#HannahEdApplyStory - Cách vượt qua khủng hoảng khi ‘du học online’ bất đắc dĩ
Phan Quang Nghĩa, 24 tuổi, cựu sinh viên Đại học châu Á Thái Bình Dương Ritsumeikan (Ritsumeikan Asia Pacific University, Nhật Bản). Năm 2020, Nghĩa giành học bổng Erasmus Mundus, chương trình European Politics and Society (Chính trị và Xã hội châu Âu) trị giá 47.000 euro (khoảng 1,2 tỷ đồng).
Trong hai năm, Nghĩa sẽ lần lượt học tại Cộng hòa Séc, Ba Lan và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, do Covid-19 và gặp trục trặc visa, Nghĩa đã phải học online trong năm đầu tiên và muốn chia sẻ trải nghiệm này với những du học sinh đang gặp tình cảnh tương tự.
Do đã học đại học ở Nhật Bản, để xin được visa đi Cộng hòa Séc cho học kỳ đầu tiên của chương trình thạc sĩ, mình cần phải có lý lịch tư pháp (police check) từ phía Nhật Bản. Quá trình này mất rất nhiều thời gian (khoảng 2,5 tháng) nên đến cuối tháng 10/2020, mình mới đủ giấy tờ để nộp xin visa sang Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, ngày nhận được visa là 7/1/2021, khi học kỳ 1 vừa kết thúc nên mình đã không thể đến quốc gia đầu tiên trong chương trình học.
Đến học kỳ 2 (tháng 2/2021), lẽ ra mình sẽ đến Ba Lan nhưng lúc đó, tình hình dịch bệnh ở châu Âu căng thẳng trong khi Việt Nam đang ổn định. Trường mình theo học cũng quyết định dạy online toàn bộ kỳ 2 nên dù có sang, mình cũng không thể học trực tiếp. Ngành của mình không yêu cầu nghiên cứu ở phòng lab nên không bắt buộc sang. Do vậy, mình quyết định ở nhà.
Theo mình, trừ khi việc học online là không thể tránh khỏi, bạn không nên chủ động lựa chọn hình thức này. Khi không kịp xin visa, mình đã tự an ủi bản thân bằng suy nghĩ "mình từng học ở nước ngoài rồi, sự háo hức sẽ không còn nhiều như những bạn du học lần đầu". Tuy nhiên, đến khi trực tiếp trải nghiệm một năm học online, mình nghĩ rằng sang được tận trường, học trực tiếp vẫn tốt hơn nhiều.
Về khía cạnh học tập, cả sinh viên và giảng viên trong chương trình của mình đều không thích học online vì việc truyền tải và tiếp nhận kiến thức đều kém hiệu quả hơn so với học trực tiếp. Bên cạnh đó, thời gian các lớp học diễn ra đều rơi vào khoảng chiều-tối ở Việt Nam, một số lớp tối muộn nên bạn sẽ rất khó tập trung được vì mệt mỏi.
Đồng thời, kiến thức chủ yếu được tiếp nhận thông qua đọc tài liệu chứ việc nghe giảng và trao đổi trên lớp không có hiệu quả cao. Thế nhưng, việc tiếp cận thư viện điện tử cũng khó khăn hơn nhiều do không phải tài liệu nào bạn cần cũng có bản điện tử. Ngoài ra, các môn xã hội sẽ có hình thức kiểm tra mới, chuyển từ trắc nghiệm sang viết luận, tạo ra nhiều vấn đề không được lường trước.
Xét về khía cạnh xây dựng mối quan hệ trong khi học, giáo viên hầu như không thể nhớ được bạn do tính chất học online. Điều này khiến quan hệ giữa bạn với thầy cô kém hơn, ảnh hưởng đến khả năng xin thư giới thiệu về sau. Bạn bè cùng khóa, những người đã gặp gỡ và tương tác trực tiếp, cũng thân với nhau hơn nên bạn có thể cảm thấy lạc lõng.
Về sinh hoạt cá nhân, việc dành thời gian chủ yếu ở nhà bên máy tính ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của mình. Mình cảm giác thấy khó phân biệt thời gian làm việc, học tập với thời gian sinh hoạt cá nhân, từ đó việc nghỉ ngơi và thư giãn trở nên khó hơn.
Điều mình tự an ủi là học online ở Việt Nam có thể giúp mình tiết kiệm tương đối nhiều tiền sinh hoạt phí. Mình luôn tự nhủ là sẽ dùng khoản tiền này để du lịch châu Âu, bù lại những ngày không thể lên lớp trực tiếp.
Kỳ học online đầu tiên, điểm của mình không cao, hầu hết B, C do chưa quen cách học, đồng thời chật vật vượt qua stress. Đến kỳ 2, khi đã tìm ra phương pháp hợp lý, điểm số của mình được cải thiện rõ rệt với toàn bộ điểm A.
Mình nghĩ, bạn cần đầu tư cho không gian học, nghiên cứu bằng bộ bàn ghế tốt, rộng rãi. Một chiếc máy tính rời cũng sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn, nên đầu tư một màn hình có công nghệ giảm ánh sáng xanh. Bạn sẽ nhìn màn hình rất nhiều nên hãy tìm mọi cách để mắt nghỉ ngơi, uống thuốc bổ và sử dụng loại kính chống ánh sáng xanh.
Khi học online, bạn sẽ vận động ít hơn rất nhiều so với người khác. Do vậy, hãy lên lịch cụ thể để tập thể dục mỗi ngày. Nếu không, sau một thời gian bận rộn với việc học, bạn sẽ lười tập luyện thể chất, từ đó gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần.
Học online là một quá trình khó khăn, do vậy, bạn không nên quá hà khắc với bản thân. Ngoài thời gian học, hãy tranh thủ thời gian thư giãn, làm những việc mình thấy vui. Giữa những kỳ học, vì không thể đi chơi, khám phá châu Âu, mình thực hiện những dự án cá nhân. Việc này giúp mình bận rộn hơn, đỡ suy nghĩ lung tung và có thêm nhiều hoạt động giúp ích cho sau này.
Nghe có vẻ thừa, nhưng mình nghĩ bạn nên tranh thủ gặp nhiều người nhất có thể để đổi không khí, cũng như bù đắp cho việc thiếu tương tác xã hội của việc học online. Ngoài ra, vì từng stress trong học kỳ đầu tiên, mình hiểu tầm quan trọng của các dịch vụ tư vấn tâm lý. Chương trình học vốn đã vất vả, nhất là trong điều kiện dịch bệnh nên đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ về tinh thần khi cần thiết.
Bên cạnh đó, việc bạn ở nhà và ôm máy tính suốt ngày có thể khiến người thân khó có thể nhận ra những áp lực bạn đang phải đối mặt. Do đó, hãy cố gắng giải thích cho gia đình hiểu bạn đang trải qua điều gì, từ đó tạo ra một không gian và tinh thần học tập hiệu quả hơn.
Link: https://bit.ly/2UCDdR8
Nguồn: báo vnexpress
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
「erasmus+ 2021」的推薦目錄:
- 關於erasmus+ 2021 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於erasmus+ 2021 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於erasmus+ 2021 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於erasmus+ 2021 在 Erasmus+ - Facebook 的評價
- 關於erasmus+ 2021 在 Erasmus+ 2021-2027 Programme Priorities - YouTube 的評價
erasmus+ 2021 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
#HannahEdApplyStory - Bí quyết săn học bổng danh giá châu Âu của người Việt
Tại chương trình Erasmus Mundus Sharing 2021 do Erasmus Mundus Association - Vietnam tổ chức chiều 24/7, các diễn giả, người vừa giành học bổng khóa 2021-2023, chia sẻ cách chinh phục học bổng danh giá này.
Du học là quyết định lớn, cần cân nhắc và chuẩn bị trong thời gian dài, nhất là khi chinh phục học bổng có tính cạnh tranh cao như Erasmus Mundus. Nếu chương trình muốn học ở Erasmus Mundus tương thích với ngành đã học ở bậc cử nhân, ứng viên sẽ gặp nhiều thuận lợi trong quá trình nộp hồ sơ (apply).
Nguyễn Thị Khánh Huyền, cựu sinh viên khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã trúng tuyển chương trình Chất liệu cho tích trữ và bảo tồn năng lượng. Huyền cho rằng nền tảng của hai chương trình khớp với nhau nên trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, cô chỉ cần bù đắp kinh nghiệm làm việc bằng cách tham gia các dự án ngắn hạn. "Việc này giúp hồ sơ của mình vững hơn với các tiêu chí của hội đồng tuyển sinh đưa ra", Huyền nói. Huyền cũng là cựu học sinh lớp học bổng HannahEd đó cả nhà, mùa EM năm ngoái HannahEd có tận 5-6 bạn được đó.
Tuy nhiên, không phải ai cũng học cùng chương trình ở cả bậc cử nhân và thạc sĩ. Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội, nhưng Phạm Ngân lại lựa chọn lĩnh vực đổi mới sáng tạo ở bậc thạc sĩ. Với Ngân, việc apply học bổng, sau đó du học là để phát triển bản thân nên ứng viên không nhất thiết trở thành một chuyên gia ở ngành sắp học.
Ngân cho rằng điều quan trọng khi chọn chương trình là tìm thấy sự liên quan, gắn với con người và mục đích của bản thân. "Bạn cần kể cho hội đồng tuyển sinh câu chuyện của mình, cho thấy tại sao bạn lại muốn theo ngành này, một ngành rất khác so với nền tảng bạn đã có", Ngân chia sẻ.
Để tăng độ thuyết phục cho hồ sơ khi ngành không tương thích, các diễn giả khuyên ứng viên nên tham gia các khóa học online, ngắn hạn hoặc thi lấy chứng chỉ, thực hiện một số hoạt động liên quan.
Link: https://bit.ly/3xtelIW
Source: báo vnexpress.net
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
erasmus+ 2021 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
Đọc thành tích của Châu ít bạn biết Châu cũng đã từng tự ti với profile của bản thân mình:
“Hồi cấp 3, các bạn dần hoàn thành chứng chỉ quốc tế như SAT, IELTS để chuẩn bị hồ sơ, Châu vẫn chưa có gì, loay hoay không biết bắt đầu từ đâu. Khi đã thực sự du học, Châu vẫn luôn nghĩ mình không bằng các bạn. Tâm lý này xuất hiện khi Châu còn học cấp ba. Học kém các môn tự nhiên, nữ sinh hay bị giáo viên gọi giữa lớp và hỏi "em đã hiểu bài chưa". "Lúc nào mình cũng nghĩ bản thân kém cỏi, cần được quan tâm đặc biệt hơn mọi người. Đó cũng là lý do khiến mình sợ Toán, nghĩ không bao giờ học được môn này". Tới khi xin Thạc sỹ bạn cũng ngần ngại vì Eramus Mundus cạnh tranh quá.
Cuối cùng Châu nhận ra bản thân không hẳn là không có khả năng mà do cố gắng chưa đủ hoặc chưa dám. Những thứ đã qua, mình không quên nhưng nó không còn khiến mình sợ hãi nữa. Trong số hàng trăm người nộp hồ sơ vào ngành Kinh tế học phát triển theo chương trình học bổng Erasmus Mundus của Liên minh châu Âu năm 2021, Châu là một trong khoảng 20 sinh viên được trao học bổng toàn phần 45.000 euro (hơn 1,2 tỷ đồng).
Đọc câu chuyện của Châu để lấy thêm động lực. Bật mí với cả nhà Châu sẽ tham gia giảng dạy lớp học bổng HannahEd từ tháng 8 này, bạn cũng từng là cựu học sinh của lớp HannahEd nữa. Chị Hoa Dinh founder sẽ tiếp tục cố vấn nội dung, slide, tài liệu & tham gia giải đáp QnA nữa nhé.
Bạn nào có ý định xin học bổng, hoặc xin chưa mà chưa đậu, hoặc muốn xin thêm nữa, các bạn tham gia khoá học HannahEd kéo dài 10 buổi, 5 tuần, mỗi bài học từ 1.5-2h ha.
-- Lớp tháng 8 & 9/2021 đều có lịch, học t7CN. LỚP THÁNG 8 sắp khai giảng.
🚩Link hoàn tất thủ tục vào lớp cho bạn nào quyết luôn: http://tiny.cc/HannahEdClass
Bạn nào còn ngẫm nghĩ muốn biết thêm thông tin thì nhắn mình email hoặc điền link này http://tiny.cc/HannahEdClassInfo nhé.
Link thông tin về lớp:
https://hannahed.co/lop-tim-va-nop-hoc-bong/
❤ Like page, tag và share bạn bè nhé ❤
#HannahEd #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents #HannahEdSuccessfulstories #HannahEdOnlineClass #HannahEdMentorshipprogram
erasmus+ 2021 在 Erasmus+ - Facebook 的美食出口停車場
Erasmus+, Brussels, Belgium. 670021 likes · 4785 talking about this. The official page for Erasmus+, the EU's programme for education, training, youth... ... <看更多>