BALENCIAGA – KHÔNG CHỈ LÀ BIG LOGO.
Có lẽ trong mỗi chúng ta, đặc biệt là những người yêu thích cụm từ “Streetwear” “Hypebeast” và nổi trội thành những “Fashion Icon” trong giai đoạn 2017-2019, hẳn ai cũng biết tới thương hiệu “Balenciaga”. Nhưng mình dám cá với các bạn, Balenciaga trong đại đa số chúng ta – sẽ được biết tới nhiều nhất tới những đôi Speedrunner, TripleS, áo Biglogo Balenciaga hay sơ mi full printed. Căn bản, ngay cả Demna Gvasalia – CD hiện tại của Balenciaga (Người sáng lập và “Bỏ rơi” Vetements) thực chất cũng không phải cái tên đại chúng với thị trường Việt Nam.
Một số người – sẽ tưởng và so sánh ngang giữa Balenciaga và Supreme hay Off-white, đặt thương hiệu này ngang tầm với các thương hiệu Streetwear Brand (Vì thực chất, Balenciaga được nhiều người biết tới cũng từ khi Demna về và mang hơi thở của thời trang đường phố lên) hay cùng lắm sẽ mang danh là “High-end/Luxury” (Whatever). Nhưng Balenciaga không chỉ là thế, biên niên sử về một trong những thương hiệu thời trang lâu đời và có bề dày lịch sử trong nền công nghiệp tỉ đô này nhiều hơn chỉ là cái logo được yêu thích trong những năm trở lại đây. Và nếu chúng ta nhìn lại những collection của Balenciaga trước khi giai đoạn Demna gia nhập thì có thể nhiều người sẽ cảm thấy lạ lẫm và không nghĩ rằng đó là Balenciaga.
Balenciaga – “CỘI NGUỒN”
Không giống như chúng ta nhắc tới như Balenciaga hiện nay, Balenciaga đối với nền công nghiệp thời trang được ví như một cây đại thụ vậy.
Tất cả đều bắt nguồn từ cái tên: Cristobal Balenciaga – Một đại nhân vật, người sánh ngang với những tên tuổi lừng danh khác như Coco Chanel, Hubert de Givenchy, Christian Dior. Cristobal Balenciaga là người đã thực hiện cuộc cách mạng hóa lịch sử thời trang bằng việc mix và tôn vinh tính cách của người phụ nữ (Feminity silhouette) – hình bóng của họ lên các sản phẩm thời trang của mình. Đưa các collection hay thiết kế của Balenciaga trở thành những tác phẩm nghệ thuật vượt ra khỏi ranh giới của thời trang.
Có thể nói, Cristobal Balenciaga là một chàng trai theo diện “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh” – khi mà mẹ của ông là một thợ may, còn bố là một ngư chân chân phát. Sinh năm 1895 tại ngôi làng nhỏ ở Getaria, quan sát việc mẹ may đã nuôi dưỡng niềm đam mê với việc may mặc và sử dụng vải của mình. Nên nhớ rằng nằm giai đoạn 1980 1990s thì văn hóa couturier là một định mức, ước mơ cho bao nhiêu người đam mê thời trang. Cristobal Balenciaga đã nhanh chóng phát triển thiên khiếu của mình và năm 11 tuổi đã trở thành 1 trong những thợ may có kĩ năng của người trưởng thành ( Hay thợ cả). Năm 12 tuổi, Balenciaga mở cửa hàng may mặc đầu tiên tại San Sebastian.
Những năm đầu khởi nghiệp:
Paris luôn là niềm cảm hứng bất tận của Balenciaga, là một người tiên phong, mang tư tưởng “Avant-garde” và tầm nhìn đưa thời trang của những người phụ nữ lên một tầm cao mới. Balenciaga pha trộn giữa cảm hứng thời Phục Hưng Tây Ban Nha, của giới quý tộc thời đó cùng văn hóa đặc trưng của thời kì đó (Những người lính, những kẻ đấu sĩ bò tót). Nhưng ông không quên các đặc điểm của quê hương: Đó là Ren và sự tương phản màu sắc. Là một kẻ tham vọng và cầu toàn, những sản phẩm mà Balenciaga làm ra đều nhấn mạnh vào chi tiết và đầy tinh tế, điều này đã thuyết phục giới quý tộc Châu Âu và nhanh chóng đưa tên tuổi ông thành người làm đồ bậc nhất Châu Âu.
Thời Hoàng Kim và cuộc chiến ngang sức với Christian Dior:
Giai đoạn mang tên tuổi nhất cho Balenciaga chính là thập niên 50s – 60s khi mà cuộc chiến giữa ông và Christian Dior đã tôn vinh hai con người trở thành những bậc thầy lẫy lừng nhất của Art Costume. Và trong khi cả hai cây đại thụ “giao đấu” trong thể thức là đồ phụ nữ thì Dior thể hiện sự nữ tính thông qua biểu trưng những đường cong của phụ nữ bằng cách sử dụng sự thon gọn và bó sát (Các bạn có thể search Wheeled skirt của C.Dior). Còn Balenciaga lại tập trung vào việc giải phóng cơ thể qua hình khối, sự đối xứng và tương phản màu sắc.
Khi Dior chuộng phần bó cơ thể bằng các thắt lưng hay vải quanh waits(eo) thì Balenciaga thích thú trong việc không sử dụng chúng – không có sự khuôn mẫu mà thay vào đó là ứng dụng của việc hình học trong may mặc.
Tuy nhiên, thời thế đón một nhân tài tới và đuổi họ như cái cách chúng vẫn hay làm vậy. Cuối thập niên 60s, một cuộc thay đổi lớn trong tâm lí khách hàng – cùng với sự bùng nổ và thay đổi sâu sắc của thể chế chính trị, các phong trào lớn như Hippie, Rock n Roll đã đánh dấu một sự thay đổi giai cấp và vai trò của phụ nữ. Phụ nữ bây giờ không còn ở nhà nhiều mà sẽ đi làm nhiều hơn, có tiếng nói hơn. Kết quả là – nền thời trang sinh ra cụm từ “pret-a-porter” – “Ready to wear” – một khái niệm khai tử cho nền thời trang cao cấp lúc đó và theo nhu cầu của thời đại mới. Quần áo được may sẵn và bán trong các cửa hàng, sự giao tiếp giữa những người thợ may và khách hàng giảm sút và gu thẩm mỹ của đại chúng đã trở nên dễ thở hơn. Balenciaga vẫn tiếp tục thương hiệu của mình, nhưng lí tưởng của ông – đã không còn như mong muốn. Do đó, năm 1968 – Balenciaga đã rút lui khỏi ngành công nghiệp thời trang và được nhớ đến như 1 trong những thợ may giỏi nhất của thế giới. Những con người tiếp theo như Michel Goma, Josephus Thimister, Nicolas Ghesquiere (Giờ là Creative Director của Louis Vuitton nhánh womenswear), Alexander Wang và giờ đây là Demna Gvasalia.
DEMNA và nét tương đồng với Balenciaga:
Demna tới Balenciaga vào năm 2015 và thực sự đã thay đổi cả một Balenciaga cũ kĩ – khiến thương hiệu đã đi vào quên lãng với đại đa số khách hàng trở lại cuộc chơi. Một bước nhảy ngoạn mục khi Balenciaga vực dậy – đánh bại Gucci trở thành thương hiệu được yêu thích nhất năm 2017-2018. Có thể nói Balenciaga (người) và Demna hoàn toàn khác nhau, một ông lão yêu thích haute couture, còn một người lại đắm chìm trong nét đẹp của street-style. Nhưng giữa họ lại có một điểm chung, đó là sự thách thức, sự đổi mới và dám làm – dám chơi đối với nền công nghiệp thời trang này, cả Balenciaga và Demna đều thích đối đầu với các quy tắc và trong họ tràn đầy sự tự tin. Demna cũng không phải là phá hủy những gì mà Balenciaga đã gầy dựng – chẳng thế mà trong mùa Fall/Winter 2020 – Demna đã đưa lại những gì mà Balenciaga bắt đầu – đó là niềm đam mê bất tận với Paris Haute Couture của Cristobal Balenciaga sau khi ông ra đi vào năm 1968. Di sản của ông vẫn được hậu thế tiếp tục.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有54部Youtube影片,追蹤數超過13萬的網紅FASHION BOY MJ,也在其Youtube影片中提到,Waddup各位咖啡kaki我回来了啵! 这一集的Coffee Talk毫无保留的公开商业机密啵! 连成本价也公开了哈哈哈哈~~ 希望可以你们啵~ 最后我也希望马来西亚越来越多优秀的品牌,把我们的时尚sense带到国际的舞台啵! 网店:www.rexagon.co 实体店:No 173A, Dat...
「streetwear brand」的推薦目錄:
- 關於streetwear brand 在 Facebook 的最佳解答
- 關於streetwear brand 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於streetwear brand 在 Facebook 的精選貼文
- 關於streetwear brand 在 FASHION BOY MJ Youtube 的最讚貼文
- 關於streetwear brand 在 Masta B Youtube 的最佳貼文
- 關於streetwear brand 在 MING'S Youtube 的最佳解答
- 關於streetwear brand 在 DESIGNING A LUXURY STREETWEAR BRAND IN 1 HOUR 的評價
- 關於streetwear brand 在 250 Urban/Streetwear Brands ideas - Pinterest 的評價
streetwear brand 在 Facebook 的最讚貼文
THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
streetwear brand 在 Facebook 的精選貼文
FASHION PHOTOGRAPHER – Không đơn thuần là chụp ảnh.
Một con người được trông là “Phông bạt”, trông “Nghề nghệ” nhưng cũng ngậm ngùi “Đắng cay” trong nền công nghiệp thời trang này. Một người có thể được xem là “Cánh tay phải” của Fashion Designer. Có những nhà thiết kế - việc tìm kiếm một photographer có thể truyền tải được sản phẩm, thông điệp và cái đẹp từ thời trang của họ rất khó. Mà nói nghe hơi sến sẩm tí có khi phải gọi là “Duyên Phận” vì không phải nhà thiết kế nào cũng đủ may mắn mà “Lựa mặt gửi vàng” được người chụp ảnh yêu thích của họ mà cũng không phải là một người chụp ảnh tài năng có cơ hội được tỏa sáng với đúng cá tính mạnh mẽ của họ với một thương hiệu thời trang trong công cuộc “Cơm áo gạo tiền” và “Thời trang nhanh” như ngày nay.
Fashion Photography là một bộ môn “nhiều môn phối hợp” khi những nhiếp ảnh gia phải đảm bảo cái đầu lạnh của mình trong việc cân bằng các yếu tố “Art/ Nghệ Thuật” và “Marketing/ Tiếp thị”. Vì suy cho cùng, hình ảnh làm ra là để làm gì. Tất nhiên là không phải là cho nhà thiết kế thời trang hay những người trong ekip coi rồi – vì cả đội chắc nhìn nguyên collection đến mức độ ngán ngẩm.
Hình ảnh làm ra là để cho khách hàng coi – những người sẽ quyết định chi tiền để mua sản phẩm đó. Vậy đâu đơn thuần là chụp ảnh. Vì trong đám khách hàng đó sẽ chia ra 2 nhóm chính là khách hàng trung thành (Khách hàng đã, đang sử dụng sản phẩm) và khách hàng tiềm năng (Khách hàng mới). Hình ảnh lạ quá thì khách hàng trung thành hoang mang, hình ảnh cũ quá thì không tiệm cận được khách hàng mới.
Dù các bạn nói rằng có Ekip hay Art Director (Mình sẽ nói sau) nhưng người bấm máy cuối cùng vẫn là Fashion Photographer. Họ không đơn thuần chỉ là nhìn và bấm mà các fashion photographer phải còn là người hiểu rõ nhất họ đang làm việc với ai? Fashion Designer nào? Bản chất của thương hiệu mà họ chụp là gì, model này đẹp ở góc nào – chỗ nào thần nhất. Tất cả những vẻ đẹp đó làm sao có thể đưa vào trong 1 khoảnh khắc “tĩnh” được, để người xem/khách hàng khi nhìn vào bức hình – họ phải có cảm giác khát vọng, phải trầm trồ lên “Ồ, tao phải mua nó”.
Chưa hết – nếu việc tới đó thì dẫu vẫn còn hơi sớm. Thời trang – là 1 ngành công nghiệp vô cùng khắc nghiệt và mức độ đào thải cực kì mạnh. Mày không sáng tạo, mày không có điểm lợi thế cạnh tranh, mày không thể khác biệt với người khác – tụi tao sẽ loại mày trong vòng nửa nốt nhạc. Điều này còn đúng hơn với các Fashion Photographer khi những bộ ảnh lookbook, những campaign/chiến dịch sẽ là “Bộ mặt của thương hiệu” để đi so sánh, đi phân bua với các thương hiệu khác trong cùng một khoảng thị trường. Nhiều khi quần áo chỉ dừng ở mức bình thường – nhưng hình ảnh quá đẹp, khách hàng hiểu nó, cảm nhận được nó sẽ thuyết phục tốt hơn ở một collection làm đồ đẹp ơi là đẹp nhưng bộ ảnh quá bình thường, người tiêu dùng không cảm được dẫn tới chẳng ai mua. Đó là tài năng của Fashion photographer với các phong cách đặc trưng của họ.
Bên cạnh đó, việc “thổi hồn” vào một bức ảnh cũng không hề dễ dàng. So với chụp một con người sống thì mọi thứ trông sẽ giản đơn hơn, nhưng ở đây là phải phối hợp giữa những đồ vật vô tri vô giác là quần áo và người mặc chúng – để quần áo có cái “hồn riêng”, có sự “mềm mại riêng” và “nhảy múa”. Nên nhớ Fashion là Fashion, việc chú trọng bậc nhất là quần áo – là những details/chi tiết chứ không phải là human/con người. Đó cũng là lí do có những nhiếp ảnh gia chụp người, chụp lifestyle rất giỏi nhưng vào fashion – họ lại không thành công. Còn những người mà làm được tất cả điều đó – thì họ là 1 quái nhân rồi. Nên cũng có Fashion Photographer this và Fashion Photographer that, có những người mãi lận đận – còn có những người thì được săn đón bởi các thương hiệu lớn.
Và như tiêu đề, một bộ hình đẹp thì công chúng vẫn chỉ biết tới thương hiệu và models hay tấm tắc “Hình đẹp quá” mà không cần biết và cũng chả cần biết ai là người chụp đó cả. Các Fashion Photographer thì theo mình họ không quan tâm lắm tới chuyện đó – “Hữu xạ tự nhiên hương” vì họ biết đặc trưng của họ sẽ lôi kéo được người xem và các nhãn hàng quan tâm và cần cái “Tôi lạ” của họ đó. Mình viết bằng lời văn thì Fashion Photographer giao tiếp bằng ngôn ngữ “Hình ảnh”.
Streetwear Photography – CHUYỂN ĐỘNG, CHUYỂN ĐỘNG VÀ CHUYỂN ĐỘNG
Đúng vậy, studio là studio mà street là street. Mỗi thứ hình ảnh ở hai địa điểm này đều có điểm lợi và điểm bất cập khác nhau. Studio là nơi mà các photographer hay Art director/D.O.P nắm trong tay quyền điều khiển trò chơi ánh sáng, bối cảnh và không gian nhưng tất nhiên không có tính thực tế của đường phố. Dù có cố gắng tới bao nhiêu thì tỉ lệ ra giống cũng chỉ đạt khoảng 70-80%. Còn đường phố - dù bất cập về điều kiện ánh sáng, về bối cảnh (Đặc biệt là con người, cây cối) nhưng đó là tự nhiên, là khoảnh khắc mà không bao giờ chúng ta có thể làm được một cách hoàn hảo nhất. Thời trang đường phố cũng thế.
Dạo qua các groups chuyên về thời trang ở Việt Nam – cái hình ảnh mà mình nhận được từ các bạn tham gia đó là “Look like a model in studio”/ Trông như 1 người mẫu đang đứng ở studio. Đó là việc đứng im một chỗ, ánh sáng nhờ chỉnh app hay dùng đèn flash của máy mà luôn “sáng mặt ăn tiền” một cách rất commercial. Nó y hệt như mình hồi xưa, mình đã từng nghĩ đó là đẹp. Nhưng đó không phải là vibing của street-wear. 10 người giống nhau chắc cả 8 lẫn 9.
Trên đường phố, từ NYC đến London, Seattle tới Tokyo và đặc biệt là Sài Gòn, con người luôn hối hả - luôn vận động. Mọi thứ chuyển động nhanh đến không ngừng, cuộc sống vốn dĩ là vậy. Cái hay của streetphotography hay ở đây là streetwear in “real street” đó chính là sự chuyển động, ánh sáng tự nhiên và không khí /atmosphere. Trong khi các thương hiệu bỏ tiền trăm, tiền tỉ để tổ chức runway nhằm cho người xem thấy đồ họ làm được mặc trên người mẫu như thế nào, trông quần áo như thế nào khi người mặc chúng chuyển động. Thì ở streetwear, mọi thứ này đều miễn phí – chỉ có điều là nó dành cho tất cả mọi người, chứ không phải chọn lọc như runway của highfashion. Cái thú vui của một người thích quan sát như mình khi ngắm nhìn người mặc đồ trên phố đó chính là cách họ chuyển động – khi họ đi bộ, chạy hay làm bất cứ động tác gì, quần áo sẽ “chuyển động” theo cơ thể của riêng họ. Từ đó, nếp gấp, xếp li hay form dáng của quần áo – sẽ được phơi bày 100% trước mắt người xem một cách tự nhiên nhất. Thứ mà mình không thể nào trải nghiệm hoàn hảo nếu ở Studio được.
Ở đường phố - nơi mà sự “Tĩnh” và sự “Động” luôn luôn dung hòa xung quanh. Nếu chúng ta đứng (Tĩnh) thì người khác sẽ di chuyển, xe cộ sẽ di chuyển, chiếc đèn đỏ cũng bật thành đèn xanh. Còn nếu ở Studio thì việc đó sẽ phụ thuộc vào model khá nhiều. Ánh sáng cũng vậy, ánh sáng cũng di chuyển ở đường phố vì ngay “cây đèn lớn nhất của street” là “Mặt Trời” cũng di chuyển theo chiều “Đông – Tây”
cơ mà. Đèn đường, đèn xe – có tĩnh có động, tất cả đều di chuyển hỗn loạn, tạo nên sự đặc trưng của đường phố.
Nếu bạn làm việc và muốn cố gắng trở thành một model, chẳng có chi sai nhưng nếu bạn muốn post ảnh hay về trang phục cá nhân lên 1 group thời trang nào đó. Đây chỉ là 1 tip hay nguyện vọng cá nhân của mình là hãy mang tới người xem một nét gì đó đường phố, mình đã ngán ngẩm việc một chương trình hay một nhóm có chữ Street to đùng mà ai cũng muốn như là model ở một studio rồi. Nên nhớ, việc các bạn chuyển động cũng hoàn toàn khác nhau giữa người – người, cho nên cùng mặc 1 bộ đồ mà cách di chuyển/chuyển động khác nhau cũng tạo nên điểm riêng biệt cho DNA của các bạn.
CỐNG HIẾN - Bill Cunningham – Trái tim nhiệt huyết của thời trang NewYork.
Nếu các bạn có thời gian, hãy coi bộ phim tài liệu về cố nhiếp ảnh gia Bill Cunningham – 1 huyền thoại 1 người đàn ông cần mẫn, luôn nở nụ cười và là niềm cảm hứng của biết bao con người đam mê thời trang tại thành phố New York. Và nếu các bạn yêu thích thời trang và những con người đứng đằng sau nó, thì Bill Cunningham có thể là tựa film, tựa sách mà bạn có thể hiểu thêm một phần nào đó của những con người thầm lặng, chỉ có người trong giới biết và sự đóng góp của họ. Làm về thời trang, không phải lúc nào cũng chăm chăm nhắm tới “ Tôi phải là Fashion Designer” để đưa lên Facebook/Instagram một cái tít le huyễn hoặc “Designer of brand ABC/XYZ” hay một dàn “Freelance Model” như hiện nay. Bạn yêu thích thời trang hay nền công nghiệp “Cá lớn nuốt cá bé này” – có ti tỉ cách để bạn tiếp cận, stylist – fashion marketing- fashion strategy – art director và tất nhiên rồi, không thể thiếu fashion photography.
Bill Cunningham, một người đàn ông với nụ cười tỏa nắng, thân thiện và mang sự dễ chịu cho mọi người. Là 1 cây cứng của tờ báo cũng cứng cựa không kém “The New York Times” nhưng Bill lại không hề “sang chảnh” với khả năng và địa vị mình đang có. Trong suốt 40 năm hoạt động của mình, Bill đã chụp ảnh về tất cả những gì liên quan đến thời trang dưới gu thẩm mĩ của mình tại mọi nơi mà ông ấy đến. Với chiếc xe đạp và chiếc máy ảnh, dù đã có lúc tuổi cũng đã cao – Bill vẫn căm cụi đi tìm về cái gọi là “Thời trang thật sự” – về những người yêu thời trang đúng với con mắt của mình. Bạn sẽ nghĩ Bill xuất hiện nhiều ở các runway, sự kiện thời trang nổi tiếng ư. Đúng vậy, nhưng Bill lại yêu đường phố hơn. Street photography/Streetwear là nơi Bill tìm được cảm hứng cho riêng mình, với ông – những người thực sự thể hiện phong cách riêng của mình mới chính là những ngôi sao thời trang. Cho nên, những tấm hình mà Bill chụp – đa dạng, nhưng đều có hồn và sự vui vẻ, tự nhiên của người được chụp cho đến người chụp.
Do đó, Bill Cunningham giành được trái tim của tất cả mọi người và đóng góp một năng lượng tích cực về lối suy nghĩ và thời trang. Trải qua nhiều nốt thăng trầm của cuộc sống và dĩ nhiên có cả nền công nghiệp thời trang, Bill Cunningham vẫn miệt mài hăng say đi làm việc nếu ông còn có thể. Niềm đam mê bất tận với photography và thời trang đã làm ông thành biểu tượng của The New York Times đến nỗi ai được ông chụp sẽ là 1 kỉ niệm đáng nhớ, chả thế mà Anna Wintour, người phụ nữ quyền lực của Vogue, phải thốt lên rằng: “We all get dressed for Bill”/ “Chúng tôi mặc đẹp là cho/vì Bill”.
Thế giới thời trang là 1 thế giới không phải như 1 quán ăn bình dân, quán rượu khi mọi người niềm nở và bày tỏ lòng mình. Gossip có, đả kích có – nhưng khi nhắc về Bill Cunningham, tất cả mọi người đều cười và bày tỏ một sự tôn trọng với ông. Chúng ta bị quyết rũ bởi trái tim tốt bụng và tâm hồn vì thời trang của ông ấy. Thông qua hình ảnh, Bill đưa cho người khác cơ hội thể hiện bản thân và tôn vinh họ.
Bill Cunningham đã qua đời vào ngày 25/06/2016 – để lại một hình ảnh trống vắng cho thành phố Newyork. Bộ phim tài liệu và tựa sách Bill Cunningham : New York như 1 lời tôn vinh và nhắc nhở cho hậu thế, về một con người cống hiến cho ngành thời trang này. Các bạn nên xem nhé.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
streetwear brand 在 FASHION BOY MJ Youtube 的最讚貼文
Waddup各位咖啡kaki我回来了啵! 这一集的Coffee Talk毫无保留的公开商业机密啵! 连成本价也公开了哈哈哈哈~~ 希望可以你们啵~ 最后我也希望马来西亚越来越多优秀的品牌,把我们的时尚sense带到国际的舞台啵!
网店:www.rexagon.co
实体店:No 173A, Dataran, 1, Jln Dataran Cheras 9, Kawasan Perniagaan Cheras Raya, 43200 Cheras, Selangor
IG: https://www.instagram.com/rexagonofficial/?hl=en
#coffeetalk #mmmstu6io
现在FMCO期间可以使用网站注册trademark
https://trademarkonline.com.my/trademark/home/
S/ ⊕ / ⊕ / ⊕ / ⊕ / ⊕ / ⊕ / ⊕ / ⊕ / ⊕ / ⊕ /
飞仙 IG:https://www.instagram.com/monkeyjackson28
飞仙 FB:https://www.facebook.com/fashionboymj
mmm stu6io:https://www.instagram.com/mmm.stu6io/
工作邀約,歡迎電郵至:
teamfashionboy@gmail.com
streetwear brand 在 Masta B Youtube 的最佳貼文
"????? ??'? ???, ??? ??'? ??????' ??? ???? ???? ????"
??????? ???. ???????? ????? ? ?? ???? ????? ??? ????
Shizzle Ent. giới thiệu: Masta B trong Diện Mạo Mới 2021
❄️ Là một nghệ sĩ sống và làm việc không ngừng nghỉ, Masta B của Shizzle Ent. có niềm đam mê bất tận với Âm Nhạc - Thời Trang - Văn Hoá và một niềm đam mê bất tận, với Chính Anh.
❄️ 2021 có thể đang khởi đầu với những thử thách nhất định nhưng chúng tôi vẫn kịp hoàn thành bộ ảnh mới nhất của ????? ? - ???? ????? ??? ???? để chuẩn bị cho những dự án âm nhạc kế tiếp trong năm nay. Và dưới đây là thước phim thời trang chỉn chu từ hậu trường của buổi chụp hình này. Check it out!
❄️ Click for more dope photos: https://bit.ly/3xU7lGD
__
Production / Concept: Shizzle Ent
MC / Artist: Masta B
Photographer: Jet Nguyễn
Hairstyle: Braids By Via
Make Up: Nàng Mai
Jewelry: Grillz Vietnam
Clothings: Zombie VN / ToBi Streetwear / The Made / Daanchoi / Mi Cheo
??????? ???.
✧ Media Production
✧ Talent Management
✧ Hotline: 093-888-4428
#MastaB #ShizzleEntertainment #bethebestMC #TheDonOfNightlife #mc #artist #hiphop #saigon #vietnam #braidsbyvia #grillzvietnam #zombievietnam #tobistreetwear #themadesaigon #daanchoi #fashion #streetwear #streetstyle #model #underground #localbrand
streetwear brand 在 MING'S Youtube 的最佳解答
Yohji Yamamoto 定位傾向反主流反時尚,所以2020年同 Supreme 嘅聯乘系列令唔少人訝異。要了解箇中原因,可能要由2003年 Y-3 嘅成立同埋2013年 Yohji 首次同 New Era 合作講起,嘗試摸索山本耀司嘅初衷。
同時不得不提嘅一點係,2009年 Yohji Yamamoto 由於負債累累被日本一個私募基金收購大部份股份,品牌方針因此而變更都不足為奇。
信念同商業嘅平衡,相信無論時裝迷與否,都值得深思。
00:00-1:04 INTRO
1:04-2:14 Y-3──現代化、運動化的 Yohji
2:14-3:01 進一步走向街頭的 New Era 聯乘
3:01-3:38 透過 Supreme 令新世代年輕人接觸 Yohji 美學
3:38-5:10 聯乘計劃確實令網絡搜尋量暴增
詳細文章:https://bit.ly/3tuTa7k
#YohjiYamamoto #山本耀司 #Supreme #NewEra #Y3 #YohjiYamamotoPourHomme #反時尚 #街頭時尚
_________________________________
FOLLOW US NOW
➜ WEBSITE www.mings.hk
➜ INSTAGRAM www.instagram.com/mings.hk
➜ YOUTUBE www.youtube.com/mpwmings
➜ MEWE https://mewe.com/p/mings
➜ eBOOK https://ebook.mpweekly.com/bookshelf?active=mings
All videos on this channel are only used for commentary, criticism, research, scholarship, teaching, comment, and news reporting. Copyright Disclaimer Under Section 107 of the Copyright Act 1976, allowance is made for "fair use" for purposes such as criticism, comment, news reporting, teaching, scholarship, and research. Fair use is a use permitted by copyright statute that might otherwise be infringing. Non-profit, educational or personal use tips the balance in favor of fair use.
streetwear brand 在 250 Urban/Streetwear Brands ideas - Pinterest 的美食出口停車場
Feb 4, 2019 - Favorite streetwear/urbanwear clothing brands. See more ideas about street wear urban, clothing brand, urban wear. ... <看更多>
streetwear brand 在 DESIGNING A LUXURY STREETWEAR BRAND IN 1 HOUR 的美食出口停車場
Business and inquires :Ig : @[email protected] What are your thoughts on streetwear design - is it too boring, perfect, ... ... <看更多>