#HannahEdApplyStory - Cô gái Hải Phòng 2 lần trượt ĐH giành học bổng viện nghiên cứu top đầu thế giới
Đoàn Thị Hải Dương sinh năm 1993, là con út trong gia đình có 3 chị em ở thành phố Hải Phòng. Từ nhỏ Dương mơ ước trở thành một bác sĩ nên rất thích môn Sinh học.
Dù không đỗ vào trường chuyên như mong muốn nhưng suốt 3 năm học tại trường THPT dân lập Hàng Hải em luôn cố gắng để đạt thành tích tốt nhất. Năm lớp 10 em bắt đầu nghĩ đến chuyện du học khi có em họ giành được học bổng tại Nhật Bản, Dương nhớ lại.
Để thực hiện dự định, Dương chăm chỉ “cày” tiếng Anh và Sinh học. Nhà không có điều kiện đi học thêm nên em mày mò mua sách tự ôn tập. Năm 2013, Dương thi vào Đại học Y Dược Hải Phòng, chuyên ngành bác sĩ Y học dự phòng nhưng không đỗ.
Dương quyết tâm ở nhà ôn thi thêm 1 năm nữa, lần này em đăng ký ngành Y khoa nhưng tiếp tục thất bại. Cuối cùng, Dương đành chuyển hướng nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào Đại học Hải Phòng ngành Công nghệ sinh học. Được thực hành nhiều nghiên cứu về Sinh học thực vật giúp Dương hào hứng hơn và tìm được hướng nghiên cứu riêng cho mình.
“Sau khi tốt nghiệp đại học năm 2017, nhận thấy hồ sơ chưa đủ mạnh để đi du học, em xin làm nghiên cứu viên bộ môn Sinh học phân tử ở Viện Di truyền Nông nghiệp. Tại đây em được nhiều giáo sư đầu ngành hướng dẫn, tiếp cận nhiều máy móc kỹ thuật hiện đại và có cơ hội sang Philippines thực tập 3 tháng”, Dương chia sẻ.
Trải nghiệm môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp nước ngoài thôi thúc Dương nộp hồ sơ xin học thạc sĩ tại Hàn Quốc. Tháng 6/2017, Dương vượt qua phỏng vấn của giáo sư Kim Jae Yean và được nhận học bổng thạc sĩ tại Đại học Quốc gia Gyeongsang.
Đến xứ sở kim chi, Dương gặp trở ngại đầu tiên về sự khác biệt ngôn ngữ và văn hoá. Tiếp đến là áp lực học tập và làm việc tại phòng thí nghiệm với cường độ cao.
“Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng em mất hơn 1 tháng làm quen, bắt nhịp công việc từ 9h sáng đến 11h đêm. Nhiều lúc, em ngồi làm thí nghiệm đến sáng. Nếu mọi người thực hiện được trong lần đầu tiên thì em phải làm tới 2, 3 lần mới thành công. Vì thế, em vẫn kiên trì và tự nhủ càng phải quyết tâm hơn, không được từ bỏ”, Dương nhớ lại.
Chuyên ngành Dương học về chỉnh sửa gen thực vật bằng công nghệ CRISPR/Cas và phát triển các công cụ chỉnh sửa gen mới với hiệu quả cao hơn. Nhờ sự cố gắng không ngừng, Dương đạt được nhiều kết quả tốt và bảo vệ đề án đúng thời hạn. Nhưng một tuần trước khi nhận bằng thạc sĩ vào tháng 8/2020, Dương nhận tin bố mất do bệnh nặng. Do dịch COVID-19 đang phức tạp, không có chuyến bay về Việt Nam, cô gái trẻ vô cùng buồn bã.
“Bố luôn khuyến khích, động viên em vượt qua thất bại để theo đuổi hành trình nghiên cứu. Không được chăm sóc và gặp ông lần cuối em rất buồn, cộng thêm khó khăn tại lab, em rơi vào suy sụp, trầm cảm kéo dài, bản thân có cảm giác kém cỏi và dự định học tiến sĩ bị hoãn lại”, Dương kể.
Sau một thời gian vực dậy tinh thần, đầu năm 2021, Dương tiếp tục hoàn thành hồ sơ, thư giới thiệu (cover letter) để "apply" chương trình tiến sĩ.
Trong thư, Dương giới thiệu qua về bản thân, thành tích và kinh nghiệm có được phù hợp với đề tài nghiên cứu. “Qua đó em khẳng định năng lực, mục tiêu đề ra nếu nhận được học bổng. Điều khó nhất là viết sao cho ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin và có sự thuyết phục”.
Cô gửi hồ sơ vào Viện Max Planck for Plant Breeding kết hợp với Đại học Duesseldorf (Đức). Rút kinh nghiệm từ những lần trước, Dương tự tin trình bày về ý tưởng, kiến thức, phát huy các kỹ năng và đặt thêm câu hỏi cho giáo sư.
Một điều mà Dương nhận ra là mạnh dạn đề xuất hướng nghiên cứu hay giải pháp mới cho đề tài sẽ tạo ấn tượng tốt với hội đồng tuyển sinh. Vượt qua 2 vòng đầu, Dương bước vào vòng phỏng vấn thứ 3 với các thành viên trong lab và được đánh giá khá tốt.
“Sau 3 năm ở Hàn Quốc em học được cách thích nghi với áp lực cao trong việc làm nghiên cứu khoa học. Phải tin tưởng vào bản thân mình, biết được giá trị của mình ở đâu, nhận ra ưu điểm và nhược điểm của mình là gì? Để khi nhận được bất cứ lời khen ngợi hay chê bai, thành công hay thất bại vẫn không bị lung lay, kiên trì theo đuổi đề tài”, Dương nói.
Sáng 6/9, Dương nhận được thư báo đậu học bổng của giáo sư và có mức lương là 2.800€/tháng trước thuế. Dương sẽ tiếp tục học ngành Sinh học phân tử, nối tiếp hướng nghiên cứu ở bậc thạc sĩ là chỉnh sửa hệ gen thực vật và công nghệ nhân giống cây trồng mới để tạo ra các giống cây ưu việt ứng phó với biến đổi khí hậu.
Dương cho rằng bản thân đã từng không có kết quả cao, luôn bắt đầu chậm hơn các bạn. Tuy nhiên, chưa bao giờ em dừng lại, nỗ lực thực hiện từng chút một để có kết quả hôm nay.
Dương lựa chọn học tiến sĩ vì thật sự đam mê nghiên cứu khoa học. Em cũng xác định mình sẽ nhận được gì, mất gì và sẵn sàng chịu trách nhiệm với quyết định đó.
Link: https://bit.ly/3zJuATw
Nguồn: vietnamnet
#scholarshipforvietnamesestudents #hannahed #hannahedapplystory #applystory #duhoc #hocbong
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過21萬的網紅PanSci 泛科學,也在其Youtube影片中提到,#可能性調查署 人類拿走了上帝的手術刀?基改人類出現了!? 自2018年11月,中國科學家賀建奎向世界宣稱第一個基因編輯嬰兒的誕生後,Crispr /cas 9 這項基因編輯技術瘋狂地出現在各個新聞媒體上。此技術從2010被發明後,科學家在基因編輯上獲得許多重大進展,然而這都僅限於病毒、微生物、植...
crispr cas 在 LDA ลดา - Ladies of Digital Age Facebook 的最佳貼文
ข่าวดีของโลก! นักวิทย์ออสฯ ตัดต่อยีนส์หยุดเชื้อโควิดแพร่กระจายในมนุษย์ได้สำเร็จแล้วด้วยเทคโนโลยี CRISPR Cas //// มันคืออะไร? ทำงานยังไง
.
.
ท่ามกลางความว้าวุ่นใจในการหาวัคซีนที่มีคุณภาพของเรา มองในระดับโลก วันนี้มีเรื่องน่าดีใจเรื่องนึงค่ะ คือนักวิทยาศาสตร์ออสเตรเลีย สามารถตัดต่อยีนส์สกัดกั้นเชื้อโควิดไม่ให้แพร่กระจายในร่างกายมนุษย์ได้สำเร็จแล้ว
CRISPR Cas คืออะไร? ทำงานยังไง
ทำไมถึงมีประสิทธิภาพขนาดนั้น
ขอเอาคลิปนี้ที่ เฟื่องลดา Faunglada - LDA เล่าถึงขั้นพีคสุดของเทคโนโลยีนี้ ที่อาจให้มนุษย์เป็นอมตะได้ กลับมารีรันอีกครั้งค่ะ
ส่วนข่าวต้นทางเรื่องการอัพเดทนี้
ที่ลิงก์นี้เลยค่า 👉🏻 https://www.wionews.com/science/scientists-use-gene-editing-technology-to-block-covid-19-transmission-in-human-cells-398047
#DancetheFuture #CRISPRCas9
#การตัดแต่งพันธุกรรม #FaungladaLDA
crispr cas 在 GIGAZINE Facebook 的最讚貼文
遺伝子編集技術「CRISPR-Cas9」の静脈注射による世界初の治療が難病を改善
crispr cas 在 PanSci 泛科學 Youtube 的最讚貼文
#可能性調查署 人類拿走了上帝的手術刀?基改人類出現了!?
自2018年11月,中國科學家賀建奎向世界宣稱第一個基因編輯嬰兒的誕生後,Crispr /cas 9 這項基因編輯技術瘋狂地出現在各個新聞媒體上。此技術從2010被發明後,科學家在基因編輯上獲得許多重大進展,然而這都僅限於病毒、微生物、植物和動物,基於生物倫理學和基因編輯技術的不完熟,基因編輯嬰兒仍有著各種不確定性,讓科學家不敢輕易動手。你還不知道Crispr /cas 9 嗎?一起來談談這項基因編輯技術和可能帶來的風險吧!
#基因編輯嬰兒 #Crispr #CRISPRrogue賀建奎 #生物倫理
crispr cas 在 人體基因編輯是在編什麼?五分鐘搞懂基因神剪CRISPR 的相關結果
一旦找到了,Cas9 立刻剪開「被認出」的DNA 片段。DNA 被剪斷摧毀,病毒就沒戲唱了。這種細菌的免疫機制,稱為CRISPR-Cas9。 ... <看更多>
crispr cas 在 細菌的死亡筆記本—CRISPR/Cas 基因編輯技術 - 國家實驗研究院 的相關結果
CRISPR /Cas9 的全名為「常間回文重複序列叢集關聯蛋白」(Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeat/ CRISPR associated protein 9),CRISPR 是1987 年 ... ... <看更多>
crispr cas 在 CRISPR - 維基百科,自由的百科全書 的相關結果
CRISPR (IPA:/ˈkrɪspər/;DJ:/ˈkrispə/;KK:/ˈkrɪspɚ/)是存在於細菌中的一種基因,該類基因組中含有曾經攻擊過該細菌的病毒的基因片段。細菌透過這些基因 ... ... <看更多>