TIKTOK – CHỈ LÀ NƠI ĐỂ GIẢI TRÍ?
Tiktok – platform không còn xa lạ gì với chúng ta, đặc biệt là những người trẻ, Không khó gì để chứng kiến thế hệ mới (Gen Z và Gen Alpha) sử dụng những chiếc điện thoại siêu thông minh của mình để lướt – lướt và lướt xem những clips gây cười, hài hước và rất nhiều clip rất “không” mang một nội dung nào. Đơn giản là vui, là cười và “lố bịch đến phát cười” của những người chơi tiktok. Trong diễn biến mà Facebook và Instagram thực hiện những chính sách, điều khoản thắt chặt về nội quy và quản lí nội dung ngày càng chặt chẽ hơn. Liệu TikTok – với sự bùng nổ của nó – có phải là một “Kênh” truyền thông mới của các thương hiệu thời trang. Và liệu cửa có sáng hay là “Cửa Tử”, hay là một nơi mang những nội dung cảm hứng về thời trang?
Ra mắt vào năm 2016, tính tại thời điểm hiện tại Tiktok đến từ Trung Quốc (Còn mang cái tên là Doujin) đã có hơn 1 tỷ account sử dụng và hoạt động, upload lên nền tảng này khoảng 1 tỷ 5 đến 2 tỷ videos và nội dung. Trải dài về độ tuổi sử dụng ứng dụng, tập trung đa phần ở thế hệ mới với 41% từ 16-24 tuổi (Độ tuổi ăn mặc, chi tiền mạnh bạo nhất). Đại dịch Covid19 hiểu theo 1 cách nào đó lại là cơ hội cho phần mềm đến từ Trung Quốc tiếp thêm lửa với việc không có gì làm trong giai đoạn lock-down, thôi thì swipe – xem vài ba video hài hước rồi nghiện lúc nào không biết. Thực ra với kiểu này chúng ta đã có Vines nhưng thời lượng của Vines chỉ gói gọn trong 7-10secs, không hiệu ứng còn Tiktok với thời lượng dài hơn, nhiều hiệu ứng hơn, lung linh bùm chéo hơn. Đã là một nơi để các thanh thiếu niên thể hiện mình, từ hay ho cho tới lố bịch. Nhưng thực ra mà nói thì concept của Tiktok không phải là điều mới nhất mà những ai rành đều biết tới Musical.ly được thành lập năm 2014. Về cách thức hoạt động đều có nhiều điểm tương đồng nhưng Musical.ly lại thiên về âm nhạc nhiều trong nội dung mà người dùng sản xuất nhiều hơn. Dĩ nhiên không phải ai cũng là thiên tài âm nhạc nên khá khó tiếp cận đại đa số thị phần. Một điểm nữa là Musical.ly được phát hành tại thị trường châu Âu, còn Tiktok phát triển bắt đầu từ thị trường Trung Quốc. Chỉ riêng việc so sánh mức độ dân số của Châu Âu và Trung Quốc đã thấy sự thua thiệt về số người sử dụng. Chưa kể Châu Âu là một lục địa già với tỉ lệ dân số có số tuổi lớn khá cao, họ không hứng thú trong việc sử dụng một phần mềm để tạo nội dung giải trí (Tại thời điểm đó) và quan trọng là tính personal privacry (Bảo mật cá nhân). Trung Quốc đông dân hơn, người trẻ nhiều hơn và người Châu Á lại yêu thích trong việc thể hiện hình ảnh cá nhân bằng nhiều cách khác nhau nên Tiktok như một công cụ yêu thích. Từ Trung Quốc, Tiktok nhanh chóng thu hút được lượng lớn người trẻ trên toàn thế giới tham gia nhờ cộng đồng đông, cách sử dụng app dễ dàng – tạo ra được những cú “đa vũ trụ” trên các nền tảng. Cộng đồng của Tiktok cứ theo cấp số nhân, theo số mũ mà nhân lên và cái quan trọng nhất đó là khi cộng đồng đông, lượt người xem cũng đông và mang tới hàng triệu views cho người sản xuất nội dung. Tạo nên các “K.O.Ls thời 4.0”, những “Influencer 4.0” – đánh thẳng vào tâm lý “Thể hiện mình” trong nhu cầu của mỗi con người.
Nên nhớ Vines đã sản sinh những con người như anh em nhà Logan Paul không ngại đủ trò pranks, trêu chọc để có fame thì Tiktok – với cách kiểm duyện content vô cùng rộng mở - đã trở thành một nơi để Gen Z làm đủ mọi thứ họ muốn. Chẳng mấy chốc, trong chiếc điện thoại của bất kỳ người trẻ nào – hẳn phải có app Tiktok hoặc ít nhất, họ đã xem Tiktok bằng cách nào đấy. Facebook – ông trùm của thế giới mạng – cũng đã “phải” chạy theo sự
Vậy – với một lượng audiences/ người xem hùng hậu như vậy, TIKTOK có phải là 1 kênh truyền thông của các thương hiệu thời trang hay là một nơi để người ta đi vào tìm hiểu các cảm hứng về thời trang.
Hmmmm. Có thể có hoặc có thể không. Tùy thuộc vào cách sử dụng của thị trường. Nhưng nên nhớ Tiktok là một nền tảng giải trí. Mà giải trí thì tính học thuật và các kĩ năng chính thống được đào tạo trên ghế nhà trường là rất ít (Nhưng không phải là không có). Lịch sử, văn hóa, giá trị di sản từ thời trang hay bất kì ngành nghề nào khác không thể nào dễ dàng thể hiện tất cả lên trên 1 clip 1 phút được. Có thì sẽ không bao giờ là đủ. Ngay cả Youtube, một nền tảng video streaming cũng phải mất một thời gian dài mới có thể là một nơi để khiến tính học thuật của mình tăng cao từ các nhà phát triển nội dung.
Quay trở lại về thời trang:
Nhận thấy tiềm năng từ thị trường phát triển liên tục này (Và đặc biệt là sự tươi mới của người xem) – các hãng thời trang lớn như Gucci, Prada, YSL, Balenciaga, Givenchy vv.vv đều cố gắng tiếp cận TIKTOK và người xem của họ. Nhưng có vẻ như, phản hồi không hề tốt.
Một thương hiệu thời trang lớn như Prada cũng chỉ vỏn vẹn có 162.000 followers với 18k likes trên Tiktok, số lượng xem mỗi video đạt đỉnh nhất là 48.000 views. Trong khi ở một nền tảng hình ảnh khác là Instagram – con số này là 24.6 triệu. Cũng tương tự với 1 brand mà nhiều chàng trai cô gái Việt Nam yêu thích là Gucci thì ở Tiktok là 762k followers, 4.2m likes – Insta là 41.5 followers. Còn thua cả những hot boy, hot girl biến hình bùm chíu, khoe đường cong nóng bỏng ở Việt Nam với cả chục triệu followers hay likes – lượng comments đông nghèn nghẹt.
Có vẻ như, Tiktok không phải là một nơi mà các Fashion brands có thể tiếp cận dễ dàng.
LÍ DO
Nào – hãy quay trở lại ban đầu. Người xem tìm đến Tiktok là vì lí do gì? Vì nó dễ dàng upload, nội dung không rào cản. Up cái gì cũng được (Không đụng đến sexual hay bạo lực quá mức) – Người ta tìm đến TIktok vì nó vui, nó xàm và chẳng cần hiểu và suy nghĩ gì nhiều. Còn các thương hiệu thời trang, up lên đó nào những collection, những fashion films, những campaign/chiến dịch ngầu đét. Nhưng mấy ai hiểu? Có vui không? Không – Vậy là mục đích của fashion brands và mục đích của người xem là hoàn toàn trật nhau rồi.
Các thương hiệu cũng có thể làm các clips “dễ gần” hơn. “Thân thiện” hơn nhưng nó cũng chỉ nằm ở một mức nhất định so với một nền tảng “Lố là vui” như Tiktok. Người xem cảm thấy buồn ngủ khi dạo qua các account của các hãng thời trang lớn. Ở Tiktok – một nơi thượng vàng hạ cám, người xem không mong chờ ở các thương hiệu thời trang. Nếu muốn chuyên nghiệp và xịn xò hơn thì Instagram phù hợp hơn rất nhiều. Vì Instagram đánh vào trải nghiệm của người dùng ở hình ảnh trước.
Trớ trêu thay, những official account chính như Gucci – Givenchy – Prada không nổi nhưng những Tiktok-er lại vận dụng những điều đó để tạo ra được sự viral hơn cả brands mẹ đẻ. Chẳng hạn như “Với $50 – làm sao để có 1 look trông như Gucci” hay “Bạn mặc những gì để trông thật luxury” vv.vv lại thu hút hơn 50 triệu đến 60 triệu lượt xem. Và hài hước rằng, người ta lại nhắc nhiều đến thương hiệu hơn các clip mà chính họ post trên nền tảng Tiktok. Tất nhiên, trong 60 triệu lượt xem đó – tỉ lệ quan tâm và muốn mua Gucci thật, Prada thật chắc chỉ đếm ở trên đầu ngón tay.
Cũng vì lẽ đó, mà Tiktok lại trở thành 1 nền tảng
“không kiểm soát” của đồ phếch hay replicas với việc các models, những account sở hữu thân hình hot, khuôn mặt ưa nhìn với những tít le “Outfit today” “Làm thế nào để ngầu?” blah bloh cộng thêm 1 đống effect ảo diệu con nhà bà Thiệu đã thu hút lượng lớn người xem. Từ tiếp cận thì khoảng cách giữa người xem/ audiences với các thương hiệu thời trang lại càng xa hơn.
Một mối nguy hại với các thương hiệu thời trang nữa đó là cái cách mà khách hàng trung thành hay khách hàng cao cấp của họ nhìn vào thương hiệu. Sự khác biệt về nhận thức, kiến thức trong thời trang đã làm cho tệp mà thương hiệu đang có trở nên “e ngại” và “Khó chịu” khi mình mặc một sản phẩm nào đó mà nó xuất hiện đầy rẫy trên Tiktok (Chưa biết fake hay real) và cả triệu người nhìn vào cười chọc, bông đùa. Điều đó không khác gì họ đang bị cười cả.
“Ê, mày mặc áo Gucci hả?”
“Đúng vậy, đẹp không? Collection mới đó”
“HAHAAAHAA. Hôm qua tao thấy thằng kia trên Tiktok mặc áo Gucci y chang mày bị con bồ ném bánh kem vào mặt”
Ơ…
Người xem trên TIktok thường không quá tập trung vào cụ thể một điều gì trên màn hình mà họ thu hút bởi nhân vật, diễn biến và âm nhạc. Những tiktok-er sở hữu hàng chục triệu followers cũng nhận thấy rằng – việc họ mặc sản phẩm nào, brands gì cũng không nổi trội bằng việc người xem cảm thấy thú vị về hành động và cách diễn của họ nhiều hơn.
Ở Việt Nam, rất nhiều local brands cũng đang sử dụng Tiktok như 1 kênh chiến lược để phát triển sản phẩm . Nhưng thực chất, hiệu quả “thuần túy” đạt được là không cao. Cái mà chúng ta đang bị lấp liếm là “Các founders không sử dụng Tiktok để quảng bá brands của họ” mà là “Họ đang sử dụng TIktok để xây dựng hình ảnh nhân vật A/B/C nào đó”. Từ các nhân vật A/B/C đó – thông qua Tiktok- sở hữu lượng fan hùng hậu thì sẽ sử dụng nhân vật A/B/C đó trở thành con bài chiến lược để thuyết phục khách hàng trẻ mua đồ. Nên nhớ người xem chính và dễ bị ảnh hưởng nhất của Tiktok là những khách hàng trẻ, họ dễ dàng tin và nhảy ra quyết định mua hàng dễ dàng dựa trên một hình ảnh nào đó thu hút trên mạng xã hội. Số tiền chi ra là vô cùng hào phóng bởi nhiều yếu tố khác nhau – trong đó chủ yếu là nguồn tiền được cung cấp từ gia đình, phụ huynh. Nỗi sợ “Tiền mất tật mang” chưa cao nên các quyết định mua hàng là vô cùng dễ dàng.
Tiktok còn là một công cụ để phát triển “Fast Fashion” – “Thời trang nhanh” vô cùng hiệu quả. Ai sẽ thu lợi được nhiều nhất từ Tiktok trong mảng thời trang? Tất nhiên là các thương hiệu đang sống dựa vào thời trang nhanh. Việc refresh/thay đổi hình ảnh liên tục mỗi ngày bắt buộc người dùng/sản xuất nội dung phải sử dụng các sản phẩm thời trang khác nhau. Mỗi người sẽ có một lượng theo dõi nhất định và lượng người theo dõi khổng lồ sẽ “ăn mòn vào lí trí” về việc thay đổi thời trang nhanh nhất có thể. Đó là “Xu hướng” mà mình đã đề cập ở 1 clip.
VẬY TỐT HAY XẤU? PHỤ THUỘC VÀO CHÚNG TA
Vẫn luôn một câu nói quen thuộc là “ Chọn lọc thông tin”. Loài người là động vật bậc cao và tư duy, lí trí là thứ khiến chúng ta đứng đầu chuỗi sinh học. Trong tình trạng ngổn ngang thông tin được cung cấp hàng ngày thì việc sử dụng “Lí trí và Tư duy” như 1 hình phễu để chắt lọc thông tin là một kĩ năng cần có để biết thu cái nào cho tốt và không thu cái nào xấu dành cho mỗi người dùng. Sẽ không có câu chuyện nền tảng nào xấu hay nền tảng nào tốt. Tiktok cũng vậy, việc cảm hứng thời trang hay học hỏi điều gì từ platform này cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra (Dù ít dù nhiều) nên việc nó mang được lợi ích gì cho bạn phụ thuộc vào bạn sử dụng nó ra sao thôi.
Giống như đi câu cá vậy, một người câu cá giỏi thì dù đưa cho anh ta một cái cây gỗ - sợi dây thì kiểu gì anh ta cũng câu được cá. Người không biết câu cá thì có sở hữu một cây cần câu xịn nhất thế giới thì cũng chưa chắc câu được cá hoặc tỉ lệ câu cá sẽ có thể không bằng người biết câu giỏi. Ngược lại, nếu người câu cá giỏi mà sở hữu 1 công cụ giỏi thì chắc chắn anh ta sẽ thu về cho mình một lượng cá khổng lồ.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
insta banking 在 Facebook 的最佳貼文
[TÂM SỰ CÙNG BẠN] – GIAI ĐOẠN CHÁN CHƯỜNG
Ai ở trong đây, dù người yêu thích thời trang hay người không đều sẽ trải qua một giai đoạn:
Bạn cảm thấy hết mục đích để mặc đẹp, để cầu kì hoá bản thân, để mỗi lần ra đường phải đứng trước gương . Hãy nhớ xem, chúng ta đã trải qua các suy nghĩ như thế này rồi:
“À - mình phải mặc cái quần này, hmmm - quần này nên phối với áo này, nên thêm cái túi này cho hợp”
“Hmm. Mình phối không hợp màu rồi. Cái Hoodie này phải phối với layer này, flannel chăng – thêm tí jacket cho chắc ư, nhưng mà jacket lại chẳng phá màu đi sau. Thôi không mặc Hoodie nữa, phối varsity jacket đơn giản vậy”
“Đi boots chắc hợp, mình cũng muốn đĩ đời boi giống mấy anh Hedi bois. Nhưng mà đùi mình vốn to sao mà mặc skinny jeans, mà giờ người ta chuộng quần ống rộng nhiều hơn. Thôi bỏ boots vậy, đi sneaker chứ biết sao giờ. Nhưng mà phối cả cành này mà đi sneaker thì hơi kì. Ối dzồi ôi, tôi chẳng còn đôi giày nào”
“Mới mua con áo hàng hiệu, làm sao để flex được để người ta biết mình mặc hàng hiệu nhỉ. Hmm, nhưng mà phải lowkey không giờ người ta lại bảo là khoe của. Không được, không được”
Cứ thế, cứ thế, chúng ta thường phải mất 30p đến cả 1 tiếng khi quyết định ra ngoài đường.
Và khi ra đường sau khi lệnh giãn cách đã hết - chắc việc đầu tiên mà gặp lũ bạn là gì:
“Ê mày, chụp outfit cho tao coi”.
“Ok! để chọn góc nào xám xám tường trơn trơn chụp na”.
Rồi hai - ba đứa tỉ mẩn chụp hình, căng góc cho nhau. Mỗi ngày trên mạng xã hội là 1 outfit mới. Và để được 1 tấm outif đấy chắc “team” phải chụp 77 49 21391248124210431293 tấm hình rồi mới chọn một pic. Chưa xong, chụp xong là phải cắt góc, chỉnh màu, hết Insta đến VSCO hay Snapseed - thêm 121031240231 cái filters rồi mới ưng ý dám up lên trang cá nhân. Chỉn chu trong việc hình ảnh của mình, hoàn toàn đúng.
Đám bạn gặp nhau để đi cà phê cũng là giao du gặp nhau rồi kiếm góc nào chụp outfit là chính. Câu chuyện xung quanh cũng là “Mai mặc cái gì hợp tone nhỉ tụi mày ơi! Mai dresscode ra sao.. Blah blah bloh bloh”.
Tương tự như vậy, mỗi tuần - chúng ta sẽ dành khá nhiều thời gian để tìm hiểu đôi giày nào sắp ra, nó như thế nào, collab ra sao. Và niềm vui mua đôi giày đó, đợi nó - chắc niềm háo hức này ai cũng trải qua rồi.
RỒI THỜI GIAN TRÔI QUA.
Bạn giờ đây - giờ đã trải qua giai đoạn trên - cảm thấy mục tiêu chính khi mặc đồ của mình là thoải mái. Thoải mái vcl ấy - nghĩa là không quá nhiều phụ kiện, dây túi các thứ. Chất liệu bạn chọn cũng là những chất liệu thoải mái, mát - bạn xa dần các thứ như denim, wax clothing hay leather…
Mỗi lần ra đường, bạn mặc đúng kiểu đơn giản và lại vẫn “Thoải mái”. Bạn vớ đại cái áo, cái quần - lạnh thì thêm cái jacket đơn giản. Túi thì vớ đại cái nào đeo cái đó. Giày thì thấy cái nào hợp thì xỏ đại. Cũng không quan trọng nhiều như hồi xưa.
Giày thì bạn cũng hết có cảm hứng mua - Thực sự thích đôi nào, trừ khi design nó quá độc lạ và công nghệ mới - Thời gian chờ cũng không đếm từng ngày. Nhiều khi bạn order, seller báo 3 weeks mà bạn quên béng, đến khi bạn í báo thì kêu “Bỏ mẹ, gì mà nhanh thế!”
Không cầu kì nhiều, boots bủng hay chunky - bạn lại trở lại với converse, vans những đôi dễ mang, dễ đi và tối giản, dễ phối đồ. Hoặc có thể bạn sẽ đầu tư mua một đôi giày thật mắc tiền, thật xứng rồi có thể sử dụng được cho cả phần cuộc đời còn lại của bạn.
Bạn không còn ra ngoài đường là để chụp outfit. Ngoài công việc thì bạn khá ngại chụp hình - với lí do là “Có gì đâu mà chụp” hihi - social network cũng vắng bóng hình outfit. Nhưng không có nghĩa bạn hết đam mê thời trang nữa. THời gian hangout cùng bạn bè, bạn thích nói chuyện chia sẻ về thời trang hơn là chụp hình.
Những diễn đàn thời trang mà ngày xưa mà chúng ta thường góp mặt, tích cực hoạt động – chăm chỉ post bài. Chúng ta cũng hăng máu tranh luận, bảo vệ luận điểm thời trang trên các post – sẵn sàng xù lông để chửi chết cha đứa nào làm trái ý chúng ta. Còn giờ đây, whatever – sao cũng được. Cái gì bỏ qua được thì bỏ qua, cái gì sai quá thì ôn tồn chia sẻ. Toxic ư – không quan trọng nữa.
NHƯNG
Điều đó không có nghĩa là chúng ta trở nên cẩu thả, trở nên lười biếng hay thiếu chăm sóc bản thân trong việc ăn mặc. Chỉ là chúng ta đã vượt qua ngưỡng nhu cầu của bản thân về thời trang tới một mức mà chúng ta cảm thấy đủ. Vốn dĩ điều này đã được tôi luyện trong một thời gian rất dài. Bằng chứng là các giai đoạn mà mình vừa kể trên, các bạn nghĩ rằng giờ mình mong muốn thoải mái, bạn nghĩ mặc gì cũng được – nhưng bộ não của chúng ta thì không nghĩ thế.
Con người là sinh vật có tư duy và suy nghĩ, đó là điều mà làm chúng ta sở hữu nền văn minh đồ sộ hiện nay. Hàng ngàn kí ức, hàng ngàn bộ trang phục, hàng ngàn cách phối đồ thông qua việc học hỏi, trau dồi và kinh nghiệm đã tạo thành “Một hệ thống phản xạ có điều kiện” “Một tủ đồ ảo trong tiềm thức”. Dĩ nhiên, tủ đồ này phải dựa trên sự hiểu bản thân – hiểu cơ thể và biết nên làm gì, mặc gì, mặc với màu nào – làm thế nào để nổi bật.
Cho nên nhiều bạn sẽ
Điều đó không có nghĩa là các bạn thiếu cầu kì trong việc ăn mặc, chỉ là quá trình đó đã được các bạn tôi luyện trong một thời gian dài. Giờ với tiêu chí thoải mái, bạn nghĩ mặc gì cũng được - nhưng bộ não của bạn, đã ghi lại hàng ngàn kí ức về thời gian phối đồ của các bạn, đã tạo thành “Một hệ thống phản xạ có điều kiện”. Bạn biết nên mặc cái này với cái nào, màu gì với màu nào - và cái gì để nhấn nhá.
(Nhưng mình nói thêm và rõ ràng rằng mặc đơn giản không có nghĩa là tối giản nhé. Tối giản không chỉ đơn thuần là mặc cái tee trơn, cái quần xong gọi là Minimalism đâu. Simple thì mình nghĩ là ổn hơn)
Term mà mình nghĩ hợp với chúng ta nhất là “Normcore” – 1 hình dạng không định hình, chỉ là sự tự do trong cách ăn mặc.
Trích dẫn từ 1 post của Highnosbiety:
“To be truly Normcore, you need to understand that there’s no such thing as normal.”
“Để trở thành một người Normcore, bạn cần phải hiểu rằng không có gì vượt qua được “Being normal” - “Bình thường hoá””
“Normcore doesn’t want the freedom to become someone. Normcore wants the freedom to be with anyone.”
“Normcore không phải là thứ biến sự tự do trở thành một ai đó cụ thể, sự tự do trong suy nghĩ, trong cách phối đồ - đó là điều bất kì ai cũng có thể có”
Và tất nhiên, để có được 1 cái lvl “Normcore” như trên - điều cần vẫn là kiến thức và sự trải nghiệm qua một thời gian dài và chịu thay đổi nó.
Hi vọng qua bài viết này, chúng ta có thể biết được mình đang ở giai đoạn nào.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
insta banking 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
SNEAKER GAME NGÀY NAY – NHIỀU CHUYỆN ĐỂ NÓI
Dựa vào một câu nói của anh Trương Ngọc Anh (như trong hình) trong thời gian gần đây thì có vẻ, à mà không có vẻ nữa, mà nó là thực trạng. “Sneakergame” giờ là “Flexgame”? Liệu điều này có đúng không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng bước lên “Cỗ máy thời gian” của Doraemon – thực hiện cú nhảy để trở về Việt Nam những năm 2012-2015. Sneakergame lúc đó gặp rất nhiều khó khăn hơn so với bây giờ. Không có Facebook, Internet chưa phổ biến qua smartphone (Muốn đọc cái gì mới là phải chạy ra net nè) – cũng chẳng có Instagram. Việc tiếp nhận những thứ mới – những văn hóa du nhập đều từ những forum hoặc các cuộc meet-up/ gặp mặt trực tiếp. Từ đó, những người chơi giày bắt đầu từ đó. (1)
Cái thời mà hạn hẹp về kiến thức, thị trường thì không có nhiều nguồn cung giày như ngày nay. Không nhiều sellers cũng không nhiều các cửa hàng phân phối chính hãng tại Việt Nam, có thì toàn là xách tay về hoặc những người đi du học thi thoảng mua dùm. Hiếm lắm, quý lắm. Nhưng điều đó sẽ thúc đẩy về sự thèm khát, sự quan tâm tới các đôi giày. (2)
Từ (1) và (2) thì tình yêu với các đôi giày rõ ràng là đậm sâu rất nhiều (Nếu so sánh với bây giờ). Tình yêu được truyền qua từ những lời nói chuyện trực tiếp sẽ tạo được cảm hứng, động lực và mức độ tin tưởng cao hơn rất nhiều so với các bài viết trên mạng, những mẩu tin tức hay các bài phân tích như mình hay làm (Đó là điểm mạnh của Word of Mouth). Cho nên so với các anh/chị/bạn bè nào trưởng thành từ những nền văn hóa “Truyền miệng” đó, mọi thứ thật gần gũi – đầy chất xúc tác và cộng đồng lúc đó thật vui.
THẾ CÒN BÂY GIỜ THÌ SAO?
Để giải thích cho việc “Sneakerhead bây giờ chỉ thi nhau mua xem giày ai đắt hơn để Flex” thì đây không phải là một thứ “Đùng 1 cái diễn ra ngay” mà nó là “hệ quả dây chuyền” của những điều xảy ra từ trước và theo đúng dòng chảy của đại chúng.
(1) Bây giờ mọi thứ quá dễ tiếp cận. Hình ảnh đôi giày mới, của hãng nào đều có đủ trên Internet và dễ tiếp cận qua các nền tảng Facebook/Instagram. Một thời đại nhanh – mì ăn liền, ngay cả giới hạn chữ giải thích trong Insta (phần Description/caption/status) hay nội dung bó hẹp của Tiktok hoặc để tiếp cận nhiều hơn thì FB cũng suggest là hình ảnh + 1 đoạn văn ngắn miêu tả. Mà dĩ nhiên không thể nào truyền tải hết mọi thứ (Câu chuyện về đôi giày, blah bloh – trước đó có những collection nào tiền nhiệm trước rồi). Mọi thứ chỉ ngắn gọn Màu gì, Của ai làm, Size của Nam hay cho Nữ và đặc biệt là ngày phát hành và GIÁ TIỀN.
Đúng – mức thu thập thông tin đa phần của những người chơi giày trẻ sẽ nằm ở phần “Do ai làm” “Do ai đi” và “Giá tiền là bao nhiêu”. Cộng thêm những title “Đôi giày có giá resell cao ngất ngưởng?” “Đôi giày được bán giá cao nhất trong lịch sử” để thu hút người xem đã “Đánh tráo khái niệm” về 1 “Real Sneakerhead”. Giới trẻ chỉ đập vào mắt “Đôi giày” và “Giá tiền” mà bỏ qua mất (và cũng không có nhu cầu tìm hiểu lắm) “Background History” của đôi sneaker. (Điều này là mặt bằng chung chứ không phải chỉ mỗi cộng đồng sneaker).
(2) Do dễ dàng quá tiếp cận nên nhu cầu về những buổi meetup, những cuộc trò chuyện gây cảm hứng đã không còn “mặn nồng” như trước. Vì có meet-up chắc cũng đa phần là những người thuộc thế hệ trước, thế hệ trẻ tham gia là đề Flexing đôi giày mà thôi. Cái cảm hứng rất quan trọng trong việc định hướng cộng đồng sẽ phát triển như thế nào? Song song, có quá nhiều kênh phân phối giày – từ chính thống đến các resellers. Và các resellers rất biết cách “làm giá” đôi giày để tăng độ thu hút và giá trị của đôi giày nhằm thu hút người mua nó. Có bao giờ các bạn thấy một resellers nào bán giày mà đi kể câu chuyện văn hóa của đôi giày đó không, độ hiếm của nó và vì sao nó hiếm. Khá hiếm thấy, chỉ cô đọng là “Giày hot/ Giày Hype – được Celeb A/B/C đi, giá hiện tại là xxx.xxx.xxx đồng. Không mua thì hết”. Xong! Và giá trị tiền của đôi giày được cộng đồng thu nhận như 1 thứ để “Cạnh tranh” với những người chơi giày khác.
(3) Không còn chỉ ở Việt Nam mà trên quy mô toàn thế giới và mong các anh chị phải công nhận điều này. Sneaker isn’t the most important part tho! Đôi giày không còn là phần quan trọng nhất. Từ năm 2017 đến nay, sneaker chỉ đóng 1 vai trò là phần song hành cùng cái quần, chiếc áo để tạo nên bức tranh “Outfit” “Fashion”. Sneaker giờ đây cũng rất đa dạng, không chỉ đơn thuần là các footwear mà đã chuyển sang Highend sneaker – sang boots – sang dép vv.vv. Với 1 số người, đôi giày vẫn quan trọng. Nhưng một điều hơi buồn so với các bạn – đôi giày giờ đây được Gen Z sử dụng đa phần như 1 công cụ flex, tăng giá trị tổng bộ outfit đang mặc trên người. Và đó là do…
(4) HỆ QUẢ CỦA NHỮNG TẤM HÌNH BREAK DOWN OUTFIT.
Một dạng khi có sự kiện nào hot, một MVs mới nổi hay một ai đó “bỗng dưng” nổi tiếng. Rộ lên các cá nhân, các kênh truyền thông “Ra giá” các outfit và lúc nào cũng thu hút một lượng lớn quan tâm. Nội dung mang tới cho người đọc/xem ư – chẳng có gì ngoài “Thương hiệu và GIÁ TIỀN NHIỀU CON SỐ O”. Hết, ngắn gọn. Youtube, một nền tảng cũng thu hút rất nhiều các bạn trẻ quan tâm thì xem các Youtuber làm gì nhé. (Mình đang nói Youtuber Việt Nam thôi). Sneaker Hauls, Unboxing đôi giày chục triệu – trăm triệu – giá bao nhiêu tiền xuất hiện như tiếng ếch sau mưa.Vì thế mới thu hút nhiều người xem.
Nó thấm nhuần vào tư tưởng giới trẻ là phải đi giày nhiều tiền, mặc đồ nhiều tiền mới là “Dân chơi”, mới là “Nổi tiếng”, phải theo “Xu hướng”. Nên cái hệ quả như anh Ngọc Anh nói là “THI NHAU MUA XEM GIÀY AI ĐẮT HƠN ĐỂ FLEX” cũng 1 phần đến từ việc này.
Vì đi theo xu hướng, theo những gì mà những người ảnh hưởng đi nên có mấy ai quan tâm những câu chuyện cũ, những giá trị cũ. Đây là 1 điều rất bình thường nhé, người ta thích thì người ta mua. Cái độ rare/hiếm chỉ nằm ở những người chơi lâu năm hoặc có một nền tảng cố định rồi – còn bây giờ, muốn có fame thì phải theo trend. Chẳng ai quan tâm một người đi đôi Nike Sb Dunk Low “Paris” mặc dù có giá khoảng $100.000 cho size 8-9-10 (Golden size) nhưng nếu người đó Dior x Jordan giá khoảng $7.000 thì ngay lập tức phản ứng của giới trẻ sẽ hoàn toàn khác (Wow, Cool, chất)
Cũng chẳng trách được, ngay cả những ngôi sao mà các bạn trẻ đang theo dõi cũng chẳng khá khẩm gì. Mình hãy coi mấy show Phỏng vấn Rappers/Artists và Tủ giày của họ ở kênh Complex và các Seller Youtuber khác. Những người như Tyga, Chris Brown, Eminem khi được phỏng vấn thì kể rất rõ ràng và đầy cảm hứng về đôi giày mà họ mua, họ có được. Còn hiện tại thì sao, mình từng coi Lil Pump vào 1 tiệm giày và thứ mà khứa nói là “Ở đây có đôi Yeezy nào không? Tao đang nghe nói nó hot” =))))))))))). Lil Pump là idol của mấy bạn trẻ Việt Nam một thời còn như thế thì trách sao được bây giờ.
LIỆU TẤT CẢ CÓ KẾT THÚC?
Không, chẳng có gì là kết thúc cả. Vẫn ở đâu đó, có những người trẻ yêu giày và cặm cụi truyền lửa đam mê đó cho những thế hệ đương đại và tiếp theo. Tuy họ không được quan tâm nhiều nhưng khi đã là đam mê thì mọi thứ ngoại lai sẽ không còn quan trọng. Sneaker Community lại đang thực hiện vòng tròn của mình. Nó phình to quá rồi teo đi, teo còn những nhân tố quan trọng để thành 1 cộng đồng nhỏ, 1 nhóm những người truyền cảm hứng và có lẽ ở thời gian sắp tới – Nó lại “Phình” thêm một lần nữa.
Thông qua bài này, mình xin được cảm ơn Bill Bùi (Admin/Blogger của The Dunkery). Bill là một người có niềm đam mê mãnh liệt với Dunk nói riêng và Sneaker nói chung. Cho đến nay mặc dù người ta không quá mặn mà với các content về giày nói chung, huống chi là các đôi giày đặc biệt – những đôi giày mang dấu ấn lịch sử hay các văn hóa đi kèm. Thì Bill vẫn kiên trì tìm hiểu và ra các bài viết về các đôi Nike SB Dunk đặc biệt mà bạn ấy yêu thích. Đó là minh chứng cho việc tình yêu không bao giờ mất giữa các thế hệ với nhau, chỉ cần ngọn lửa còn thì nó sẽ âm ỉ cháy – cháy tới một lúc sẽ bùng to lại.
Và chỉ cần “Xăng” “Không khí nồng độ 0xi đậm đặc mà thôi”. Nhưng thứ đó đến từ đâu? Chắc có lẽ cơ hội này sẽ đến những tiền bối, những người đàn anh đi trước và các tập đoàn đầu tư cho những người thực sự đam mê.
Ủng Hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle