TẠI SAO NGƯỜI CHƠI THỜI TRANG HIỆN TẠI LẠI CÓ XU HƯỚNG CHUYỂN SANG NỘI THẤT (HOME DECOR, FURNITURE).
Trong thời điểm hiện nay, không khó để các bạn thấy những người chơi thời trang có tiếng trong cộng đồng chúng ta không chỉ đi kèm theo những trang phục mà kèm vào đó là những thứ xung quanh họ. Yeah, ý mình là nội thất - những món đồ trang trí trong nhà, những vật/phụ kiện hay thậm chí là cả căn phòng. Home Decor, Furniture - Tiêu biểu và phổ thông nhất hiện tại chắc là cái ghế Wassily.
Wassily Chair, được thiết kế trên cảm hứng của khung xe đạp và tư tưởng thiết kế từ phong trào De Stjil đến từ Marcel Breuer, nhà thiết kế nội thất người Hung-ga-ri trong lò đào tạo Bauhaus. Thì đối với dân thời trang thì Antwerp's Royal Academy of Fine Art (Học viện Mỹ thuật Hoàng gia Antwerp) thì dân nội thất lại biết tới nhiều về Staatliches Bauhaus - một ngôi trường ở Đức về nghệ thuật thủ công và mĩ thuật. Dù xuất phát điểm trong trường không có bộ môn Kiến Trúc, nhưng cách tiếp cận thiết kế về một dạng nghệ thuật "Tổng Thể", liên kết với nhau gồm nhiều thứ bao gồm cả kiến trúc đã tạo ra Bauhaus movement (Phong trào Bauhaus). Phong trào Bauhaus ảnh hưởng rất lớn tới ngành thiết kế Kiến trúc hiện đại cho nên đó là lí do vì sao giờ rất nhiều người theo đuổi tinh thần này.
Như thế này, thể theo một hình kim tự tháp về nhu cầu con người nổi tiếng ( Mô hình Maslow) thì khi con người đã "ăn no mặc ấm" sẽ chuyển sang giai đoạn "ăn ngon mặc đẹp" và "thể hiện bản thân". Điều này chứng tỏ con người là một giống loài không bao giờ cảm thấy đủ và luôn nâng cấp bản thân, luôn luôn là như vậy và nhờ có nó thì con người mới phát triển, mới đạt được những cột mốc mới. Tại sao mình lại nói như thế?
Trong cộng đồng thời trang đường phố trải dài qua các thời kì, những xu hướng và trào lưu qua rồi biến mất trên thị trường. Từ "Hypebeast" đến "Hedi Boys" "DarkGod", "Techwear" "Archived Fashion", những thương hiệu lướt qua đời nhau như Guidi, CCP, Julius, ACG, Issey Miyake... (Vì khi xu hướng đó thoái trào thì các thương hiệu trên cũng không nhắc được tới nhiều). Mình cũng trải nghiệm những thời điểm đó nên hiểu được tiến trình của việc trên đó là "Sự khẳng định bản thân" / Self-actualization.
Trong khoảng thời gian không ngắn nhưng cũng không quá dài, các phong cách - các thương hiệu thời trang ồ dạt du nhập vào Việt Nam từ khi streetwear lên ngôi khiến vòng đời của 1 phong cách bền vững tại Việt Nam gần như rất ngắn và thấp. Cũng khó trách được vì mọi người trong giai đoạn "Định hình thời trang" của mình vậy.
Cho đến khoảng năm 2020/2021, những ai đã trải qua hết tất cả các giai đoạn kia hầu hết đã biết "Thứ thời trang mà mình theo đuổi" và "Con người thời trang" của mình là gì. Theo chia sẻ của nhiều người rằng "Thời trang là thứ yếu và họ muốn được thể hiện bản thân mình ra nhiều hơn nữa". Nó đi đúng với Tháp nhu cầu phía trên - tự khẳng định bản thân. Nên nhớ rằng thế hệ trẻ vô cùng giỏi và tiệm cận những vị trí đỉnh rất nhanh, nên nếu không tạo ra điểm khác biệt và khẳng định thứ mới thì rất cái tháp nhu cầu kia sẽ sụp đổ.
Trong bài viết "Aesthetic" của mình vừa qua cũng đề cập tới việc nhiều người hiện tại đang trong quá trình xây dựng "Aesthetic của riêng mình". Triết lý về vẻ đẹp và nghệ thuật là tùy thuộc cảm nhận của riêng mỗi người. Để tạo ra một Personal Aesthetic thì kết hợp cùng thời trang mặc trên người, không gian sống, tinh thần làm việc/relax/enjoy nghệ thuật là một điều mà nhiều người đang làm bây giờ. Đó là lí do việc một số lớn các bạn đang theo đuổi thời trang chuyển qua sử dụng đồ nội thất, decor hoặc creative object ( vật được design sáng tạo) kết hợp cùng fashion để tạo ra "Cái tôi" bản thân của mình. Đỉnh của "Self-actualization".
NÀO, NÓI SÂU HƠN VỀ THỜI TRANG:
Các thương hiệu thời trang đã đào sâu vào "Fashion Furniture" "Fashion Homeware" từ một khoảng thời gian trước rồi. Gucci, Loewe, Rick Owens, Chromehearts và đến cả thần tượng của khá nhiều người Virgil Abloh (Mà Virgil xuất thân là dân thiết kế nội thất chứ không phải là fashion designer) cũng hợp tác cùng IKEA để ra nhưng sản phẩm đậm chất "OFFWHITE". Supreme cũng không ngần ngại hợp tác với các thương hiệu thiết kế nội thất và phụ kiện trong nhà để mang hình tượng boxlogo trải đều trong căn nhà của bạn.
Mục đích của các fashion brands đó là "Tạo ra một hệ sinh thái khép kín" giữa các collection của họ, tạo ra một "Mối quan hệ sâu sắc hơn" với những khách hàng quý giá. Điều này càng được cổ động khi các nền tảng social network bùng lên mạnh mẽ, nghĩa là - một người có xu hướng "giới thiệu" lifestyle/lối sống bao gồm thời trang, cách ăn uống và dĩ nhiên rồi, ngôi nhà và nội thất. Thông qua hình ảnh, clip ngắn thì ngôi nhà và các phụ kiện bên trong được show nhiều hơn bao giờ hết. Đồng nghĩa, với một người yêu thích thời trang sẽ có xu hướng trang trí nội thất sao cho đồng điệu với những sản phẩm họ đang có - từ màu sắc, vibe, aesthetic và THƯƠNG HIỆU.
Ví dụ như một người thích đồ Rick Owens sẽ thường mua những đồ trang trí đến từ Rick Owens, hay một Undercover fanboi cũng yêu thích mang những đồ của UDC về.
"Fair Investment" - một sự đầu tư an toàn cũng là một lí do mà nhiều người sẵn sàng bỏ một số tiền lớn để chi trả cho nội thất. Furniture hay Home Decor thường có vòng đời dài hơn, ít xu hướng hơn là thời trang. Điều này đồng nghĩa là nếu người tiêu dùng nào sở hữu 1 -2 món đồ gì đó liên quan tới ngôi nhà và nội thất. Món đồ đó sẽ đồng hành cùng họ ít nhất là 05 năm cho tới 10 năm, hoặc có khi là cả đời. Đây chính là điểm mà các fashion brands vô cùng "thèm muốn" vì nếu mà họ thuyết phục được khách hàng mua các sản phẩm nội thất của họ thì điều này đồng nghĩa "Brandname" của họ sẽ đập vào mắt khách hàng, những người tới thăm căn nhà đó trong một khoảng thời gian dài. Viêc tăng brand awareness và biến mình trở thành một phần không thể thiếu trong lối sống của khách hàng, đó là thứ mà bất kì một thương hiệu nào luôn mong muốn.
Hơn nữa, giá cả càng cao - thương hiệu càng nổi tiếng, càng được công nhận càng thể hiện được level của người chơi (Dù là lowkey hay là commercial).
Mà nó lại quay về keyword: "SELF- ACTUALIZATION".
Mình thì chẳng biết khi nào có nhà để mà Hôm đè co nữa :'(. Cho nên mọi người hãy
...
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
boys streetwear 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
TẠI SAO VARSITY JACKET HOT Ư?
Tất nhiên sẽ rất nhiều người hỏi câu này, những thắc mắc về “Tại sao dạo này nhiều người mặc Varsity Jacket?” “Tại sao nó lại hot như thế?” “Tại sao nó lại chững lên như 1 cơn gió phất lên?” “Tại sao và tại sao?”
Sẽ có bạn trả lời là do chúng ta đang “Overact”/ Phản ứng thái quá với những chiếc áo Varsity. Đây cũng là một phản ứng tâm lý bình thường của con người, khi thấy một thứ gì đó “get high” quá mức tiêu chuẩn của họ thì con người sẽ kiếm một cách nào đó để “kìm” nó lại cho ngang bằng với mức độ chấp nhận của bản thân. Tỉ dụ như những chiếc áo Anti Social Social Club xưa kia, chẳng ai biết – mấy ai hay, nhưng đùng 1 cái do Kanye West mặc làm dấy lên làn sóng sử dụng. Hàng loạt các bài viết phân tích về sự nổi trội của ASSC bùng lên. Thì câu chuyện của Varsity Jacket tại Việt Nam cũng như thế. Nhưng “Mọi chuyện diễn ra đều có quá trình của nó” – để nhìn lên một bức tranh tổng thể thì không phải một cơ duyên mà Varsity Jacket lại “nổi đình nổi đám hiện tại”. Sự thành công của T-REDX căn bản dựa trên thực lực của họ + thêm sự may mắn ở một giai đoạn “Chín mùi” mà vô tình họ chạm được. Hãy cùng mình nhìn lại nhé.
Thứ nhất, Varsity Jacket không phải là mới xuất hiện ở Việt Nam. Chắc chắn là điều như vậy, trở lại thời điểm cách đây gần 10 năm. Năm 2011-2012, khi làn sóng hiphop bắt đầu du nhập vào Việt Nam thông qua các hình thức bboy, breakdance. Lúc đó Rap mới chỉ là đứa bé, hoạt động ngầm còn mainstream chính là nhảy. Ở mọi góc đường hẻm phố, chúng ta dễ dàng thấy các nhóm tụm năm tụm ba thi triển kĩ năng đường phố. Điều này dẫn tới nhu cầu “Dress like a dancer” “Hiphop vibing” – nhưng với kiến thức về thời trang không đa dạng nhiều cũng như nguồn hàng – khái niệm “Real-Fake” cũng không quan trọng mấy. Các cửa hàng nổi tiếng mà chúng ta biết như: KienconShop, 2Bling, Mr.T shop nhập hàng từ Trung Quốc đã có những mặt hàng mang tên là “Áo Khoác Bóng Chày”, mà theo form dáng chính là “Varsity Jacket”. Varsity Jacket đã du nhập bắt đầu từ đó nhưng cũng không được “well-recognised”/ công nhận bởi thị trường trẻ lúc đó.
Bẵng đi một thời gian, lúc này đã có một cơ số người bắt đầu để tâm tới “Varsity Jacket” thông qua các nền văn hóa mà họ tiếp nhận từ nước ngoài. Có thể là âm nhạc (Michael Jackson baby), là phim ảnh hay từ các thương hiệu đường phố. Bắt đầu có những anh/chị nhập Varsity Jacket hàng authentic từ các brands không nổi tiếng hay nội địa của Nhật, Mỹ về mặc hay để bán. Cũng có những người nhập hàng secondhand hay used/đã sử dụng về để phù hợp với tài chính người Việt. Có thể điểm là tầm 2016-2017, nhưng vốn dĩ những người này họ khá kín tiếng và low-key. Cho nên chiếc áo Varsity Jacket cũng chỉ xoay vòng quanh cộng đồng những người chơi trong cộng đồng nhỏ đó mà chưa chạm ra ngoài được.
2017-2018, thời kỳ vàng son của Streetwear nhưng điều kỳ lạ thay là mặc dù Varsity jacket có bệ phóng từ đường phố tuy nhiên lại không hề nổi ở giai đoạn này. Chúng ta hãy nói về giai đoạn sau ngay giai đoạn streetwear – hậu 2018. Thời điểm này có 1 trào lưu trong giới thời trang đường phố mà đóng vai trò quan trọng trong việc “Varsity Jacket” thành công như ngày hôm nay.
Đó chính là HEDI BOYS WANNA BE – TEDDY JACKET SLP.
Đúng vậy, các bạn còn nhớ 1 thời các chàng trai muốn trở thành “Đĩ đời boi” với quần bó sát, đôi boot Hyatt điển hình và không thể thiếu đó chính là quả jacket Teddy. Yeah, Sơn Tùng MTP, BinZ và hàng tá những Fashion Icon/ Fashion Seeders/ Fashion KOLs sử dụng Teddy khiến cả giới thời trang Việt Nam rạo rực tìm kiếm con Teddy này. Nó nhá nhem cho 1 cái sự Hot của Varsity Jacket ở VN, nhưng vẫn chưa đủ. Chưa đủ ở đây chính là giá thành quá cao cho 1 chiếc Teddy SLP – lúc đó rơi vào khoảng 30.000.000 VNĐ đến 40.000.000 VNĐ. Không phải ai cũng có khả năng tiếp cận được, đặc biệt là giới trẻ còn đang độ tuổi đi học hay cả những người đi làm. Làn sóng đó còn được đốt thêm quả bởi những collab nổi tiếng đình đám như Supreme x Louis Vuitton với quả Varsity Jacket trị giá hơn nửa tỉ của mình. Dù không sở hữu được, nhưng Varsity jacket lúc đó đã xây dựng trong mindset của giới thời trang đường phố Việt Nam là “hịn, là ngầu, là cool” – là biểu tượng của “Hype, luxury” và cái quan trọng là “Tao phải có được nó” nhưng vì chưa có đủ tiền. Người ta chờ đợi 1 sản phẩm nào đó vừa túi tiền hơn, mang cho họ được cái khả năng mà Teddy SLP mang lại ở Việt Nam. Giai đoạn này đã gần tới sự “Chín Mùi”.
2020 – một năm đầy giông bão với “Streetwear” Việt Nam nói riêng và thời trang đại chúng nói chung. Thị trường hiện tại đã thông minh và chọn lọc hơn rất nhiều, người ta đã chán ngắt việc những chiếc áo phông in hình, những vụ việc ăn cắp ý tưởng. Các cuộc tranh cãi nổi lửa về “Giá trị của các local brands” trên các hội nhóm càng chứng minh về sự khát khao một thương hiệu nào đó của Việt Nam có thể làm bật lên được. Hơn nữa, 2020 với sự trưởng thành và nâng tầm giá của các thương hiệu đi trước như DVRK, Môi Điên, AAH.. khiến người tiêu dùng trẻ quen với việc chi tiêu với số tiền >1.000.000đ cho 1 sản phẩm “Made in Việt Nam” thì T-REDX ra Varsity Jacket như 1 điểm chuẩn “chín mùi” để nhiều người cùng vào phân tích.
Tại sao Varsity Jacket của T-REDX thành công ư?
(Tất nhiên, vì mình bám sát những gì mà Huyền và Mèo đã làm nên sẽ thẳng thắn mà nói. Lúc đầu T-REDX công bố varsity jacket, nó vẫn chỉ gói gọn trong community này mà thôi).
1. Tính ứng dụng của nó cao và bám sát với đường phố. Nghĩa là sao? Nghĩa là không phải T-REDX làm đồ detail với chi tiết cầu kỳ, chúng ta còn có Vaegabond, AAH hay nhánh nữ như AEIE, Lalune, Môi Điên với mức giá mặt bằng chung là cao. Nhưng vì tệp khách của những thương hiệu này khá kén và không phải ai cũng thích sự cầu kỳ trong sản phẩm của họ. Ngay cả T-REDX thì những chiếc quần, chiếc jacket xương trước cũng có tiếng vang nhưng không nổi trội đại chúng vì 1 câu quy chuẩn “Ứng dụng” và “Street”.
2. Với một sản phẩm dễ mặc và ứng dụng, tất nhiên sẽ có nhiều người nói về nó. Những người có “Khả năng” mặc nó sẽ hỏi về detail, vì sao giá của nó ở mức 2.800.000đ. Và tất nhiên, những bloggers như mình hay các kênh truyền thông, sẽ nhảy vào. Một phần truyền tải được tới công chúng. Dù gì viết về 1 sản phẩm có quality hay detail mà có vibing của đường phố vẫn thích hơn cố gắng thổi hồn 1 thứ không có gì nổi trội cả.
3. Tại sao mình lại nói về “Ứng dụng” và “Street”. Một cách may mắn thì Varsity Jacket của T-REDX drop ngay khoảng thời gian ghi hình của 2 chương trình về đường phố mới kết thúc là Rapviet và King of Rap. Tất nhiên thì các rappers trẻ mới nổi làm sao có chi phí để mặc nào những LV, những Gucci được – với budget mà network họ có thì 1 sản phẩm gắn liền ‘Streetwear” và “Local Brand” như Varsity T-REDX là 1 phương án đẹp và cuối cùng. Thế là Varsity Jacket xuất hiện ở trên TV liên tục.
4. KOLs – quay trở lại câu chuyện detail và chất lượng. Đại chúng không cần sự rườm rà, họ cần sự sang trọng và vừa đủ. Cũng không cần quá over nhưng phải trông sang, không được đơn giản. Hai keywords “Ứng Dụng” và “Street” của Varsity T-REDX đã thuyết phục được các Influencers từ lớn tới nhỏ. Từ Touliver tới Binz, từ các Rappers đến các Youtubers.. Ai cũng có hình ảnh để bảo vệ và họ sẽ chọn phương án tốt nhất. Một cách nào đó, Varsity trong giai đoạn này gắn liền với Lifestyle.
5. Giá cả - so sánh với TEDDY SLP thì cái giá retail 2.800.000 VNĐ vẫn còn quá lời với 1 chiếc TEDDY 30.000.000 mà có thêm patch blah bloh.
6. Khi mà mật độ phủ sóng của các KOLS lớn nhỏ trên social network sẽ làm nóng thị trường và người ta sẽ đi săn những sản phẩm đó. Một thứ văn hóa không thể thiếu đó chính là “RESELL” thì “RESELLER” đã góp phần đưa giá trị của Varsity hot như bây giờ. Điều này không thể nào tránh khỏi được.
Người Việt là 1 dạng “Cả thèm chóng chán” và dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Varsity Jacket cũng không phải là một dạng ngoại lệ - nhưng để có một con đường Hot như ngày hôm nay, chiếc áo này cũng phải đi theo từng cơn sóng nhỏ trước khi phá đảo mọi sân chơi với sức công phá lớn. Còn hết hot hay không ư? Chắc chắn có, khi mà người tiêu dùng đã chán và muốn tìm kiếm 1 thứ gì đó mới hơn. Như vòng đời của 1 sản phẩm trải qua 4 giai đoạn “Introduction/ Khai vị” – “Growth – Tăng Trưởng” – “Maturity – Đạt Đỉnh” và “Decline – Suy thoái”.
---
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
boys streetwear 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
ITAEWON CLASS – FASHION?
Xin chào các bạn, mình lại trở lại rồi đây. Trước hết – mình xin chúc mọi người có một sức khỏe và tinh thần ổn định khi diễn biến dịch ngày càng trở nên phức tạp sau sự kiện “17”. Cũng trong thời gian này, có nhiều inbox hỏi mình hãy viết một bài về “Itaewon Class – Tầng lớp Iatewon” và thời trang trong đó, vì các bạn cảm thấy nhân vật nam chính/nữ chính trong đó ăn mặc rất đẹp, rất fashionable. Vậy mình cùng tìm hiểu thử nhé.
Khỏi cần phải nói gì nhiều rồi, “ITAEWON class” là một trong những series truyền hình của Hàn Quốc được ưa thích bậc nhất hiện nay tại Việt Nam. Tầng lớp ở Itaewon với sự tham gia của các diễn viên – đặc biệt nổi trội về sự thời trang nhất chính là Park Seo-Joon ( trong vai Park Sae Ro Yi) và đả nữ Kim Da Mi (trong vai Jo Yi Seo). Mình không coi phim Hàn nhiều - ở đây là cả phim ITAEWON Class – nên mình sẽ không đề cập tới nội dung phim. Mà chúng ta sẽ nói về tính thời trang của các nhân vật trong bộ phim này nhé.
Điều đầu tiên, có thể gây mất lòng – nhưng quan điểm của mình sau khi xem các outfit của hai nhân vật trên (90%) và các nhân vật phụ khác (10%) thì Thời trang trong Itaewon class là chỉ dừng ở mức “Bình thường” chứ không được gọi là Đẹp như các bạn hay ca tụng với mình.
Tại sao ư, tại vì khi xem hết các outfit xuất hiện trong series phim. Từ cách phối đồ cho đến ứng dụng và cả các items mà Park Seo-Joon và Kim Da Mi mặc – đơn giản là nó chỉ là những cách lên đồ khá quen thuộc với chúng ta. Một chiếc áo bomber, leather jacket, nhấn nhá cùng các graphics và layer đồ đơn giản – một style mà những ai yêu thích thời trang đường phố (hay lớn hơn là xu hướng Streetwear đi) đều nhận ra rằng nó đã thuộc về những năm 2016-2017. Vậy tại sao chúng ta cảm thấy đẹp.
Thứ nhất, diễn viên đẹp, mặt đẹp, hình thể đẹp (Là đã có cảm tình rồi) + một outfit chỉ dừng ở mức clean = Thế là đẹp.
Thứ hai, kiểu dáng phối hoodie, jacket ngoài + layer áo trong áo ngoài, bonus thêm quả sneaker hay boot gì đó. Vẫn được ưa chuộng khá nhiều tại các nước như Hàn Quốc và Việt Nam. Nên các bạn theo dõi phim sẽ cảm thấy đẹp, mình thì chỉ thấy bình thường.
Xét một cách khách quan, đây không phải là một bộ phim về thời trang – mà là một bộ phim drama – một series truyền hình dài tập. Cách nó tiếp cận tới đại chúng là càng nhiều càng tốt, nên việc stylish, phối đồ cũng phải đại chúng và an toàn, làm sao dễ vào mắt nhiều người xem nhất có thể cũng như phải trùng khớp với nhịp thở đại chúng. Do đó, thời trang trong “ITAEWON CLASS” là sự trải nghiệm an toàn và dễ nhìn.
(Đối với mình, nó khá giống khi nhận xét về thời trang của Sơn Tùng MTP có đẹp hay không ấy?) 😊). Khá nhiều điểm giống, Sơn Tùng MTP cũng chọn thời trang theo platform của những Celebs, KOLs đi trước của US/UK và cả Hàn nữa. Cộng them gương mặt đẹp trai, những nhãn hàng mắc tiền thì đại đa số chúng ta sẽ cho là đẹp. Thế là thành công.
Do đó, trải nghiệm về thời trang của mình trong series ăn khách “Itaewon Class” là bình thường, không có gì nổi trội và đáng nhớ cả. Nếu các bạn muốn một series phim Á Châu mà lại hợp thời trang hiện tại, mang cho bạn những outfit hay ho cũng như tham khảo về cách phối màu và đồ. Mình xin được suggest bộ phim của Nhật Bản mang tên “High and Low, The Story of S.W.O.R.D”.
Nếu các bạn yêu thích kiểu highschool fighting – chia bè chia phái kiểu “Bá vương học đường/ Crows Zero” thì “High&low” cũng có nhiều điểm tương tự như vậy. Franchise này thành công đến mức – dù series đầu tiên được phát hành năm 2015 nhưng ra liên tục các ấn phẩm, series, phim lẻ tới tận năm 2019.
Vậy tại sao – nó lại mang trải nghiệm thời trang đặc sắc. Có 1 thành phố tên là Mugen được chia quản lý thành 5 nhóm khác nhau mang tên Sannoh Rengokai, White Rascals, Oya Kohkoh, Rude Boys và Daruma Ikka. Năm nhóm này mang năm câu chuyện khác nhau, năm cách sống và tất nhiên năm style thời trang hoàn toàn khác nhau.
Mỗi nhóm để thể hiện cá tính của mình thì sự phô diễn về outfit là phải khác biệt và người xem sẽ được mãn nhãn bởi số lượng outfit khổng lồ xuất hiện trong High and Low. Normcore, Harajuku Style, Punch/Rock Inspire, biker và cả Bosozoku đều có mặt trong High and Low. Và bạn yên tâm đi, phim Nhật luôn độc đáo riêng theo cách của nó (Và thời trang diễn viên mặc) cũng vậy. Từ những item thất sủng hiện tại như Souvenir Jacket, Bomber, wallet chain cho tới những chiếc áo măng tô dài, trắng toát đều được sử dụng khá nhiều trong High and Low.
Cách phối đồ, sử dụng Descontruction Item, Patchwork (giờ khá thịnh hành ở thị trường Việt trong giai đoạn 2019-2020) đều đã có ở High and Low từ năm 2015. Chưa hết, mà đó là cách ứng dụng phụ kiện (Dây chuyên, đồng hồ, chain) thì phim Nhật luôn bá cháy rồi, các kiểu tóc cũng luôn đa dạng nữa. (Nhưng các dân chơi Nhật vẫn flex đầy đó nha, nếu để ý sẽ thấy các brands như Visvim, Undercover, Number Nine, Julius hay ChromeHearts trong đó đó)
Đó là lí do nếu bạn yêu thích thời trang và đang muốn tham khảo thêm những cách phối đồ hay ho mà đẹp, một sự trải nghiệm song song giữa phim ảnh và thời trang (+ them dễ nuốt, chứ hàn lâm quá chắc đi coi phim Oscars) thì mình xin suggest High&Low, The Story of S.W.O.R.D.
Còn nếu trải nghiệm điện ảnh drama và những diễn viên đẹp + thời trang đại chúng, cũng như có cái gì kể với bạn bè vì xu hướng, các bạn hãy xem những gì các bạn đang xem thôi.
Cảm ơn các bạn.