[English Club HEC] ROADMAP TO IELTS LISTENING BAND 9.0 🎖️🎖️
IELTS Listening là nỗi sợ ám ảnh bao thế hệ thí sinh IELTS, và với xu hướng phát triển của đề thi như hiện tại, chúng ta cần ôn luyện như thế nào để chinh phục mức 9.0 Listening? Tối nay hãy cùng tham khảo kinh nghiệm của bạn Hương Giang để học hỏi cả nhà nhé. À, đừng quên join group English Club HEC của page để cập nhật những kiến thức bổ ích nhất về IELTS cũng như Tiếng Anh nè 😉
___________
Chào các bạnn,
Mình là Hương Giang, cử nhân, thạc sĩ ngành Giảng Dạy Ngôn Ngữ từ UK và nhận chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm CELTA từ International House (IH) tại London.
Phần 1: Cần làm gì khi bạn ở level beginner (A1 CEFR)?
1. **Làm quen với nhiều accent khác nhau**
Tiếng Anh hiện tại thật sự đã không còn của riêng người Anh, mà đã trở thành một ngôn ngữ toàn cầu với nhiều biến thể chất giọng. Trong lần training tháng 3/2020 tại IH, mình có được phổ biến về việc các bài đánh giá năng lực tiếng Anh sẽ được phát triển theo hướng phản ánh lại sự đa dạng của tiếng Anh trên thế giới. Điều này ứng nghiệm luôn trong lần thi IELTS vừa rồi của mình vào tháng 4 tại BC Hà Nội với sự xuất hiện của Scottish accent ở part 1. Một vài người bạn của mình trong thời gian gần đây đi thi cũng phản ánh về Indian, Middle Eastern accent trong part 3.
Thay đổi mới này đặt ra yêu cầu với thí sinh cần phải ứng phó với các chất giọng tiếng Anh khác nhau. Vì vậy việc làm quen với các accent khác nhau ngay từ level beginner là rất quan trọng. Nó cho bạn thời gian dài hơn để rèn luyện và nâng cấp khả năng nghe, kể cả trong giao tiếp hàng ngày. Đừng quá tập trung vào chỉ nhóm phổ biến British, American hay Australian accent, bạn cần luyện tập để nghe TIẾNG ANH tốt, bao gồm tất cả các phạm trù accent.
Và bắt đầu luyện tập từ đâu ư? Mời các bạn ghé thăm https://www.youtube.com/
**2. Chọn nguồn tài liệu phù hợp**
Khi mới bắt đầu đến với Listening, bạn sẽ nghe rất nhiều lời khuyên khác nhau về việc chọn tài liệu. Dưới đây là những lời khuyên của mình dựa trên kinh nghiệm người học và kĩ năng giáo viên:
😔 Bộ luyện đề "huyền thoại" Cambridge chưa thể giúp gì bạn lúc này, ngoài việc tốn thời gian và làm bạn nản chí.
😉 Mất 2 phút để kiểm tra level của sách. Các nhà xuất bản chính thống sẽ ghi kĩ level beginner-intermediate-advanced trên bìa hoặc trang sau bìa, hoặc sử dụng kí hiệu theo Common European Framework of Reference for Languages (CEFR) A1 - C2. Hãy chọn tài liệu phù hợp với level hiện tại của bạn nhé. Việc chọn tài liệu khó hơn với hi vọng nhảy vọt năng lực có khi cuối cùng lại là bước cản khiến bạn mất động lực.
🤩 Tận dụng các tư liệu trên mạng. Nguồn tài liệu này đúng là khó để tự phân loại theo level, nhưng bạn có thể lựa chọn theo mối quan tâm và sở thích cá nhân. Khi bạn thật sự quan tâm đến những nội dung chia sẻ trong bài nghe, mình tin rằng bạn sẽ tìm được cách thức giúp bản thân hiểu được toàn bộ audio/video đó. Nhân đây mình cũng chia sẻ nguồn tài liệu học Nghe từ 2 website mà mình tin tưởng và sử dụng thường xuyên:
https://learnenglish.britishcouncil.org/skills/listening
https://www.bbc.co.uk/learningenglish/english/
**3. Chấp nhận sự mơ hồ**
"Accepting ambiguity" - Kĩ năng chấp nhận sự mơ hồ?
Lần đầu tiên nghe đến Accepting Ambiguity, mình đã ngạc nhiên không hiểu tại sao nó cũng được coi là một kĩ năng.
Đứng từ góc độ người học, việc nghe tiếng Anh nhiều lúc như chạy một chiếc cát-xét cũ, từ nghe được, từ mất, có từ như nhoè lẫn vào sự im lặng luôn. Với điểm số 9.0 kĩ năng Listening nhiều lần, mình xin thừa nhận rằng mình không bắt được 100% các âm thanh trong bài nghe IELTS. Chỉ hơi lơ đãng một chút mình cũng bỏ lỡ vài từ, nhưng mình không thấy có vấn đề với việc bỏ lỡ vài chi tiết trong bài nghe, miễn nó không phải là keyword mình cần cho đáp án. Sự tự tin "bỏ lỡ" của mình thành lập trên nền tảng kinh nghiệm xử lí đề thi, khả năng nghe hiểu tốt và tinh thần chấp nhận bỏ sót :))))))
Với các bạn mới bắt đầu và cả level cao hơn một chút, mình phỏng đoán rằng bài Nghe lướt qua nhanh chóng khiến bạn đôi khi cảm thấy không biết đâu mà lần. Đừng quá lo lắng nhé, đây là điều hoàn toàn bình thường thôi. Hiểu rõ đề bài yêu cầu bạn thực hiện dạng kĩ năng Nghe nào, bắt chậm vào những từ chứa thông tin (content words) thường được phát âm mạnh, và bỏ qua những âm tiếng khó để tập trung xử lí bài trước và quay lại phân tích lúc sau.
**4. Hoạt động Nghe chép chính tả**
Chấp nhận sự mơ hồ, nhưng không có nghĩa là bạn mặc kệ nó! Xử lí phần thông tin bạn chưa nghe được giúp bạn tiến bộ và phát triển kĩ năng.
Nhưng xử lí như thế nào? Có một phương pháp mà mình thấy đã được "lăng xê" trong nhiều group IELTS là Nghe chép chính tả (Dictation). Phương pháp này đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về tính hiệu quả nhưng khi áp dụng vẫn còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chắc là do... nó chán :)))) Bạn phải ngồi 1 mình nghe đi nghe lại 1 đoạn audio rồi chép xuống, rồi lặp đi lặp lại hoạt động này trong một khoảng thời gian dài hàng ngày...
Vậy mình xin giới thiệu thêm một "biến thể" của Dictation nếu bạn có điều kiện tìm một người bạn học cùng theo các bước như sau:
▶️ Hai bạn chọn một file nghe (phù hợp với năng lực và sở thích).
▶️Nghe lần 1 toàn bộ file - cùng viết xuống các keywords rồi trao đổi và thống nhất với nhau về nội dung chung mình nghe được bằng tiếng Anh (Việc này làm tăng tính tương tác giữa hai bạn, buộc các bạn phải nhắc lại nội dung vừa nghe và luyện phát âm/speaking, đồng thời kiểm tra xem từ khoá quan trọng và nội dung bạn vừa nghe được có giống với đối phương không)
▶️Nghe lần 2 dừng băng ở từng câu - hoàn thiện câu chứa các keywords đã note trước đó và cũng trao đổi, thống nhất với bạn còn lại bằng tiếng Anh (Một lần nữa, tăng tương tác, luyện speaking, kiểm tra kĩ năng nghe nhưng tập trung vào chi tiết nhỏ)
▶️Cuối cùng, hai bạn dùng tiếng Anh để nói cảm nghĩ của mình và đặt thêm câu hỏi về nội dung bài nghe (việc này đưa kiến thức vừa được luyện tập vào bộ nhớ lâu dài (long-term memory) và lại là một cơ hội luyện speaking nữa)
Make it communicative! Mong rằng tính tương tác và chiều luyện tập đa dạng của phương thức Dictation này sẽ giúp bạn có thêm động lực để học Nghe ^^.
🤓🤓Vừa rồi là một số chia sẻ của mình với kĩ năng Listening dành cho beginners. Mời các bạn đón đọc số tiếp theo về kĩ năng năng Listening cho các bạn intermediate và cách thoát khỏi vòng luẩn quẩn luyện đề mãi vẫn 5.0-6.0. 🤓🤓
😝Cảm ơn thời gian của các bạn, và mình rất sẵn sàng nghe thêm nhiều ý kiến về vấn đề trong bài viết, đừng ngại ngần bình luận ở dưới nha. 😝
#giangthibietgi
(Trong ảnh minh hoạ là điểm thi của mình từ thời điểm còn là sinh viên cho tới thời gian gần đây ^^)
___________
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...