Bộ ảnh Trung Thu được Hảo cùng "anh thỏ trắng" Jun Phạm thực hiện cách đây 2 năm; lấy cảm hứng từ câu chuyện Hằng Nga – Hậu Nghệ được tương truyền từ thời xa xưa ❤️❤️
Một mùa Trung thu nữa lại đến 🏮🏮🏮
Dù là Tết Đoàn viên nhưng năm nay có phần trầm lắng, lặng lẽ hơn mọi năm nhưng Hảo tin những khó khăn rồi sẽ qua đi. Mong rằng chúng ta sẽ sớm được gặp lại nhau và mọi thứ sẽ thật vẹn tròn 🥰🥰🥰🥰
Chúc cả nhà sẽ có một đêm phá cỗ nhẹ nhàng, ấm cúng bên người thân 💙💙
MID AUTUMN story NO.1 PROUDLY ASIAN PROJECT x Jun Phạm x TUHAO
Creative Director: HUA MAN x CALL ME BLUE
Photo: CHIRON DUONG
Stylist: CALL ME BLUE
Makeup: DANG TRI VIEN
Costume: THUY DESIGN HOUSE - MOIDIEN - BAOBAO HOUSE - LENGOCLAM - CHEEN - TRANNINHHUNG
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過30萬的網紅Khói,也在其Youtube影片中提到,Hai Đám Mây - Khói Download/Stream: https://Khoi.lnk.to/HDM Performed by Khói Written by Khói Produced by Machiot Record/mix/mastered by Khói Produc...
「moidien」的推薦目錄:
- 關於moidien 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於moidien 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
- 關於moidien 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
- 關於moidien 在 Khói Youtube 的最佳貼文
- 關於moidien 在 Ye's Coming Youtube 的最佳貼文
- 關於moidien 在 Môi Điên - Home | Facebook 的評價
- 關於moidien 在 Collection 9 – MoiDien | Fashion, Collection, Dresses 的評價
- 關於moidien 在 新発売の Moidien プリーツ パンツ 的評價
moidien 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
CHỖ ĐỨNG NÀO CHO THƯƠNG HIỆU MỚI?
[Câu hỏi của bạn Nguyễn Thanh Ngân]
Cạnh tranh – Cạnh Tranh và Cạnh Tranh, giống như nhiều ngành khác hiện tại, thời trang cũng vậy. Đã từng là một Đại dương xanh/Blue Ocean – streetwear nói riêng và fashion for new gen nói chung trở thành mục tiêu của nhiều người. Trong đó có cả “Làm vì thời trang” hoặc “Kinh doanh dựa trên thời trang” – mỗi người đều có mục tiêu, chúng ta không đánh giá được, Nhưng thị trường luôn cần sự đổi mới, refresh theo từng giai đoạn và nó đóng một vai trò quan trọng trong tập tính khách hàng. Đó là lí do mà chúng ta luôn nhắc về các Thế hệ. Generation – bạn có nhớ đọc bao nhiều bài viết, bao nhiêu nghiên cứu về sự khác biệt giữa X,Y,Z và chuẩn bị tới là Alpha. Và cũng nói thêm, Blue Ocean đã thành Red Ocean với sự khó thở và dễ dàng bóp chết bất kì một kẻ mới nào vào thị trường này nếu không cứng.
Bạn nghĩ điều gì sẽ quyết định sự sống còn của một thương hiệu thời trang?
Fashion Designer? Chất liệu? Giá bán?.. Đúng, nhưng điều này có nghĩa lí gì khi mà không có khách hàng nào mua những sản phẩm thời trang trên. Như bạn Ngân nói, lượng khách hàng ổn định và lâu dài sẽ là thứ cốt lõi quyết định sự sống còn của thương hiệu thời trang hay bất kì một ngành nghề nào khác. Nhưng, con người – chúng ta đều biết – là một giống loài đầy lòng trắc ẩn và tùy biến theo thời gian. Điều này giúp chúng ta tồn tại, phát triển và tiến hóa theo thời gian – để trở thành kẻ đứng đầu chuỗi sinh vật tại Trái Đất. Nói trắng ra là “Chúng ta là kẻ đứng núi này nhưng thích trông núi cao hơn”.
Con người dễ dàng bị thu hút bởi những thứ mới và tiện ích hơn cho cuộc sống hàng ngày của họ, giúp họ khẳng định được bản thân. Và khi đạt được điều đó thì những thứ xưa cũ sẵn sàng bị quên lãng và gạt bỏ không thương tiếc. Đó là Quy luật.
Để lấy ví dụ cho các bạn dễ hiểu như này. Cách đây khoảng 15 – 16 năm, các bạn biết ai là ông vương của ngành điện thoại di động không. Đó là Nokia, công ty công nghệ Phần Lan nắm trùm toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Được thành lập năm 1855 nên lượng khách hàng ổn định và trung thành của Nokia rất lớn. Nhưng đó chỉ là quá khứ cho đến khi Apple – Quả táo cắn dở đến từ Mĩ được thành lập năm 1977 (rất lâu so với Nokia) tung ra điện thoại Iphone 2G vào năm 2007 và thực hiện một cuộc cách mạng lật đổ quy mô nhất trong ngành điện thoại. Ngay cả những khách hàng trung thành của Nokia nhất cũng mua iPhone – Nokia nhanh chóng rớt vị trí của mình một cách thê thảm và Apple chễm chệ thành thương hiệu đứng đầu với tổng tài sản nghìn tỉ đô.
VẬY – Thương hiệu lâu đời với lượng khách hàng ổn định và lâu đời? Đối với mình, đây là một khái niệm mang tính tương đối và không ổn định. Dựa vào trên ví dụ của Apple – Nokia, chúng ta có thể thấy khách hàng chỉ trung thành khi mà họ không có 1 phương án tối ưu hơn, mang lại cho họ những thứ mới mẻ/trải nghiệm và tiện dụng hơn. Đến lúc đó, thị trường không ngại ngùng đào thải những thứ cũ. Ai mà biết được sau này sẽ có một thương hiệu nào đó lật đổ Apple như cái cách mà Apple lật Nokia vậy?
FASHION – MỘT NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÀO THẢI.
Thời trang, còn đào thải ác liệt hơn nữa. Không giống như cái điện thoại có thể sử dụng ít nhất là 1 năm – quần áo có thể thay đổi theo từng ngày. Mà khách hàng cũng trưởng thành theo thời gian – cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Con nít lớn thành thiếu niên, thiếu niên thành thanh niên, thanh niên thành người trưởng thành. Cả về cơ thể vật lý lẫn mindset của khách hàng cũng biến đổi theo thời gian. Các fashion brands thế hệ đầu mặc dù có lượng khách hàng ổn định nhưng rồi xác thịt cũng theo về cát bụi, những người già chẳng có nhu cầu quá lớn về thời trang. Khách hàng trẻ/khách hàng tiềm năng mới quyết định sự sống còn. Và đó là cánh cửa dành cho các thương hiệu mới.
Hẳn là các fashion brands luôn biết rõ điều đó. Điều này trong các bản nghiên cứu thị trường của các tập đoàn lớn đều chỉ rõ về “Customer movement”/ Sự dịch chuyển của thị trường từ Gen Y đến Gen Z tạo ra một biến đổi cực kì lớn. Cho nên – thay đổi hay là chết?
Các bạn nghĩ lí do gì mà tại sao Yves Saint Laurent lại mời Hedi Slimane về làm giám đốc sáng tạo? Lại còn chấp nhận xóa chữ Yves lâu đời để tạo ra Saint Laurent Paris chứ. Có thể Hedi Slimane giỏi, tài năng nhưng cái cốt chính là cách tiếp cận của Hedi với thanh thiếu niên mới là thứ quan trọng. Cũng tương tự như Céline – CELINE bây giờ. Họ nhận ra những nguyên liệu cũ, những thiết kế cũ đã không còn đúng tiêu chí và hợp thời cho thị trường mới, và chẳng ai muốn giống bài học của NOKIA mà đâu.
Một trong những ví dụ khác về sự thành công trong việc thay máu và tiếp cận thị trường trẻ đó là Balenciaga. Nhiều người không biết chứ Balenciaga hồi xưa cổ lắm, già lắm – vì theo Haute Couture mà. Nhưng thú thực rằng, chẳng ai biết tới Balenciaga nhiều cho tới khi Demna Gvasalia tới và thực hiện cuộc cách mạng “Thời trang đường phố cao cấp”. Louis Vuitton cũng đánh hơi được điều này, chẳng thế mà lại cả gan mời một kẻ tay ngang nhưng là người tạo ra xu hướng của cộng đồng trẻ - Virgil Abloh cho nhánh menswear. Vì sao? Vì thị trường mong muốn điều đó.
Fendi – trong sự hấp hối khi dịch bệnh diễn ra và không thể nào cạnh tranh được ngay chính với những người “anh em” trong hệ sinh thái LVMH như là DIOR hay LOUIS VUITTON. Báo cáo doanh thu, những con số biết nói đã chứng minh một Fendi đang bị đào thải mạnh mẽ như thế nào. Vì thế mà LVMH đã bổ nhiệm Kim Jones, một người với tư tưởng thời trang thế hệ mới, làm đồng creative director cho Fendi nhắm cứu cánh cho thương hiệu này. Và bạn thấy không – FENDI lại tập trung logomania trong season gần đây nhất rồi đấy. Dù mình chẳng đánh giá cao, nhưng nó là một trong những cách tiếp cận khách hàng trẻ.
Vậy, những điều trên chứng tỏ điều gì?
Đó là sự thay đổi thị trường rất lớn và thay đổi cả một nền công nghiệp thời trang.
VIỆT NAM THÌ SAO?
Nhiều bạn sẽ thắc mắc là “Những thương hiệu trên vốn là thương hiệu đã thành lập lâu đời chứ đâu phải là thương hiệu MỚI thành lập ra đâu?”. Dĩ nhiên, mình đang nói tới sự thay đổi của thị trường. Linh hồn của một fashion brands đó chính là Tuyên ngôn thời trang, là DNA của thương hiệu đó. Điểm làm khác biệt thương hiệu này là thương hiệu khác chính là Trái tim của thương hiệu – Fashion Designer đồng thời là Founder. Những thiết kế, cách xử lí chất liệu và một business mindset để tiếp cận thị trường từ những người trẻ đã chứng minh được về một cuộc thay đổi và cách mạng trong streetwear Việt Nam không còn xa.
Chứng minh ư?
Các bạn có nhớ tới Tum Machines không? Một trong những local brands đầu tiên tại Việt Nam, làm mưa làm gió một thời nhưng có vẻ Tum Machines bị dậm chân tại chỗ và mất đi vị thế đó. Đến thời điểm hiện tại, Tum Machines vẫn còn hoạt động nhưng không còn quá nhiều người nhắc lại về brand này. Quá nhiều local brands sẵn sàng nuốt chửng cỗ máy Tum tại thời điểm hiện tại.
Nếu để so sánh với 5TW, DVRK, Degrey, Dirty Coins… chúng ta sẽ nghĩ rằng thị trường này sẽ khép cửa với những thương hiệu mới mẻ vì tiềm lực tài chính và khả năng thâu tóm truyền thông. Nhưng không – tại sao một T-REDX mới 2 năm tuổi, MoiDien 5 năm tuổi lại có thể thu hút một lượng không hề nhỏ khách hàng trẻ tại Việt Nam? Tại sao? Họ vẫn có chỗ đứng tốt và tiềm năng phát triển là đáng gờm với những top brands trên.
Câu trả lời là : Khách hàng thay đổi và trưởng thành dần theo thời gian.
Như mình đã nói ở phía trên, cấp II – cấp III – Đại học và đi làm sẽ làm con người trưởng thành và thay đổi gu thời trang. Họ yêu cầu nhiều hơn – thông qua các bài viết của mình, các bạn cũng có thể thấy chính các bạn giờ cũng yêu cầu nhiều hơn từ các fashion brands tại Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là in hình lên cái áo mà còn là chất liệu, độ bền, đường kim mũi chỉ. Kiến thức của giới trẻ đang tăng dần đều dù vẫn còn rất nhiều sự lệch lạc trong đó.
Bạn nghĩ rằng Lứa này trưởng thành thì lứa trẻ khác sẽ diễn tiếp theo đúng không? Đúng vậy, thị trường thời trang luôn refresh/ đổi mới. Tre già thì măng mọc. Nhưng chính chúng ta là những người đang ảnh hưởng và tụi nhỏ bây giờ thực sự giỏi và “Tiếp thu” vô cùng nhanh. Chỉ là “vẽ đúng đường” cho hươu chạy mà thôi. Mình đã từng chứng kiến một đứa nhóc cấp 2 còn mặc đồ Dirty Coins, 5TW và lên cấp 3 nó ăn mặc hoàn toàn khác. Không graphics và chú tâm hơn về chất liệu, thiết kế. Nó sẵn sàng không mua đồ nhiều mà chỉ mua đồ thật chất lượng. Đấy chính là sự thay đổi của thị trường.
Suy cho cùng, cũng khó để phân tích đúng đắn về vấn đề này. Mỗi fashion brands có một phân khúc khách hàng và một đối tượng để họ nhắm tới. Nhưng với sự thay đổi không rõ ràng và to đùng nhưng là có – là cháy âm ỉ từng ngày thì việc một cuộc cách mạng lật đổ là hoàn toàn có thể nhìn thấy được ở thì tương lai.
Và mình ngồi ở đây, châm điếu thuốc và sẽ chứng kiến “Fashion Revolution” đó khi mà những brands streetwear sau này sẽ tiến hành soái ngôi top brands bây giờ và mình đủ dữ liệu để tin điều đó sẽ có.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
moidien 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
CHẤT LƯỢNG HAY HÌNH ẢNH – NIỀM TIN HƠI HƠI MẤT, GIỌT NƯỚC MẮT CUỐN KÍ ỨC ANH CHÌM SÂU
[Câu hỏi của bạn Hoàng Nguyễn] – Và đây là 1 bài rất dài nhưng mình tin sẽ cung cấp được cho các bạn một góc nhìn về những gì đang thiếu sót trong nền công nghiệp thời trang đường phố tại Việt Nam.
Đầu tiên, đây là một câu hỏi hay đầy tâm tư của bạn và khá dài nên cho mình xin phép capture full câu hỏi của Hoàng Nguyễn lên đây nhé. Và dĩ nhiên rồi – mình cảm thấy tâm huyết và sự chân thành đến từ bạn nên mình sẽ xin trả lời câu hỏi này một cách cụ thể để làm cầu nối giữa các bạn và các founder của các local brands.
Câu hỏi của bạn sẽ chia làm các phần sau để mọi người dễ theo dõi cũng như để mình “mổ xẻ” từng vấn đề.
1. Bạn Hoàng Nguyễn là một người yêu thích thời trang đường phố NHƯNG hướng mà bạn ý yêu thích là những brands có xu hướng thích hợp cho các hoạt động urban outdoor nhiều như Carhartt, Daily Paper, Arte.. Bạn nói Workwear thì mình không đồng ý cho lắm vì ngoài Carhartt thì những brands kiểu vibe đường phố hơn. Nhưng chung quy lại là những brands bạn liệt kê (Thì mình đã sử dụng Carhartt và Daily Paper rồi, còn mấy brands kia mình chưa sử dụng dù có biết) sử dụng điểm nhấn là chất lượng dày, bền bỉ.
2. Quan điểm thời trang của bạn là chất lượng vải, hình in và kĩ thuật gia công.
3. Bạn có mua những sản phẩm mà mình đã từng viết bài như T-REDX, Deadend, Moidien.. Đây là một hành động đáng quý và ủng hộ thời trang nước nhà. Nhưng khi quá trình sử dụng thì những chiếc áo Tee (Mình xin nhấn mạnh là Tee nhé) thì các sản phẩm không thỏa mãn được bạn.
4. Bạn cảm thấy niềm tin của bạn hơi mất và có xí xi thất vọng về những sản phẩm local brands thì chất lượng vải khá tệ (nguyên văn) mặc dù Việt Nam là đất nước dệt may.
5. Vấn đề là do Quality Control (QC) – khâu kiểm soát chất lượng hay các hãng đang tập trung màu mè hóa nhãn hàng cũng như hình thức để lấy lợi nhuận.
Ok – mình xin được giải thích từng phần theo quan điểm của mình như sau:
Đầu tiên, hãy nói các thương hiệu nước ngoài mà bạn Hoàng đã liệt kê ra. Các thương hiệu đó hầu hết là những thương hiệu không phải là mới. Đơn cử là Carhartt – (Thành lập năm 1889, 132 năm), Daily Paper – (Thành lập năm 2008, 13 năm), Arte Atnwerp (Thành lập năm 2009, 12 năm) và trẻ nhất có lẽ là Olaf Hussein (Thành lập năm 2014, 7 năm). Để so sánh thì các brands Việt mà bạn có nhắc trong câu hỏi thì T-REDX và Deadend là rơi vào khoảng năm 2019 (Đồng 2 tuổi) và Môi Điên (2016 – 5 năm tuổi), rất trẻ/ trẻ hơn rất nhiều so với những thương hiệu ngoại kia.
Trong khi anh Tomtrandt (Founder của Moidien) sau hơn 5 năm ngụp lặn đã ổn định hơn và vào guồng trong quy trình sản xuất thì cả T-REDX và DEADEND vẫn chưa thể ổn định được từ nguồn nguyên liệu, xưởng may. Một điều đó là do các brands này mới thành lập cần một quá trình để ổn định, thử nghiệm và test toàn bộ những gì mà ngành sản xuất Việt Nam dành cho các thương hiệu nhỏ và trẻ có thể làm được. Còn các brand ngoại kia – họ đã có quy trình, họ đã có một nền tảng vững chắc dựa trên nền công nghiệp may mắn chuyên nghiệp, tự động hóa với các công nghệ xử lí theo bề dày của thương hiệu. Chưa kể, khối EU còn có các điều kiện kinh tế thông thương giữa các nước khi trao đổi vật liệu, kĩ thuật với nhau. Bạn nên nhớ các nước trên là các nước đã phát triển, còn nước ta là đang phát triển mà thôi.
Cho nên – bạn so sánh như vậy là hơi “ác cảm” với các thương hiệu Việt. Chúng ta cần thêm thời gian.
TIẾP THEO ĐÓ LÀ PHẦN GIÁ CẢ.
Để phù hợp với thị trường Việt Nam, đa phần các local brands Việt bắt buộc – mình nhấn mạnh là BẮT BUỘC – phải bán các sản phẩm với giá cả hợp lí với túi tiền thị trường trẻ Việt. Sản phẩm bạn mua là Tee đúng không? Giá của một chiếc Tee local brands Việt giá bán là bao nhiêu? Trung bình rơi vào khoảng 450.000 đ đến 550.000 đ ( ~$25 maximum). Nhưng hầu hết là Graphic Tee, nghĩa là Tee có hình in. Blank Tee (Tee trơn) và Graphic Tee (Tee in) có giá hoàn toàn khác nhau khi Graphic Tee còn có thêm chi phí in (Mực in, in kĩ thuật gì – kéo lụa, nhiệt hay DTG/KTS) và đặc biệt là chi phí thiết kế ( Chứ 2021 mà còn khơi khơi lấy trên Pinterest mà in là người ta chửi cho chết).
Cùng đảo qua những brands ngoại mà bạn Hoàng đã liệt kê:
Carhartt – Theo website thì giá Tee bình thường với một logo nhỏ dao động vào tầm $20 đến $25 (Nhưng chỉ là logo nhỏ nhé). Giá Graphic Tee là ~$30.
Daily paper – Theo Website thì giá Tee của họ đều rơi vào khoảng giá là 69.95 euro ~ 1.950.000 vnđ.
Arte Antwerp – Theo website thì giá tee của họ vào khoảng 60 Euro ~ 1.672.000 vnđ.
Olaf – Theo Website thì giá tee của họ vào khoảng 60 Euro ~ 1.672.000 vnđ.
Vậy thì ngoài Carhartt với những đồ siêu đơn giản dành cho những người công nhân với mức giá gần như là đồng ngang với các local brands thì các thương hiệu còn lại giá tee của họ gần như là gấp 3 – 4.5 lần local brands Việt Nam. Và theo hình mà mình up lên thì graphics mà các brands ngoại đưa lên rất đơn giản, cực kì đơn giản – chỉ là logo, text. Còn Việt Nam với mức giá đó (Được đánh giá là mặt bằng chung và hơi cao) thì graphic rất là oằn tà là vằn thì mới hấp dẫn người trẻ mua được. Fair enough?
Để lí giải cho Carhartt thì thương hiệu này đã quá lớn, quy trình sản xuất rộng rãi và số lượng một lần là 1.000, 2.000 cái? Không chắc phải lên con số hàng chục ngàn cho 1 năm. Bạn cũng hiểu rõ rằng ngành sản xuất là càng làm nhiều thì chi phí càng giảm. Chi phí giảm thì giá bán theo đó sẽ giảm theo. Đó là Carhartt với gần 200 năm tuổi đời.
Còn những thương hiệu còn lại – chỉ với graphics vậy đã cost các bạn 1tr7 trung bình. Với số tiền đó để mua 1 chiếc tee local brands, các bạn có mua không hay giãy nảy lên. Với 1tr7 giá bán cho 1 chiếc Tee thì mình make sure với các bạn quy trình sản xuất là chất liệu mà tụi kia làm hầu hết là theo quy chuẩn công nghiệp và chi phí dành cho QC – kiểm tra chất lượng là rất sát sao.
Chúng ta cũng không thể viện cớ đó mà “nuông chiều” các local brands Việt Nam được. Nhưng chúng ta là những người thông minh và có cái nhìn tổng quát. Với giá bán 450.000 ~ 500.000 đ chứng tỏ chi phí sẽ thấp hơn con số đó (Nhiều hay ít tùy độ tính toán của các brands) – mà chi phí sản xuất dao động ~100.000 đến 200.000đ cho 1 chiếc tee (xông xênh là thế) mà các bạn so sánh với một chiếc tee ngoại lai giá bán 1.700.000 đồng. Công bằng ở mô?
Các bạn muốn chất lượng cao, chất lượng tốt từ thương hiệu Việt mà các bạn không chịu mở hầu bao như cái cách mà các bạn bỏ tiền cho thương hiệu ngoại thì muôn đời câu hỏi này sẽ tiếp diễn. Chúng ta nên học cách “Chi tiền thông minh” và câu nói kinh điển “Tiền nào của đấy”. Câu “Tiền nào của đấy” không phải mang nghĩa tiêu cực mà là Với số tiền bạn bỏ ra như vậy thì chỉ có những options về chất liệu vải, gia công mà các brands có thể cung cấp được cho các bạn thôi.
Chứ mà bỏ 450.000 đ mà có vải dầy, mịn, bền, xịn, tuyệt đối như các thương hiệu ngoại (Mà nhiều khi tụi ngoại chưa chắc đã bằng nhá) thì mình hỏi ngược lại
“NẾU CÓ 1 BRAND BÁN 1 CÁI TEE CHẤT LƯỢNG NHƯ STONE ISLAND VỚI GIÁ 1 TRIỆU 5 CHỈ IN LOGO BRAND LÊN THÔI THÌ CÁC BẠN CÓ MUA KHÔNG?”
Dĩ nhiên câu trả lời sẽ là “Ỡm ờ..”
GIÁ CẢ SẼ LIÊN QUAN TỚI ĐỘI NGŨ/EKIP SẢN XUẤT
Với số tiền mà các bạn chi ra hiện tại cho các local brands thì đa phần là các founders sẽ kiêm luôn việc quản lí chất lượng, thiết kế, kiểm soát nguồn cung nguồn hàng, nguồn vải blah bloh. Nó lại quay trở lại về tuổi đời của thương hiệu. Thương hiệu non trẻ không thể nào so sánh được với thương hiệu già gân được – kiếm được ekip hay đội ngũ sản xuất, marketing hợp ý nó khó lắm các bạn à. Mà đâu phải các founders cạp đất mà xin đội ngũ đó mà làm đâu, cũng phải chi tiền thuê họ. Mà thuê thì – Chi phí tăng lên, cao hơn. Lúc đó – sản phẩm sẽ được kiểm soát tốt hơn/đồng nghĩa, giá tiền sẽ tăng lên. Và bạn, có đồng ý chi thêm tiền không?
Đây là 1 cái vòng rõ ràng luẩn quẩn. Chúng ta đòi hỏi thứ tốt, chúng ta ủng hộ. Nhưng chúng ta không bỏ thêm tiền thì giá trị của sản phẩm nó cũng chỉ dừng ở mức đó mà thôi. Buồn lắm.
[Nhưng mình sẽ góp ý với các founders của những brands bạn đã mua nhé vì mình đã làm việc với họ. Họ là những người không để sản phẩm làm mất thương hiệu mà họ xây dựng đâu]
PHẦN CUỐI CÙNG – VÀ CŨNG LÀ PHẦN QUAN TRỌNG NHẤT
Việt Nam là đất nước dệt may. Đúng, nhưng nó là vừa ở thì quá khứ và thì tương lai. Quá khứ là trước khi Trung Quốc mở cửa và phát triển ngành dệt may của họ, Việt Nam vẫn chỉ là nước dựa trên nền dệt may thủ công và mang nặng phần nông nghiệp nhiều hơn. Cho đến giai đoạn này khi mà các cuộc chiến tranh lạnh và cạnh tranh kinh tế khiến các tập đoàn thời trang lớn mới đổ dồn vào Việt Nam cho việc gia công. Đặc biệt là năm 2020 khi Việt Nam là một đất nước ổn định trong diễn biến dịch thì chúng ta mới có thêm nhiều tiềm năng về dây chuyền sản xuất cũng như các kĩ thuật gia công tiên tiến. Các bạn có biết (Là do mình nghe một anh CEO về sản xuất sợi bông, vải sợi chia sẻ) là khi Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp dệt may của họ - người đứng sản xuất hầu hết là những người đã tốt nghiệp đại học hay cả thạc sĩ không. Tay nghề và nền tảng họ vững nên mới phát triển mạnh như vậy. Việt Nam sẽ như thế, nhưng là ở thì “Tương Lai”.
Các quy trình gia công tân tiến và triệu đô đầu tư không phải ai cũng “Rớ” vào được. Đặc biệt là đối với các local brands trẻ và nhỏ. Họ chưa đủ lực, chưa đủ tầm và chưa đủ mối quan hệ để tiếp xúc với những nguồn cung cấp đó. Bạn thử hỏi xem là bao nhiêu local brands có thể chủ động về nguồn vải, về dây chuyền sản xuất và quy trình sản xuất được giám định sát sao? Mình xin gọi là “Hệ sinh thái dây chuyền sản xuất”. Tất nhiên con số này là vô cùng ít.
Chẳng thiếu việc mà các founders hay người sản xuất phải đi kiếm vải tự do, trôi nổi ngoài thị trường. Những cây vải cắt xén, tuồn ra ở những chợ vải lớn ở Việt Nam hay Hồ Chí Minh. Nhưng – nó đồng nghĩa với sự không ổn định và giá thành bấp bênh. Và điều đó nghĩa là – Chất lượng sản phẩm cũng không hề ổn định, nó phù thuộc vào từng cây vải mà bên cung cấp đưa.
Mặc dù Việt Nam là đất nước dệt may nhưng rất rất nhiều founder local brands mình biết “phải” đi nhập hàng vải từ thị trường Trung Quốc. Vì sao? Vì Trung Quốc phát triển hơn chúng ta khoảng 10-20 năm trong ngành chế biến vải, sợ và chất liệu nên maybe giá thành có thể rẻ hơn, có những chất liệu độc lạ hơn và màu sắc theo xu hướng hơn.
Còn ở Việt Nam? Quá trình gia công và sản xuất là có – đúng với tiêu chuẩn Quốc Tế - nhưng hầu hết là theo đơn hàng lớn, với số lượng lên tới hàng trăm ngàn – hàng triệu mỗi năm. Uniqlo, H&M, ZARA, Fear of God, Drewhouse.. đều được gia công tại Việt Nam nhưng nguồn vải là nguồn ngoại nhập. Với số lượng đó – các local brands mà chúng ta biết, có khả năng chạm tới. Và nếu có chạm tới hoặc chính những xưởng sản xuất đó có nhu cầu muốn hỗ trợ. Ai sẽ là cầu nối?
Quy trình giám định (QC) chỉ mang tính tượng trưng và khá là bấp bênh đối với các thương hiệu Việt vừa và nhỏ. Tùy theo lương tâm của founders thì họ sẽ quyết định chất lượng sản phẩm được bán ra như thế nào. Chất lượng xấu thì cũng bán mà chất lượng tốt thì cũng bán – bán để mà lấy tiền, để xoay vốn. Hôm nào tâm trạng tốt thì ok mà tâm trạng xấu thì cũng ok. Mà QC là 1 thứ cần sự ổn định và tài chính mạnh để đảm bảo quá trình này diễn ra thường xuyên. Và – nó lại quay về tuổi đời và giá thành.
Các bạn có biết các thương hiệu nước ngoài chi bao nhiêu tiền cho Quality Control không? Một số tiền khổng lồ vì chất lượng sản phẩm là bộ mặt của thương hiệu. Nhưng bạn nghĩ rằng các công ty đó sẽ khơi khơi chi tiền để kiểm tra suông cho vui hả? Nồ - chi phí QC đó sẽ được tính vào giá bán bình quân trên mỗi sản phẩm được tung ra. Khách hàng phải trả cho điều đó. Mà điều đó có nghĩa là – giá thành tăng, mà giá thành tăng thì khúc sầu bi
“Giá gì mà mắc thế. Ếu mua”
Vậy thì ai dám đầu tư QC cho các bạn nữa. Ngoại trừ mấy brand fast-fashion với số lượng cực lớn để đủ cover chi phí này?
Phần cuối của câu hỏi, đây là 1 hệ sinh thái sản xuất mà đang có rất nhiều vấn đề diễn ra bên trong các thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam – từ yếu tố tác động bên ngoài đến nội tại. Vì không thể kiểm soát toàn phần về quality control (Do nguồn vải, xưởng sản xuất..) nên các brands phải sử dụng thứ mà họ có thể chủ động được. Đó là marketing/quảng bá và truyền thông để che bớt khuyết điểm này. Còn việc mà những brands mà “màu mè” để kiếm lợi nhuận – không hề thiếu, mà chúng ta hãy gọi đó là “Kinh doanh thời trang” chứ không phải làm thời trang.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
moidien 在 Khói Youtube 的最佳貼文
Hai Đám Mây - Khói
Download/Stream: https://Khoi.lnk.to/HDM
Performed by Khói
Written by Khói
Produced by Machiot
Record/mix/mastered by Khói
Producer : Thao Nguyen & Ha Le
Project Manager : Trang Bi
Director : Lam Tan Huy
1st Ad : Hien Mike
Director Of Photography : Kisidon Nguyen
Camera Operator : Pham Ky Thieu
Focus Puller : Kien Nguyen
Dit - Editor - Colorist : Kieu Trong Vu
Equipments : Cine Production
Lighting & Crew : Dh Film
Photo & Design : Nhi Ngo
Behind The Scenes : Duy Anh
Stylist : Pong Chuan
Stylist Assistant : Do Nhat Anh
Make-up artist & Hair : Nguyen Pham
Costumes : Moidien, Luong Nghe Ky, Le Long
Accessories : Scrawch
Social Media : Dien Quan Network
#HDM #HaiDamMay #Khói #Khoidarealest #YinYangMedia
follow Khói:
/spotify: https://open.spotify.com/artist/3FZ4GX2mWNn7XElse3fQWd
/iTunes: https://music.apple.com/us/artist/kh%C3%B3i/105645934
/instagram: https://www.instagram.com/khoidarealest/
/youtube: https://www.youtube.com/c/Khoidarealest
/facebook:
////page: https://www.facebook.com/khoidarealestaudio/
////Profile: https://www.facebook.com/khoidarealest1705
© 2020 Khoidarealest
moidien 在 Ye's Coming Youtube 的最佳貼文
Người lớn tuổi xem NO, THANKS! CHANGE x BÙI CÔNG NAM x KIMMESE x CHÂU BÙI | Ye's Coming Reaction
Các bạn xem MV No, Thanks ở đây nhé https://youtu.be/stBTaX9tnrY
" “No, Thanks!” là chiến dịch truyền thông sáng tạo của CHANGE nhằm kêu gọi cộng đồng cùng giảm sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần. “Nói không với nhựa dùng một lần” là một thói quen mà mỗi cá nhân đều cần chủ động thực hiện trong cuộc sống hiện đại, văn minh. Và CHANGE tin rằng thông điệp “Say No, Thanks! to single-use plastics” - “Nói không với nhựa dùng một lần” sẽ được lan tỏa rộng rãi đến mọi người bằng sự tích cực, lạc quan và vui tươi với sự ủng hộ của các nghệ sĩ trẻ tài năng và có trách nhiệm với môi trường. "
?Hi! Ye's coming!!!!
Chào mừng các anh chị em xinh đẹp đến với channel của Ye!
Hãy nhớ like và share video nha!
Đừng quên nhấn THEO DÕI kênh: https://bit.ly/2NNA3Ul
?GẶP YE TẠI:
INSTAGRAM: https://www.instagram.com/yescomingg/
FACEBOOK: https://www.facebook.com/yescoming/
EMAIL: yescomingmakeup@gmail.com
Love you all???♀️
#yescoming #CHANGE #iCHANGEPlastics #NoThanks
#Wildaid #SQC #MoiDien #VSIXTYFOUR
#ChauBui #BùiCôngNam #Kimmese #HellyTống
#TrangHý #LinnNguyễn #QuangĐại #QuỳnhAnhShyn
FILMING GEAR
CAMERA: https://amzn.to/2mdyMLh
LENS: https://amzn.to/2l2f2Kp
LIGHTS: https://amzn.to/2kCG9ey
TRIPOD: https://amzn.to/2mExusF
MONITOR: https://amzn.to/2mkU7Cd
MICROPHONE: https://amzn.to/2mgxXRI
---------------------
© Bản quyền thuộc về Ye's Coming
© Copyright by Ye's Coming ☞ Do not Re-up
moidien 在 Collection 9 – MoiDien | Fashion, Collection, Dresses 的美食出口停車場
Collection 9 – MoiDien Vietnam, Collection, Dresses, Fashion, Vestidos, Moda,. Hoho Ho. More information. Vietnam · Collection. ... <看更多>
moidien 在 新発売の Moidien プリーツ パンツ 的美食出口停車場
新発売の Moidien プリーツ パンツ:≪※在庫限り※≫ モデル:MzBCR18522 通常価格23500円 (税込) 価格(税込) 全体的に状態はいいです ベトナムのブランドです。 ... <看更多>
moidien 在 Môi Điên - Home | Facebook 的美食出口停車場
http://www.moidien.com/. Typically replies within a few hours ... MOI DIEN IS HIRING ... MOI DIEN 10: SUMMER JACKET. ... <看更多>