KANSAI YAMAMOTO – THE GOD FATHER.
Khi nhắc tới văn hoá thời trang Nhật Bản – người ta thường nhớ đến Big Three – bao gồm Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo và Issey Miyake, những con người đã, đang ảnh hưởng một cách mạnh mẽ tới không chỉ riêng nền công nghiệp thời trang xứ sở Hoa Anh Đào mà còn toàn thế giới.
Nhưng ít ai biết rằng, một người đàn ông, với cái tên Yamamoto lừng danh (Yohji) có có cả Kansai – được mệnh danh là cha đẻ của nền thời trang Nhật Bản đương đại.
Với show diễn đầu tiên tại London năm 1971 – gần 1 thập niên trước khi Rei Kawakubo và Yohji Yamamoto chân ướt chân ráo “vào nghề”, Kansai đã mang lại một khái niệm nghệ thuật hoàn toàn mới vào “haute couture” của Tây Phương – với gout thẩm mỹ độc nhất về “màu sắc thái quá”, cùng với đó là những hoạ tiết in đậm chất phương Đông – hoàn toàn đi ngược lại với “darkness and deconstructed silhouettes”/ “sự thống trị của bóng tối” đến từ những nhà thiết kế avant – garde tiên phong.
Rồi người ta sẽ thắc mắc rằng? Tại sao trong xu hướng về “Archived Fashion”, khi mà thời trang lưu trữ đang được tìm hiểu rất nhiều, những items rare với kĩ thuật may mặc đỉnh cao của Yohji, Issey hay Raf Simon, Margiela được truy lùng – Kansai Yamamoto – Kẻ Tiên Phong – lại không được đánh giá cao, nếu như ông thực sự tài năng? Chân thật mà nói, thời trang của ông, di sản mà ông để lại – không phải để lưu trữ - mà đó là sự kéo dài và ảnh hưởng của nó. Mặc dù quần áo của ông quá phá cách, quá dị thường – nhưng đó chính là tiền đề, nền tảng cho thời trang Nhật Bản đương đại và là niềm cảm hứng bất tận đến với xu hướng fashion tương lai.
CÁI DUYÊN VỚI NGHỀ THỜI TRANG:
Vào 1944, Kansai Yamamoto sinh ra ở Yokohama, cậu bé lớn lên và chẳng có thiết tha gì với ngành thời trang cả. Tốt nghiệp ngành kĩ thuật dân dụng tại trường đại học địa phương, Kansai đã quyết định rời quê hương để học tiếng Anh vào năm 1962 tại đại học Nippon. Sau khi tốt nghiệp, cảm thấy bén duyên với nghề thiết kế nên chàng trai trẻ Kansai đã tiếp tục đăng kí vào học một trong những trường học “tượng đài” Bunka Fashion College (Nơi mà Yohji Yamamoto, Tsumori Chisato, Junya Watanabe sau này đã theo học). 5 năm sau, Kansai Yamamoto nhận 1 trong những thành quả đầu tiên - giải thưởng Soen (1 tạp chí lâu đời và nổi tiếng của Nhật Bản về thời trang) dành cho bộ sưu tập thời trang độc đáo nhất - mở boutique đầu tiên tại Tokyo - 1971, Yamamoto Kansai Company LTD ra đời - đặt nền móng cho tầm nhìn toàn cầu của NTK tài năng này.
CỘI NGUỒN CỦA SỰ ĐỘC ĐÁO.
Nếu cha đẻ của PopArt là Andy Warhol thì Kansai Yamamoto là 1 trong những người đã phát triển POP-ART vào thời trang lên một tầm cao mới.
Đầu tiên, phải nói tới đó là Kansai Yamamoto nổi tiếng bởi các hoa văn và hình ảnh cường điệu hoá với sự cảm nhận nghệ thuật đầy màu sắc từ bản thân. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoá Nhật Bản, đặc biệt là thời kì Azuchi - Momoyama (1573 - 1615), giai đoạn nước Nhật chuyển biến mạnh mẽ với cuộc nội chiến của các Shogun (Tiêu biểu là Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi) - tương tự như thời kì Phục Hưng (Renaissance) - sự chuyển mình, bất ổn định là niềm cảm hứng cho art, và painting là điểm nhấn của thời kì này - với các tác phẩm để đời như Cypress Tree - 1 kiệt tác về việc sử dụng mực tàu, màu trên nền thô. Tiếp theo đó là những trang phục rực rỡ sắc màu của văn hoá kịch sân kst sự cách điệu hoá trong kịch nghệ và yêu cầu sự tỉ mỉ về makeup của diễn viên.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy những điều này được thể hiện rõ trên các sản phẩm của Kansai Yamamoto - các thiết kế cường điệu cùng với màu sắc nổi bật. Lật lại những collections gần đây của Yohji Yamamoto, Rei Kawakubo cũng thấy “Hơi thở” của Kansai, khi Big Three (Yohji, Rei và Issey) ưa chuộng đưa màu sắc vào “đứa con” của mình. Và tất nhiên, Kansai đã thành công khi đưa những hình ảnh trên ra thế giới vào những năm 70s - điều đủ thấy tầm ảnh hưởng của Kansai Yamamoto tới nền công nghiệp thời trang hiện tại của Nhật như thế nào.
70s - 80s - sự bùng phát của Pop Art, như 1 cơn gió thổi mạnh hơn cho con diều “Kansai Yamamoto” - với thế mạnh về màu sắc và “tự do - phóng khoáng” về hình ảnh, Kansai càng thoả sức vẫy vùng với các sản phẩm của mình. Và chính điều này đã “lọt vào mắt xanh” của 1 trong những Culture Figure - Biểu tượng văn hoá thời đại - David Bowie.
David Bowie - Kansai Yamamoto/ Kansai Yamamoto - David Bowie.
Sẽ khó có thể khai thác hết con người và tư tưởng “trước thời đại” của David Bowie, bài viết sẽ đề cập thẳng tới thời trang của Kansai Yamamoto được presented bởi David Bowie. Trong 1 chia sẻ của mình, Kansai miêu tả “Khác với tôi, Bowie là 1 người khá im lặng trong giao tiếp đời thường, nhưng chỉ cần anh ấy nhảy lên sân khấu, David Bowie mọi người biết đấy!”.
Sự tương đồng giữa hai người chính là “Sự cường điệu” – theo báo chí hay gọi là “Radical Appearance”/ “Sự xuất hiện mang tính cực đoan”. David Bowie đã giúp Kansai thêm kiến thức về trang phục phương Tây trong khi Kansai thổi hồn “Phương Đông” tại các trang phục biểu diễn của David Bowie. Sự phá cách của Kansai với văn hoá thời trang của châu Âu thời điểm đó là khá lớn, và Bowie cũng vậy – thiết kế đồ cho DB như thể thiết kế cho một người phụ nữ - với đặc trưng là không có zipper phía trước – no jacket for mens.
Âm nhạc của Bowie – cũng lập di như ông vậy – lúc đó đang thay đổi thị hiếu âm nhạc chung trên toàn thế giới. Người đàn ông biểu tượng của văn hoá đương đại này đã uỷ thác cho một người đàn ông vĩ đại khác, Kansai Yamamoto, thiết kế và tạo ra 1 collection riêng cho mình tại sân khấu Ziggy Stardust.
Đó là một “tượng đài” về việc hài hoà sự xung đột bằng sử dụng chất liệu lụa có độ bóng cao – màu sắc nóng, chói mắt – tạo cảm giác “khó nuốt cho người xem”. Các hình khối được Kansai áp dụng cũng rất thành công khi tạo được độ sâu nếu nhìn vào collection – trừu tượng, màu sắc sống động. Dám chắc một điều dù đứng xa sân khấu thế nào thì trang phục mà David Bowie mặc – cũng hiện lên và in rõ mồn một vào tâm trí của khán giả. Kansai vẫn vậy, vẫn tự tôn dân tộc, ông tối đa hoá việc sử dụng chi tiết “Kimono” – các bộ jumpsuit được nhấn nhá bằng các phần phồng lên ở bắp chân, áo lót bên trong đầy màu sắc. Từ Kabuki đến sự cảm nhận không gian đa màu của Kansai đã “thoả mãn” được “Cái điên” của gã “ngoài hành tinh” David Bowie. Sự thành công của David Bowie tại show diễn – cũng một phần do sự kết hợp không thể tuyệt vời hơn giữa 2 gã điên ngoại hạng đến từ phương Đông và phương Tây.
Kansai Yamamoto, hiện tại hoạt động khá kín tiếng – nhưng thành tựu của ông, là viên gạch đầu tiên đưa Nhật Bản biết đến như một cường quốc thời trang. Dù không quá nổi tiếng hiện tại, nhưng những gì Kansai đã làm – điển hình là qua David Bowie – được giới chuyên môn đánh giá là một trong những điều đã “khuynh đảo” nền công nghiệp đang bị một màu minimalism này. “Archival fashion” đang được chú ý nhiều hơn – nhưng tại sao những thương hiệu lại có thể “lưu trữ” được – vì đó là 1 cách mà những con người tài năng gắm gửi các thông điệp về thời đại và văn hoá, như cách mà Kansai “bộc phá” với màu sắc sặc sỡ - tinh hoa của Nhật Bản.
Search