#mentor_in_spotlight #2k3_nulocareer
Mentor #58 hành trình kiếm lương 10tr/tháng của sv vừa tốt nghiệp ngành ai cũng chê: xã hội học.
Dì gửi contact của mentor Trâm
FB: https://www.facebook.com/trambe.betram/
IG: https://www.instagram.com/nguyenngoctram2908/
LinkedIn: https://www.linkedin.com/in/tram-nguyen-91643563/
Post này là dì dành cho Trâm nên phần reply thắc mắc post này là của Trâm <3
ĐẶT MỤC TIÊU TÌM ĐƯỢC CÔNG VIỆC VỚI MỨC LƯƠNG 10 TRIỆU/THÁNG NGAY SAU KHI TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC – MÌNH ĐÃ LÀM ĐIỀU ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?
Ở thời điểm hiện tại, mức lương 10 triệu/tháng cho sinh viên mới tốt nghiệp có thể đã không còn là quá thử thách đối với một số bạn. Nhưng ở thời điểm mình cắp sách đến trường đại học, đó là mức lương mơ ước của hầu hết những bạn sinh viên mà mình biết. Mình hi vọng những chia sẻ của mình dưới đây sẽ giúp những năm cuối cấp phổ thông, nhưng ngày tháng mài mông ở trường đại học và hành trình vào đời của bạn trở nên dễ dàng hơn!
Mình là một “sản phẩm tiêu chuẩn” của nền giáo dục “cào bằng”. Ngay từ những năm phổ thông, mình được định hướng học tốt đồng đều ở tất cả các môn. Và với tố chất chăm chỉ, kiên nhẫn của nữ giới, mình thật sự làm được điều đó với thành tích học sinh giỏi 12 năm liền. Dù được thầy thương, bạn mến, bố mẹ tự hào nhưng để “lết” qua lớp 12 mà vẫn giữ vững thành tích (vâng, mình bị bệnh thành tích nặng) là những đêm đi ngủ trong tình trạng dây thần kinh căng thẳng hết mức, đến 4-5 giờ sáng lại lồm cồm ngồi vào bàn học để không thua kém bạn bè. Đó là hệ quả của quá trình phấn đấu học giỏi đồng đều, bệnh thành tích và bản tính ham vui (bạn bè rủ) khi mình chọn đặt chân vào lớp chuyên Toán – Lý – Hóa mà không nhận ra, mình vốn có thiên hướng mạnh mẽ hơn ở các môn khoa học xã hội. Điều đó càng được chứng minh qua kết quả thi đại học của mình:
_ Lọt sàn nguyện vọng 1 với kết quả thi khối A tệ chữ ệ kéo dài. Thậm chí, mình cộng điểm còn sai rồi mừng hụt vì tưởng mình đậu á 😊
_ Thủ khoa nguyện vọng 2 với kết quả thi khối D xịn sò chữ ò kéo dài. Trong khi mình chưa từng một ngày đặt chân vào lò luyện thi khối D.
Và thế là mình chễm chệ bước vào đại học với vai trò là lớp trưởng.
Lời khuyên cho những bạn cuối cấp để tìm ra thiên hướng của mình:
1. Lên danh sách những môn bạn học nhanh hơn hẳn bạn cùng lớp. Nếu không thể nhanh hơn, thì đó là những môn bạn cảm thấy dễ chịu, hoặc hăng say hơn khi học. Nói cách khác, một chút áp lực cũng không có. Ví dụ, mình luôn vượt qua màn khảo bài và kiểm tra các môn Văn, Sử, Địa, Anh,… dễ như trở bàn tay.
2. Lên danh sách những kỹ năng mềm cần có để học tốt những môn đó. Đây sẽ là định hướng để bạn chọn ngành học, cũng như dần dần hình dung được nghề nghiệp mà mình sẽ gắn bó sau khi ra trường. Ví dụ, để học bài Văn, Sử, Địa, Anh,… nhanh hơn và chính xác hơn, mình vận dụng kĩ năng đọc từ khóa và tóm tắt ý, vẽ sơ đồ tư duy kết hợp tưởng tượng, thậm chí đưa một chút cảm xúc của mình vào để ghi nhớ lâu hơn.
Ngành mình theo học là ngành Xã hội học. Thời điểm đó, mình luôn cảm thấy khó khăn khi trình bày với bố mẹ và họ hàng, người thân về ngành học mà mình đang theo đuổi. Không ai có thể hình dung ra trường mình sẽ làm nghề gì, có ổn định không, vì thời điểm đó những ngành đang hot là Quản trị kinh doanh và Tài chính ngân hàng. Thậm chí, cả nhà đã “vẽ” sẵn đường cho mình ra trường không phải lo đi tìm việc. Nhưng các bạn biết không, sức mạnh của việc hiểu rõ điểm mạnh – điểm yếu của bản thân sẽ giúp bạn tiếp tục hành trình một cách tự tin nhất, dù xung quanh chẳng ai thật sự hiểu bạn đang làm gì cả 😊 Mình tiếp tục vận dụng những kỹ năng mềm & thiên hướng tự nhiên trong suốt quá trình học đại học. Và bạn biết đấy, mình như con cá gặp nước vậy. Đầu tiên, mình chứng minh với bố mẹ bằng kết quả học tập rất tốt ở trường khi được cấp học bổng miễn học phí sau khi hoàn thành năm Nhất. Sau đó, mình bắt đầu hành trình tích lũy kinh nghiệm vào đời ngay từ năm Hai đại học.
Và sau đây là 05 lời khuyên dành cho những bạn sinh viên sợ mình loay hoay mãi mà không tìm được việc sau khi ra trường:
1. Hoàn thành tất cả những môn “chua” nhất trong năm Nhất đại học.
Chủ nghĩa Mác – Lê nin, Triết học, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Logic học, v.v… Hãy chăm chỉ, kiên nhẫn và chịu khổ 1 lần thôi. Đừng kéo dài nỗi đau đó dai dẳng suốt 4 năm đại học, vì còn rất nhiều thứ bạn cần dành thời gian và sức lực nhằm đảm bảo bước ra trường là có việc làm ưng ý.
2. Tìm một môi trường làm việc part-time gần giống nhất với mong muốn của bạn khi ra trường.
Làm bất cứ vị trí nào, miễn có cơ hội trải nghiệm môi trường, con người và văn hóa. Năm Hai, mình may mắn xin được 1 chân part-time ở digital agency có tiếng nhất thời điểm đó. Suốt 1,5 rưỡi gắn bó ở nơi đó, làm đủ mọi task từ các anh chị giao xuống (không phân biệt chuyên môn) cho mình cái nhìn toàn diện về tất cả các vị trí trong một agency và xác định được hướng đi phù hợp nhất với điểm mạnh – điểm yếu của mình. Bên cạnh đó, có một quy tắc mình nghĩ các bạn nên nằm lòng để phát huy được hết khả năng của mình, cũng như được các anh chị senior giúp đỡ nhiều hơn trong quá trình học việc, đó chính là “không bao giờ nói: em không biết”. Bất cứ khi nào được giao task khó, task lạ, hãy thay “em không biết” bằng “em chưa biết, nhưng hãy cho em thời gian nghiên cứu/hướng dẫn em/thông cảm nếu em mắc lỗi vì em sẽ cố gắng hết sức”.
3. Cân bằng giữa việc làm thêm và hoàn thành tấm bằng học đại học.
Mình đã từng bị cuốn vào việc làm thêm (mình vừa làm part-time ở agency, vừa nhận show đi hát cùng vài người bạn). Kết quả: mình không còn là một sinh viên với lực học nổi trội, mà chỉ cố gắng vận dụng tối đa bộ kỹ năng mềm để qua môn (đùa chứ thời gian mình xuất hiện trên lớp rất ít, nhưng làm bài kiểm tra thì các bạn cứ quay qua hỏi mình đấy hihi kỹ năng mềm quan trọng lắm nheeeee). Nói thật, mình không ủng hộ các bạn bỏ ngang đại học. Nếu có dũng khí, hãy chọn không học đại học ngay từ đầu và tự tin với con đường mình chọn. Còn đã học, làm ơn hãy hoàn thành nó. Việc bỏ ngang đại học vì bất cứ lý do A, B, C, D nào đó đều khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người thiếu sự kiên trì, không có dũng khí để làm tới nơi tới chốn. Rất nhiều anh chị bỏ ngang đại học, và nhiều năm sau, họ hối tiếc vì thiếu tấm bằng đó mà bỏ lỡ rất nhiều cơ hội thăng tiến. Người không học đại học mà thành công, rất ít – nên họ mới nổi tiếng. Hãy nhớ rõ điều này.
4. Ngoài việc đảm bảo Tiếng Anh đủ trình giao tiếp thông dụng và quản trị văn phòng, hãy học thêm một ngoại ngữ thứ hai.
Tiếng Anh giờ đây đã trở nên rất thông dụng, và việc biết thêm một ngoại ngữ thứ hai sẽ mở ra cho bạn những cơ hội rộng lớn hơn trong thời đại ngày nay. Còn gì tuyệt hơn khi bạn có thể sáng làm công ty, tối nhận thêm job dịch menu tiếng Hoa của nhà hàng nào đó? Chưa kể, xui xui doanh nghiệp bạn có đối tác/khách hàng người Nhật và người duy nhất biết tiếng Nhật là bạn? Tin mình đi. học ngoại ngữ là khoản đầu tư không bao giờ lỗ.
5. Hãy thử tự kinh doanh với số vốn nhỏ.
Mục đích của việc này là giúp bạn khám phá ra bản thân mình có thể làm được nhiều hơn những gì mình nghĩ. Kể cả việc kinh doanh có thất bại, thì những trải nghiệm này cũng giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng vì ai cũng muốn “kết nạp” một nhân sự đa-zi-năng, có sự uyển chuyển và linh hoạt trong quá trình làm việc. Trong 1 năm đầu tiên đi làm, bạn hoàn toàn có thể được các anh chị senior tư vấn/định hướng phát triển ở một vị trí khác hẳn với vị trí bạn đã apply CV. Và rất có thể, đó mới chính là “sân khấu” cho bạn tỏa sáng 😊
Bằng việc vô thức thực hành theo 05 lời khuyên trên (mình ước gì có ai đó khuyên mình như mình đang khuyên các bạn nhỉ), mình nhanh chóng có được công việc full-time ở 1 start-up digital agency với mức lương 8 triệu/tháng ngay trước khi ra trường, cộng với thu nhập 2,5 triệu/tháng từ công việc làm trợ giảng tiếng Anh vào cuối tuần, mình đã đạt được mục tiêu mà bản thân đề ra và khá tự hào với các bạn đồng trang lứa thời điểm đó. Bên cạnh đó, mình cũng “đập tan” nỗi lo của bố mẹ - những người cứ ngày ngày đi ra đi vào, hỏi xem ra trường con sẽ làm gì, muốn làm ở đây ở đây không để bố sắp xếp blah blah 😊 Hiện nay, mình đang là Creative Content Manager và mong muốn được kết nối với các bạn trẻ yêu thích công việc sáng tạo với hình và chữ ở khắp mọi nơi để có thể chia sẻ kinh nghiệm, hay tâm sự loài chim biển về sự học, sự làm gì cũng được nhe.
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...