm các references, những tấm hình đồng điệu về màu sắc đã quyết định trước đó – tập trung về chất liệu (Fabrics, material). Là thứ sẽ thể hiện trên bề mặt vải, textiles và maybe là lookbook concept sau này. Cement, Wood, Road, Descontruction…etc.
4. TECHNICAL DRAWING:
Trong bước này, dựa vào toàn bộ 3 bước phía trước thì các fashion desingers sẽ bắt đầu mường tượng và “phổ” những suy nghĩ đầu tiên của họ về collection. Có thể là những bản sketch sơ khai, sau đó phát triển dần dần thành các bản vẽ vector hoàn chỉnh, những silhouettes cụ thể. Bên cạnh đó, fashion designer cũng mường tượng được việc ứng dụng chất liệu nào lên sản phẩm nào và sao cho phù hợp với màu sắc và season quyết định.
5. PLAN:
Sau khi đã hoàn thành được bản vẽ kĩ thuật thì việc tiếp theo đó là kế hoạch sản xuất cho từng sản phẩm cụ thể. Fashion designer hoặc ekip sẽ đưa cho mỗi sản phẩm 1 code nhất định, màu sắc – bảng màu và chất liệu “bắt buộc” phải đi kèm và cái tên sản xuất. Việc này khá quan trọng vì nó sẽ quyết định deadline của toàn bộ collection. Nghĩa là có những món đồ đòi hỏi quá trình sản xuất rất lâu và có những món đồ sản xuất trong thời gian ngắn được. Để đi tới hướng cuối cùng là ngày ra collection (Deadline) thì việc plan timeline hoàn chỉnh với các thông số cụ thể sẽ giúp các fashion designer ấn định được thời gian hoàn chỉnh trong quá trình thiết kế.
6. MODEL ILLUSTRATIONS:
Bạn đã có bản vẽ kĩ thuật, bạn đã xác định rõ product line của mình. Thì giờ đây, các fashion designer phải tưởng tượng ra việc nó được mặc lên trên người như thế nào, cách phối đồ ra sao. Và khi di chuyển thì items đó sẽ trông như thế nào, posing của model. Đây là bước đầu tiên trong việc xây dựng looks và liên quan mật thiết đến concept lookbook và hình dáng của runway model sau này.
7. TECHNICAL SHEET:
Đây là bước cuối cùng, tổng hợp lại toàn bộ tất cả mọi thứ phía trên. Bảng kĩ thuật sẽ bao gồm bảng vẽ, kế hoạch sản xuất, kích thước, đối tượng người mặc, chất liệu vải vv.vv
Rồi – Sau khi đọc những bước trên các bạn đã thấy một quy trình căn bản nhất của việc tạo ra 1 collection là như thế nào chưa. Đó chỉ là “Sơ Khai” nhất từ 1 thằng không học Thời trang như mình nhé, vào trong nó sẽ phức tạp hơn rất nhiều. \
Vậy, kính thưa các “fashion designer 4.0”. Kính thưa “những kẻ vỗ ngực tự xưng là Đang làm vì thời trang, vì giới trẻ”. Các bước bên trên, các bạn làm được bao nhiêu bước rồi…?
TRỞ LẠI THỊ TRƯỜNG VIETNAM:
Đây chính là “Thiếu sót” lớn đến từ hai phía mà mình đã đề cập đầu bài và danh xưng “Collection”. Để mà xứng đáng gọi là “Collection” tại thị trường Việt Nam hiện tại đối với các thương hiệu thì chắc mình đếm trên đầu ngón tay các local brands có thể “chuyên nghiệp” vấn đề này.
Các bạn nghĩ việc bung ra một drops đồ khoảng mấy cái graphic tees, hoodie hay jacket gì đó rồi gọi nó là “Collection”. Có brands còn tung ra 1 sản phẩm chỉ là accessories và duy nhất 1 items và gọi đó là “Collection?”. Với số lượng items như vậy thì cùng lắm chúng ta sẽ chỉ có từ 2-3 looks và các bạn gọi đó là “Bộ sưu tập?”. Mình sẽ gọi đó là một Bộ sưu tập nghèo nàn. Không đụng chạm các bạn vì nó sẽ có hai hướng, nghèo nàn theo nghĩa đen vì các bạn mới khởi nghiệp chưa có tài chính vững mạnh. Và một dạng nghèo nàn khác – đó là nghèo nàn ý tưởng.
Tiếp theo là màu sắc và Moodboard. Việc không chọn màu sắc chỉnh chu và liên quan trong 1 thể thống nhất theo từng bước một đã tạo ra những sản phẩm, những “Collection” loạn sắc và không liên quan theo 1 logic có thể cảm nhận được. Bạn đừng biện minh cho việc là “Thời trang không rào cản”. Đúng, bạn có thể sáng tạo nhưng “Tự do trong Không Tự do” “Tưởng là vô định nhưng cực kì sắp xếp” là thứ mà Rei Kawakubo hay Yohji yamamoto cực kì thành công với nó.
Những chiếc áo in, những chiếc quần vô định – màu sắc lệch lạc thì người bị “hại” ở đây nhất chính là các local brands vì thị trường/người tiêu dùng không “rõ” rằng thương hiệu đang muốn làm gì, truyền tải thông điệp gì. Sự loạn sắc sau này sẽ khiến các bạn bị hụt hơi trong đường dài làm thời trang mà thôi và chắc hẳn tới đây rất nhiều người hiểu vấn đề mình đang nói.
Moodboard – Cá chắc rằng nói tới moodboard thì đa phần các local brands sẽ nghĩ tới việc moodboard chụp lookbook/clip mà không nghĩ tới việc nền tảng đầu tiên đó là xây dựng concept và lựa chọn chất liệu/material để phù hợp với “Collection” thống nhất. Nhiều khi hiệu quả nhất lại đến từ điều giản đơn nhất, đó là chất liệu và xử lí kĩ thuật bề mặt. Vì suy cho cùng, thị trường bây giờ thông minh hơn nên trải nghiệm khách hàng vẫn là thứ gì đó quý giá cho mục đích sinh tồn và khẳng định thương hiệu lâu dài.
Để gọi “Collection” là một quá trình dài và đòi hỏi công sức, tiền tài rất nhiều. Cho nên mình không oán trách hay suy xét các bạn làm fashion hiện tại ở mảng streetwear đâu. Những khó khăn các bạn đang gặp, mình hiểu. Nhưng nếu các bạn thực sự muốn theo đuổi và chuyên tâm nó, thì mọi thứ phải chuyên nghiệp dần dần lên. Có thể bây giờ bạn đang làm kiếm tiền nhưng khi ổn định tài chính rồi, bạn có muốn làm 1 “Collection” để đời hay không.
Còn “Collection” như bây giờ ư. Không!
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過9萬的網紅Phương,也在其Youtube影片中提到,Khởi đầu 2020 bằng 1 chiếc video room tour nàooo Ready to Use Box : https://coolmate.me/collection/ready-to-use-boxes Nhập mã PHUONG để được giảm nga...
target designer collection 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
GỢI CẢM HAY PHẢN CẢM, XIN HÃY TỪ TỪ.
Khi mình nói tới vấn đề này, hẳn mọi người cũng đã mường tượng về việc sẽ được nói. Sẽ chỉ xin gói gọn trong cộng đồng nhỏ bé – thời trang đường phố của mình, vì ngoài kia – target audience sẽ hoàn toàn khác.
Trong quá trình phát triển của thời trang nói chung và thời trang đường phố nói riêng tại Việt Nam, sự cởi mở hơn trong việc ăn mặc của các bạn nữ mà nói thẳng ra là “táo bạo” trong việc khoe những điểm nóng trên cơ thể (ngực, đùi, mông..). Dĩ nhiên, nó sẽ khác hoàn toàn các chị models chụp theo concept “Bikini” “Sexy” “Áo dài tẩm nước” mà cư dân mạng nổi giận – dù gì, nó vẫn mang tính thời trang theo 1 cách nào đó. Sự thâm nhập của Youtube, Facebook, IG và Tiktok vào đời sống của Gen Z – những người gần như là quyết định về mặt hình ảnh của streetwear Việt Nam trong 3,4 năm trở lại đây, đã tạo ra những outfits của chị em để câu hỏi mà nhiều người mong muốn “Thế có phải là thời trang? Thế là gợi cảm hay phản cảm”.
Ngay lập tức, các cuộc tranh luận diễn ra cực kì căng thẳng đôi bên. Về việc ăn mặc “hở hang, lộ da lộ thịt” (theo nguyên bản là thế nhé) cũng như các trends mà bạn nữ nào cũng rành như “No bra” (Không áo ngực, mình đã có bài viết), “Underwear become Outwear” (Nôm na là để hiện nội y ra ngoài) thì rõ ràng, chia làm 2 luồng ý kiến như sau:
Luồng 1 : Phản Bác
“Đi ngược với truyền thống, đi ngược với hình ảnh phụ nữ Việt Nam công dung ngôn hạnh”. Phản cảm – đâu thể gọi đó là thời trang. Sử dụng nữ quyền để lạm dụng và xây dựng hình ảnh cho bản thân. Muốn sống như Âu thì qua bên Âu mà sống, ăn mặc như vậy biểu sao người ta không hiếp dâm hay quấy rối tình dục được blah bloh…
Luồng 2: Đồng thuận.
Bây giờ đã là 2020-2021, xã hội tân tiến văn minh. Phụ nữ nên có tiếng nói hơn. Tốt khoe xấu che – tụi tui đẹp thì tụi tui có quyền khoe. Các ông cũng ngắm rỏ dãi rồi lên tiếng đạo đức giả, cao sang. Việc bị raped hay sexual harassment nằm ở kẻ thủ phạm chứ đầu nằm ở việc nạn nhân ăn mặc sao, victim blaming. Blah bloh.
Và cái sự tranh cãi này kéo dài và vô cùng thú vị với mình vì từ đó, mình có thể tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về người Việt đang nghĩ gì và muốn gì.
Xin được dừng lại chút vì nó sẽ ảnh hưởng những gì mà chúng ta sẽ cũng đào sâu. Xu hướng ăn mặc “gợi cảm” này đến từ đâu?. Chắc chắn là du nhập từ nước ngoài chứ trong truyền thống của Việt Nam – vốn dĩ là 1 nước Phương Đông nên các tiêu chuẩn về 1 cô gái vô cùng khắt khe và hơi bảo thủ. Trong gia đoạn trước, kiểu ăn mặc này du nhập với giới trẻ thông qua các biểu tượng gọi là “Nhân vật công chúng”. Có thể là hotgirl, có thể Blogger – sau này là Youtuber, hot FB/Insta, nhưng style gợi cảm mà họ ăn mặc – hầu hết là từ nước ngoài. Trong các group thời trang mà mình theo dõi, việc khoe những phần “Bạo” khởi nguồn cũng đến từ các bạn đang học tập và sinh sống tại các nước như Châu Âu, Mỹ. Được sống ở một môi trường mới với khác biệt về văn hóa khiến các bạn nữ đó tiếp thu được 1 phần và mang lại sự mới mẻ ở Việt Nam (Thông qua việc up ảnh các groups). Giới trẻ nữ tò mò, thấy cool/ngầu và xịn, lại còn nhận thấy 1 điểm quan trọng nhất – đó là “Sự hấp dẫn giới tính” mang đến “Social Fame” từ các hình ảnh gợi cảm đó. Ai cũng muốn được người khác biết đến – đúng không? Thế nên từ các nhân tố ở nước ngoài đó, các styles cũng du nhập về Gen Z Việt Nam. Ngày càng nhiều outift gợi cảm, sexy và hỗn loạn ở mức “Gợi cảm” – “Phản cảm”.
Nhưng chứng minh được 1 điều, đây là 1 dạng văn hóa du nhập. Không có nền tảng tại Việt Nam và mọi thứ đều đang ở dạng “Inspired/Copycat” mà thôi. Mà tất nhiên, do là du nhập nên nó phát triển rất nhanh. Không cần một sự nghiên cứu chuyên sâu nào, chỉ cần lên Facebook/IG của 1 Hot Female nào đó – các bạn nữ sẽ có outfit na ná vậy, và vui hơn là posing cũng từa tựa nhau nữa. Đó không chỉ là vấn đề của mỗi các bạn nữ mà cả một nền thời trang đường phố Việt Nam. Đó là sự nghèo nàn trong tiềm thức và trí tưởng tượng do sự bày sẵn của Internet.
Cãi nhau thì cũng chỉ đến thế, nên mình cũng chẳng dám phán xét gì hơn. Mà xin hãy TỪ TỪ, vì đơn giản sau bao nhiêu cuộc tranh cãi – phút chốc thoáng qua rồi mình nhận ra chẳng giúp ích gì cho cả hai bên. Từ bên ủng hộ đến bên đối lập – 1 vòng lặp luẩn quẩn.
TỪ TỪ,
Luồng “Đồng thuận”/ như các chị em đang theo đuổi phong cách gợi cảm này. Mình biết nhiều người có tiêu chí tốt, biết làm gì và phân biệt rõ ràng “Gợi cảm” chứ không phản cảm. Dù gặp nhiều comments hay ý kiến cực kì toxic, tiêu cực và truyền thống ảo nhưng chị/em vẫn kiên trì với hình ảnh mà mình mong tới cũng như các vấn đề văn hóa liên quan. Nhưng xin hãy đừng mang tới một nền văn hóa Á Đông truyền thống 1 sự ngộn, xin đừng ép người ta phải hiểu liền ngay lập tức về “Women’s right” “Women wear what women want”. Việt Nam là Việt Nam, để hiểu và người khác chấp nhận điều đó – cần một quá trình dài phổ biến và thông suốt kết hợp cùng các hình ảnh đầu tư chỉnh chu, thông điệp rõ ràng.
Nói đâu xa – ngay tại đất nước sở tại, nơi mà chị em cho rằng “Đây là 1 nước tự do, thoải mái. Nước mình cổ lỗ sĩ, phong kiến” thì việc mà ăn mặc gợi cảm đã từng là một cái gai ngứa mắt trong nền văn hóa của họ. Châu Âu thì còn khiếp khủng hơn – phụ nữ còn một thời phải ăn mặc kín đáo, che trên che dưới. Đó cũng là lí do mà haute couture thời xưa các bộ cánh của quý bà, cô gái đều rất cầu kì và kín kẽ. Đến mãi tận sau này, khi mà các phong trào nữ quyền nổi lên và đấu tranh tới hàng chục năm, trăm năm thì điều này mới được công nhận. Cũng phải kể tới các fashion designer – đặc biệt là nữ, cũng đấu tranh không kém khi đưa ra các collection ủng hộ việc tự do của phụ nữ trong thời trang.
Mất đến hàng thập kỉ và bao nhiêu thăng trầm, cái nền tảng mới chấp nhận được điều đó. Còn ở Việt Nam – đã là 1 văn hóa du nhập, không có nền tảng thì mọi người đừng kì vọng quá về việc sự chấp nhận nhanh đến từ cả xã hội và cộng đồng. Phải đấu tranh từ từ, nhẹ nhàng và uyển chuyển vì hãy lạc quan rằng – thị trường Việt Nam là thị trường trẻ, gen Z sẽ trở thành người quyết định trong khoảng 5-10 năm tới. Nếu không lệch lạc và phá giá trị truyền thống, nó sẽ được chấp thuận.
Còn nếu chúng ta cứ sồn sồn, gân cổ mà cãi thì vốn dĩ chỉ tạo thêm cái sự “Ghét” mà thôi.
Luồng “Phản bác”
Xin hãy từ từ chấp nhận cái sự “gợi cảm” mới này. Đừng quá bài trừ nó, chúng ta cũng đều trưởng thành và trong bao nhiêu năm qua – các văn hóa cứ du nhập về Việt Nam, từ hiphop/rap/tiktok/GDragon.. thâm nhập vào, gây ảnh hưởng và có những người đã mang văn hóa này truyền xa. “Hòa nhập nhưng không hòa tan”, đúng! Phải giữ gìn bản sắc – không hề sai! Nhưng cái hay của con người là trong quá trình phát triển và hoàn thiện, có khả năng gột bỏ cái cũ và đắp thêm cái mới.
Mình tin rằng – hầu hết văn hóa ngoại bang du nhập về đều tạo sự tò mò, sự hấp dẫn nhưng nó không có cốt lõi tại thị trường Việt Nam. Nó có bề nổi hào nhoáng nhưng không chạm được trái tim của đa số người Việt, muốn có thì phải thay đổi theo cách riêng của người Việt. Chẳng thế mà, dù có sexy-gợi cảm ra sao nhưng các dịp truyền thống, chị em cũng mặc áo dài, xúng xính đó hay thây. Hay dù trong thời đại mà ai ai cũng theo đuổi hình ảnh sexy thì vẫn có những người phụ nữ Việt Nam tiếp tục thành công trong hình ảnh “Phụ nữ Việt Nam truyền thống hiện đại, gợi cảm” như Tăng Thanh Hà hay Helly Tống?
Cho nên – giữa “Gợi cảm” và “Phản Cảm”, xin hãy Từ Từ – vị tha và hiểu nhau hơn. Rồi cái gì sai, cái gì đúng sẽ được đào thải và chắt lọc lại.
(Hình ảnh mình lấy từ các group như VSSG, VOS cho mục đích tham khảo chứ không hề công kích nhé)
Lì xì cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
target designer collection 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳貼文
LAYERING – ĐƠN GIẢN MÀ LẠI KHÔNG ĐƠN GIẢN.
Layer, hay chúng ta hay gọi là mặc nhiều lớp một cách thân thuộc tại thị trường Việt Nam. Cũng chẳng lạ lẫm gì – layer căn bản nhất mà chúng ta thường mặc là một tanktop form dài trong cùng, ngoài là 1 quả tee hoặc là hoodie và chốt ngoài cùng là jacket, flannel. Tiêu biểu cho hình ảnh này là Kanye West hay nhiều bạn trẻ thích hơn là Jerry Lorenzo (F.O.G) – nhưng nó đã là của những năm 2016-2017. Ngay cả chính những người mà mình vừa nhắc bên trên, đã chuyển sang một dạng đơn giản hơn rất nhiều.
Vậy, layering có thực chất chỉ là mặc một đống đồ lên người, cho người ta biết mình là Fashionista – là người chơi thời trang hay không?
Như tiêu đề, đơn giản mà lại không đơn giản. Câu chuyện không nằm ở việc chỉ là mặc nhiều đồ lên người là xong. Mình sẽ nói vấn đề này theo cảm quan của mình chứ thật ra về layer hay may mặc mình chẳng biết gì cả - chúng ta sẽ nói ở phương diện nhỏ nhoi là người “thưởng thức” thời trang bên ngoài. Nào, hãy xét “The iconic layer với streetwear”. Kanye Layer.
Đầu tiên, mình sẽ suy nghĩ về “Độ cầu toàn của tính năng trang phục”. Nghĩa là sao? Tùy thuộc vào thời tiết mà mình sẽ xây dựng một mindset trong đầu như thế này “Hmm, trời lạnh như thế này thì nên mặc ấm. Nhưng mình cũng muốn thời trang cơ. Chà, mặc Hoodie không thôi thì cơ bản quá nhỉ. Có nên để lộ phần tee ra ngoài? Mà tee lộ với phần bó của phần bo hoodie sẽ làm đuôi áo trở nên dúm dó không đẹp. Vậy có nên mặc oversize Hoodie hay chọn crop hoodie. Cơ mà, mình cũng muốn mặc thêm 1 cái jacket nữa. Mặc jacket trơn thì không che được phần đầu..Hmmm, hay mặc hoodie trong để lấy cái hoode che đầu + jacket cho chất chơi người dơi người sắt nhỉ.” Dòng suy nghĩ này sẽ chảy mãi trong đầu và đó là một trong nhiều lí do mà người ta chọn layering một cách căn bản nhất.
( Thêm 1 ý nữa là dựa vào những suy nghĩ của khách hàng kiểu chúng mình như này mà các thương hiệu đã khôn khéo trong việc sắp xếp graphics để ép người tiêu dùng mua đồ của họ. Để lấy ví dụ, nếu họ làm 1 hoodie – trong việc vẽ ra target customer/khách hàng mục tiêu và cách phối đồ, brands xây dựng rằng khách hàng sẽ mặc kiểu 2,3 lớp. Chiếc hoodie đó tuyệt nhiên không có graphics hay bất cứ hình in nào ở phía sau – tất cả sẽ tập trung ở mặt trước hoặc ở viền mũ. Và mình chắc chắn rằng – trong collection sẽ có 1 quả longsleeves/tay dài hoặc jacket có graphics phía sau để “thuyết phục” customer mua 2 sản phẩm. Bingo!)
Nhưng – các nhà fashion designer và những người yêu thích thời trang không “cam chịu” về 1 layering đơn giản như thế. Khi đụng tới layer/lớp thì nó đã chuyển qua về một cuộc chơi về “Chất liệu” “Thiết kế” và “Màu sắc”. Nghĩa là sao? Nghĩa là không phải cứ đắp 1 đống đồ lên là đẹp. Cái hay là cùng mặc lên 1 người với 3-4 lớp mà khi nhìn vào trang phục, người ta vẫn thấy đầy đủ highlight hay key design của từng sản phẩm đó – từ trong ra ngoài – layer này ra layer nọ. Thế mới thể hiện khả năng sáng tạo và chất xám của designer cũng như người mặc đồ.
Thể hiện điều này ra sao? Là từ đường cắt, đường bo phải tinh tế và “lộ phần mà nhà thiết kế muốn lộ” hay cũng quay lại vào cuộc chơi “Nếu mày muốn mặc layer đẹp như lookbook – mày phải mua cả set của tụi tao. Ok không bờ rô?”. Còn người mặc, họ có thể DIY hay có cách tự thể hiện của họ.
Chất liệu và Màu sắc cũng đóng một vai trò quan trọng trong “Layering” vì nếu mặc nhiều lớp sẽ không dễ dàng gì để làm graphic hay chi tiết cho những sản phẩm mặc bên trong. Nếu không nó sẽ dễ dàng bị che phủ bởi lớp ngoài cùng. Những nhà tạo mẫu lớn hay nổi tiếng về layer như Yohji Yamamoto, Rei.. thường chọn 1 màu chính, 2 màu phụ hoặc maximum là tổng 5 màu cho 1 look layer của họ. Nhưng giữa các màu có sự liên kết với nhau và chuyển màu từ trong ra ngoài, so le hay theo 1 tỉ lệ nhất định.
Dẫu trông có hỗn loạn, nhưng các vị này rất giỏi về việc “Bất quy tắc trong quy tắc” khiến người xem cảm thấy hỗn độn nhưng khi mặc vào lại thấy được sự chỉn chu. Chất liệu thì phụ thuộc vào sơ đồ layer của người mặc hay designer như thế nào vì sự có sự luân chuyển mềm mại và thô cứng giữa các layer với nhau. Thông thường, họ sẽ chọn 1 sản phẩm quan trọng nhất – là Key Item, những sản phẩm khác là để tôn giá trị của Key Item lên. Nhưng nếu mặc không Key Item thôi, thì giá trị của nó sẽ giảm đi bớt ½, 1/3 về mức thẩm mĩ. Đó là cái hay của layering. Độ rũ, độ xoắn, nếp gấp, cắt, bo.. vân vân và vân vân. Có tĩnh, có động.
(Tĩnh là sao? Động là sao? – Là mức độ giao động của sản phẩm đó khi bạn di chuyển, đi bộ hay chạy thì những chất liệu cứng, thô sẽ thường đứng form (Tĩnh) trong khi các chất liệu mềm hơn như lụa, voan với cách xử lí kĩ thuật là động. Động sẽ được kiểm soát bởi Tĩnh bên ngoài và ngược lại).
Ngay cả Kanye West layer cũng có sự chuyển về màu hay chất liệu. Vậy mới thấy, để có được 1 layering đẹp thì cần một cái đầu có mindset thời trang cũng đẹp và thông minh. Người ta nhìn vào có thể thấy được gu của người thiết kế hay người mặc chứ không chỉ đắp đồ lên lộn xộn, chắp vá là thành Fashionista được đao.
target designer collection 在 Phương Youtube 的最佳貼文
Khởi đầu 2020 bằng 1 chiếc video room tour nàooo
Ready to Use Box : https://coolmate.me/collection/ready-to-use-boxes
Nhập mã PHUONG để được giảm ngay 50k với hoá đơn trên 350k
---
Instagram: @luftmanp
Facebook: Nguyễn Thành Phương
Email for work: phuongntp1810@gmail.com
---
MUSIC//
a great day - marlboro.
Mighty Fine - Blank inst. (Prod. Duny)
탐쓴 - Fuck Monday inst.