GOSSIP GIRL REBOOT – FASHION > DIỄN XUẤT.
Đối với nhiều bạn thì cái tên Gossip Girl có lẽ khá xa lạ, nhưng đối với những người thuộc thế hệ 9x thì series phim GG từng gắn liền với cuộc sống tinh thần của bao người. Series này đánh trúng tâm lý tò mò của người xem về câu hỏi “Giới trẻ thượng lưu sẽ sống như thế nào?” hay dễ dàng hơn cho các bạn gen Z bây giờ là “Cuộc sống của những Rich Kids”. Các chủ đề về Tình yêu – tình bạn – gia đình luôn luôn là một chủ đề khai thác tốt và hấp dẫn với bất kì giai đoạn nào, thế hệ nào ~ chỉ là sự khéo léo của team biên kịch và đạo diễn có làm cho mọi thứ trở nên kịch tính hay hơn không thôi. Thì Gossip Girl 2007 đã đảm nhận tốt việc này. Bằng chứng là 21 giải thưởng và 31 đề cử cho nhiều hạng mục khác nhau cũng như tầm ảnh hưởng tới rất nhiều thứ. Đặc biệt là cuộc sống học đường.
Gossip Girl thực ra là loạt tiểu thuyết được dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên do tác giả Cecity von Ziegesar sáng tác. Series phim đồng tên được xây dựng dựa trên những nội dung trong tiểu thuyết. Nội dung xoay quanh cuộc sống và tình yêu của tầng lớp thanh thiếu niên thượng lưu của Trường Nữ sinh mang tên “Constance Billard School for Girls” – một ngôi trường tư danh tiếng tại khu Thượng Đông New York. Với sự xuất hiện của một blog ẩn danh mang tên là “Gossip Girl” (Tiếng Việt nôm na là Những cô gái ngồi lê đôi mách hay dễ hiểu hơn là Bà Hàng xóm) đã làm xáo trộn và khiến cuộc sống của những cô gái, chàng trai trẻ trong bộ phim trở nên nghi kị, đầy plottwist. Vì một thứ ẩn danh trên Internet mà ảnh hưởng tới cuộc sống thực mà từ đó ra được những bài học khác nhau về sự tin tưởng trong tình yêu, công việc blah bloh. Nói chung với nội dung mà Gossip Girl để lại thì dù ở lứa tuổi nào nhìn vào cũng thấy có sự đồng cảm nhất định, đặc biệt là trong giai đoạn 4.0 – mọi thứ đều tranh cãi trên Internet thế này.
Tất nhiên, bộ phim còn thu hút người xem bởi nhiều thứ khác. Đó là diễn xuất và trang phục của các diễn viên. Như mình đã nói từ đầu, bộ phim miêu tả cuộc sống thượng lưu của những cậu ấm cô chiêu tại New York nên trang phục của họ cũng phải cao cấp tại thời điểm hiện tại. Vì lí do đó, các items/trang phục mà nhân vật trong phim mặc phải thể hiện được sự lú – xú – rì, thời trang cao cấp và dĩ nhiên, thu hút và trở thành cảm hứng của rất nhiều người trẻ tại Mĩ ở thời điểm đó. Gossip Girl 2007 đã nhận rất nhiều đề cử liên quan đến Fashion/Thời trang được thể hiện trong phim như ELLE Style Awards năm 2010 (Winner) , Costume Desingers Guild Award (Đề cử) và Teen Choice Awards. Đủ để thấy sự ảnh hưởng của bộ phim này.
Vì nội dung quá gần gũi như vậy nên HBO đã quyết định reboot lại bộ phim này trên platform HBOMax của họ. Dĩ nhiên ảnh hưởng của bản 2007-2012 đã là một giá trị gì đó mang tính trường tồn nên bộ phim vấp phải rất nhiều ý kiến phản đối từ người xem và các chuyên gia. Bên cạnh đó, dàn diễn viên trẻ chưa đủ độ sâu để thể hiện được tính cách của từng nhân vật để thuyết phục người xem thoát ra được cái bóng của những người cũ. Họ đã quá quen với Queen B (Blair) của Leighton Meester hay badboy Chuck Bass của Ed Westwick..
Nhưng có lẽ sẽ có một thứ mà Gen Z hay nhiều bạn trẻ sẽ thích – đó là thời trang. Y hệt như những năm 2007, thời trang xuất hiện trong the New Gossip Girl sẽ xoay quanh những thương hiệu thời trang cao cấp như Louis Vuitton, Dior, Jacquemus .. vốn đang được cộng đồng yêu thích và sử dụng. Bên cạnh đó, những lifestyle/lối sống mới, những kiểu tóc hay makeup, những cá tính nhân vật hợp hơn với thời đại cũng được áp dụng vào. Để đảm bảo được sự gần gũi với Gen Z hiện tại.
Với số điểm 5/10 trên IMDB thì một người đã xem phiên bản cũ của Gossip Girl như mình sẽ không quan tâm lắm đến bản mới. Nhưng nếu bạn nào chưa xem và muốn biết mấy Rich Kids nước ngoài ăn mặc ra sao thì cũng có thể đốt thời gian trong giai đoạn giãn cách này tại The New Gossip Girl.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「desingers」的推薦目錄:
- 關於desingers 在 Facebook 的精選貼文
- 關於desingers 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
- 關於desingers 在 子沂 Incurable Diseases Facebook 的最讚貼文
- 關於desingers 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
- 關於desingers 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於desingers 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
- 關於desingers 在 Taiwan UI/UX Designers | Facebook 的評價
- 關於desingers 在 Best 6 Ai Tools For Designers - YouTube 的評價
- 關於desingers 在 3 Interior Designers Transform the Same Luxury Loft - YouTube 的評價
- 關於desingers 在 3 Interior Designers Transform The Same Bedroom - YouTube 的評價
desingers 在 Trí Minh Lê Facebook 的最佳解答
FASHION COLLECTION – THẾ NÀO MỚI LÀ MỘT BỘ SƯU TẬP THỜI TRANG HOÀN CHỈNH?
(Tất nhiên vẫn nằm ở phân khúc thời trang đường phố)
Cái từ “Collection” / “Bộ sưu tập” là một khái niệm mình đang thấy hơi lệch lạc trong cách sử dụng đến từ cả hai phía – Phía thương hiệu và phía khách hàng. Local brands Việt Nam phát triển mạnh, là một điều đáng mừng. Nhưng sự chuyên nghiệp hóa thương hiệu không phải là 1 điều mà mình có thể cảm nhận ở số đông mà chỉ nằm ở thiểu số. Và điều đó đến từ việc mà các local brands tung ra thứ mà chúng ta sẽ gọi là “Collection”. Còn ở về phía khách hàng – cũng trẻ người non dạ như các local brands vậy – cũng không hiểu về từ “Collection” mà không có một yêu cầu cao hơn với thương hiệu mà sử dụng từ này một cách vô tội vạ. Mức kì vọng của khách hàng trẻ về 1 fashion collection của local brands còn thấp – điều này vẫn có thể châm chước trong giai đoạn này, nhưng sẽ dẫn đến một khoảng trống lớn ở thì tương lai. Còn vì sao thì mình sẽ giải thích sau đây.
/Fashion Collection/ : Một bộ sưu tập thời trang.
Đây chính được xem như là tinh túy, là linh hồn, là khuôn mặt của các nhà thiết kế thời trang trong mỗi season/mùa ra mắt. Như các bạn đã biết thông qua các bài viết trước của mình. Thông thường sẽ có 02 mùa chính là Xuân/Hạ (Spring/Summer) và Thu/Đông (Fall/Winter) – nhưng sau này do sức ép của Fast Fashion và thói quen mua sắm vô tội vạ của người tiêu dùng (Consumerism) thì có thêm nhiều mùa phụ, các mini-drops khác. Mình sẽ thêm 02 mùa cũng chính nữa là Resort và Pre-Fall. Collection là công trình và là lựa chọn của các fashion designer để phản ánh khả năng thiết kế của họ, tầm nhìn về thời trang và các xu hướng cho nguyên một season sắp tới. Cho nên, thông qua collection mà chúng ta hãy theo dõi qua báo chí – hẳn ai học ngành thời trang cũng dễ dàng đoán được mùa sắp tới xu hướng về màu sắc, thiết kế, cut/line/tỉ lệ như thế nào. Và số lượng sản phẩm hay product line nằm ở trong con số từ 30 items cho đến 120 items, tạo ra được ít nhất từ 10-15 looks pha trộn lẫn nhau.
Trong show diễn cuối cùng của mình, “The Final Couture Show” vào mùa Xuân 2020 – Huyền thoại Jean Paul Gaultier đã trình làng cho công chúng sự mãnh liệt trong thời trang của ông dù đây là lời tạm biệt cuối cùng khi ông quyết định nghỉ ngơi sau 50 năm cống hiến. 200 looks – mình xin nhấn mạnh là 200 looks – đồng nghĩa với 200 trang phục khác nhau về cách phối đồ. Với mức trung bình là 4 items cần thiết cho 1 look (Quần, áo, outerwear và giày) thì con số là khoảng 800 items. Do con số quá lớn nên mình sẽ cho tỉ lệ trùng lặp khoảng 30% thì số items hiện diện ~ 560 items, vẫn là 1 thứ gì đó quá khủng khiếp với số lượng mình vừa nêu trên.
Vậy những bước đầu tiên để tạo nên 1 Fashion Collection là gì?
1. FOR WHAT?
Một nhà fashion designer không chỉ đơn thuần là chỉ chăm chăm vào việc thiết kế. Đây là dàn xương sống quyết định hướng đi tránh việc lệch lạc sau này. Đó là phải xác định được collection sắp tới nằm ở mùa nào. Mùa Xuân/Hè sẽ hoàn toàn khác mùa Thu/Đông. Giới tính mà collection hướng tới là gì? (Nam, Nữ, Unisex, Trẻ em..). Product Type – Loại mẫu sản phẩm, nó là haute couture, hay là casual, sportwear, streetwear hay là jeans, lingerie blah bloh các thứ. Và cuối cùng quan trọng nhất là Target Market, Target Customer (Thị trường và khách hàng mục tiêu). Việc xác định rõ ràng hướng mà mình nhắm tới cho collection vì đơn giản bạn làm đồ không phải để cho các bạn mặc mà là bán cho người khác. Và bạn không thể thành công trong việc bán cho người khác nếu bạn không xác định rõ đối tượng và hiểu họ muốn gì, mặc gì và mức chi tiêu của họ ra sao.
2. COLOUR/MÀU SẮC.
Với những nét xương sống trên thì bức tranh “Collection” của bạn cần phải có màu sắc. Bạn đừng tưởng là những bộ sưu tập kiểu Hedi Slimane SLP Trắng đen là không cần màu sắc nhé. Nồ, có bảng màu cả đấy. Bức tranh có hồn chỉ khi màu sắc được áp dụng vào – theo bất kì phương pháp ứng dụng nào đó. Tại sao phải quyết định bảng màu ứng dụng cho collection ngay tại đây vì color palette này sẽ cho thấy màu chính, cốt lõi khi người khác nhìn vào bộ sưu tập của bạn. Một bức tranh đẹp khi có bố cục màu hoàn chỉnh và cân đối. Nhiều người nghĩ rằng càng nhiều màu thì càng đẹp nhưng không, nó chỉ khiến bức tranh trở nên rối loạn hơn mà thôi. Ngay cả Rei Kawakubo, tắc kè bông từ Comme Des Garcon mà bạn nghĩ là sử dụng rất nhiều màu sắc thì bà cũng chỉ chọn 1 số lượng màu nhất định, tăng – hạ tone dựa trên nền tảng đó.
3. MOODBOARD:
Moodboard là gì.. Hmm, mình không phải dân chuyên nhưng theo những gì mà mình học hỏi từ những anh chị bạn bè học trong ngành thiết kế thời trang thì moodboard là 1 “bảng” bao gồm các references, những tấm hình đồng điệu về màu sắc đã quyết định trước đó – tập trung về chất liệu (Fabrics, material). Là thứ sẽ thể hiện trên bề mặt vải, textiles và maybe là lookbook concept sau này. Cement, Wood, Road, Descontruction…etc.
4. TECHNICAL DRAWING:
Trong bước này, dựa vào toàn bộ 3 bước phía trước thì các fashion desingers sẽ bắt đầu mường tượng và “phổ” những suy nghĩ đầu tiên của họ về collection. Có thể là những bản sketch sơ khai, sau đó phát triển dần dần thành các bản vẽ vector hoàn chỉnh, những silhouettes cụ thể. Bên cạnh đó, fashion designer cũng mường tượng được việc ứng dụng chất liệu nào lên sản phẩm nào và sao cho phù hợp với màu sắc và season quyết định.
5. PLAN:
Sau khi đã hoàn thành được bản vẽ kĩ thuật thì việc tiếp theo đó là kế hoạch sản xuất cho từng sản phẩm cụ thể. Fashion designer hoặc ekip sẽ đưa cho mỗi sản phẩm 1 code nhất định, màu sắc – bảng màu và chất liệu “bắt buộc” phải đi kèm và cái tên sản xuất. Việc này khá quan trọng vì nó sẽ quyết định deadline của toàn bộ collection. Nghĩa là có những món đồ đòi hỏi quá trình sản xuất rất lâu và có những món đồ sản xuất trong thời gian ngắn được. Để đi tới hướng cuối cùng là ngày ra collection (Deadline) thì việc plan timeline hoàn chỉnh với các thông số cụ thể sẽ giúp các fashion designer ấn định được thời gian hoàn chỉnh trong quá trình thiết kế.
6. MODEL ILLUSTRATIONS:
Bạn đã có bản vẽ kĩ thuật, bạn đã xác định rõ product line của mình. Thì giờ đây, các fashion designer phải tưởng tượng ra việc nó được mặc lên trên người như thế nào, cách phối đồ ra sao. Và khi di chuyển thì items đó sẽ trông như thế nào, posing của model. Đây là bước đầu tiên trong việc xây dựng looks và liên quan mật thiết đến concept lookbook và hình dáng của runway model sau này.
7. TECHNICAL SHEET:
Đây là bước cuối cùng, tổng hợp lại toàn bộ tất cả mọi thứ phía trên. Bảng kĩ thuật sẽ bao gồm bảng vẽ, kế hoạch sản xuất, kích thước, đối tượng người mặc, chất liệu vải vv.vv
Rồi – Sau khi đọc những bước trên các bạn đã thấy một quy trình căn bản nhất của việc tạo ra 1 collection là như thế nào chưa. Đó chỉ là “Sơ Khai” nhất từ 1 thằng không học Thời trang như mình nhé, vào trong nó sẽ phức tạp hơn rất nhiều. \
Vậy, kính thưa các “fashion designer 4.0”. Kính thưa “những kẻ vỗ ngực tự xưng là Đang làm vì thời trang, vì giới trẻ”. Các bước bên trên, các bạn làm được bao nhiêu bước rồi…?
TRỞ LẠI THỊ TRƯỜNG VIETNAM:
Đây chính là “Thiếu sót” lớn đến từ hai phía mà mình đã đề cập đầu bài và danh xưng “Collection”. Để mà xứng đáng gọi là “Collection” tại thị trường Việt Nam hiện tại đối với các thương hiệu thì chắc mình đếm trên đầu ngón tay các local brands có thể “chuyên nghiệp” vấn đề này.
Các bạn nghĩ việc bung ra một drops đồ khoảng mấy cái graphic tees, hoodie hay jacket gì đó rồi gọi nó là “Collection”. Có brands còn tung ra 1 sản phẩm chỉ là accessories và duy nhất 1 items và gọi đó là “Collection?”. Với số lượng items như vậy thì cùng lắm chúng ta sẽ chỉ có từ 2-3 looks và các bạn gọi đó là “Bộ sưu tập?”. Mình sẽ gọi đó là một Bộ sưu tập nghèo nàn. Không đụng chạm các bạn vì nó sẽ có hai hướng, nghèo nàn theo nghĩa đen vì các bạn mới khởi nghiệp chưa có tài chính vững mạnh. Và một dạng nghèo nàn khác – đó là nghèo nàn ý tưởng.
Tiếp theo là màu sắc và Moodboard. Việc không chọn màu sắc chỉnh chu và liên quan trong 1 thể thống nhất theo từng bước một đã tạo ra những sản phẩm, những “Collection” loạn sắc và không liên quan theo 1 logic có thể cảm nhận được. Bạn đừng biện minh cho việc là “Thời trang không rào cản”. Đúng, bạn có thể sáng tạo nhưng “Tự do trong Không Tự do” “Tưởng là vô định nhưng cực kì sắp xếp” là thứ mà Rei Kawakubo hay Yohji yamamoto cực kì thành công với nó.
Những chiếc áo in, những chiếc quần vô định – màu sắc lệch lạc thì người bị “hại” ở đây nhất chính là các local brands vì thị trường/người tiêu dùng không “rõ” rằng thương hiệu đang muốn làm gì, truyền tải thông điệp gì. Sự loạn sắc sau này sẽ khiến các bạn bị hụt hơi trong đường dài làm thời trang mà thôi và chắc hẳn tới đây rất nhiều người hiểu vấn đề mình đang nói.
Moodboard – Cá chắc rằng nói tới moodboard thì đa phần các local brands sẽ nghĩ tới việc moodboard chụp lookbook/clip mà không nghĩ tới việc nền tảng đầu tiên đó là xây dựng concept và lựa chọn chất liệu/material để phù hợp với “Collection” thống nhất. Nhiều khi hiệu quả nhất lại đến từ điều giản đơn nhất, đó là chất liệu và xử lí kĩ thuật bề mặt. Vì suy cho cùng, thị trường bây giờ thông minh hơn nên trải nghiệm khách hàng vẫn là thứ gì đó quý giá cho mục đích sinh tồn và khẳng định thương hiệu lâu dài.
Để gọi “Collection” là một quá trình dài và đòi hỏi công sức, tiền tài rất nhiều. Cho nên mình không oán trách hay suy xét các bạn làm fashion hiện tại ở mảng streetwear đâu. Những khó khăn các bạn đang gặp, mình hiểu. Nhưng nếu các bạn thực sự muốn theo đuổi và chuyên tâm nó, thì mọi thứ phải chuyên nghiệp dần dần lên. Có thể bây giờ bạn đang làm kiếm tiền nhưng khi ổn định tài chính rồi, bạn có muốn làm 1 “Collection” để đời hay không.
Còn “Collection” như bây giờ ư. Không!
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
desingers 在 子沂 Incurable Diseases Facebook 的最讚貼文
林宥嘉 - 別讓我走遠
--
今天晚上也會有一支cover上線!
這支也是拖了好久好久,錄音錄好後來一直沒有成功拍影片,最後終於完成啦!
謝謝Anber除了幫我拍帥照後來也幫我完成了這支影片😂
製作期拖了快一年🤣
Taco一整個超會唱,大家聽了保證戀愛一波😏
給大家看一下以前胖胖的我(雖然現在也還沒有很瘦啦
之,影片在YouTube哦!
--
演唱:章譽馨 Evelyn Chang @tacooo8528
動態攝影:吳翊嘉 Anber Wu @anber_0421
錄音、編曲、混音:子沂IDYee
--
Today there will be a new cover post on my Youtube, the singer has a really lovely voice, go and listen to it at 10pm!
--
@prilaga #americasinger #weddingsinger #countrysinger #rnbsinger #popsinger #italiansinger #leadsinger #singersofinstagram #soulsinger #song #thebestsinger #desingers #instasinger #singerslife #bestsinger #prilaga #concert #bobbysinger #femalesinger #singers #malesinger #singerisland #singer #singersongwriter #desinger #singerlife #singersongwriters #jazzsinger #operasinger #koreansinger
desingers 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最讚貼文
desingers 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
desingers 在 大象中醫 Youtube 的精選貼文
desingers 在 Best 6 Ai Tools For Designers - YouTube 的美食出口停車場
Watch for another crazy Ai tool for designers (chatGPT): https://youtu.be/CdBYeaF1a5UFor designers to produce their best work efficiently, ... ... <看更多>
desingers 在 3 Interior Designers Transform the Same Luxury Loft - YouTube 的美食出口停車場
We gave interior designers Noz Nozawa, Darren Jett, and Joy Moyler a photo of the same undecorated loft in New York - then asked each of ... ... <看更多>
desingers 在 Taiwan UI/UX Designers | Facebook 的美食出口停車場
A group for UI/UX designers in Taiwan to discuss and share ideas. Feel free to post any design related stuffs here! Welcome :) 發文留言基本原則如下: Basic ... ... <看更多>