[sharing]
CÂU CHUYỆN XIN HỌC BỔNG TOÀN PHẦN TIẾN SĨ TỪ CỬ NHÂN!
#BachelortoPhD
Mặc dù phần lớn mình biết các bạn xin học bổng sau đại học là hướng Master by Coursework để đi làm, vẫn có 1 phần lớn nhiều bạn muốn tìm học bổng theo hướng Research. Nhân đây có bạn Nhật Minh trong group Scholarship Hunters viết 1 bài rất hay về kinh nghiệm đậu 9 chương trình Tiến sĩ ở nhiều nước khác nhau, trong đó bạn í chọn theo Swinburne - đại học mà các quán quân đường lên đỉnh Olympia theo học. Bạn í còn chia sẻ rất nhiều về học bổng trường và học bổng chính phủ nữa đó. Đọc và chia sẻ cho các bạn hứng thú về Research nhé ;)
_________________________________
chào các bạn,
nhận được đề nghị từ một số ace, hôm nay mình muốn chia sẻ câu chuyện đỗ học bổng của mình. sơ bộ về résumé của mình thì gồm các ý chính như sau:
1/ Học tập và chuyên môn:
12 năm học sinh giỏi: C1 trường làng, C2 Chu Văn An (GPA 9.0, rank 1), C3 Hóa 2 Ams (GPA 9.1, rank 1-2).
Tốt nghiệp cử nhân trường đại học Việt-Pháp (USTH) chuyên ngành khoa học vật liệu và công nghệ nano (GPA 15.48/20 tầm 3.65/4, rank 2).
Fellowship tới Boston (tài trợ bởi DPI) đi các trường MIT, Harvard và học hỏi một số start-up Việt tại đây.
Giải ba Hóa quận, nhì Olympic Ams, sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka, best poster in IWAMSN2016, ...
Là diễn giả ở hai hội nghị quốc tế lớn nhất về ngành vật liệu ở Việt Nam (IWAMSN2018, FMS & NANOMATA 2019).
11 công trình nghiên cứu khoa học (5 bài first/ corresponding author, 1 patent).
Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở, thành viên chủ chốt 2 đề tài cấp quốc gia và vài đề tài các cấp.
Junior Reseacher tại Viện Khoa học vật liệu (1.5 năm), Laboratories Manager tại TT phát triển công nghệ vật liệu tiên tiến (1 năm).
Research Assistant ở 5 phòng thí nghiệm khác nhau về 5 vật liệu khác nhau từ năm hai tới sau khi tốt nghiệp (trong viện Hàn lâm KH & CN).
2/ Ngoại khóa:
Founder/Head Admin Amsers' Family - group facebook, sân chơi on đầu tiên của Amser.
Founder/Leader/Cố vấn clb võ (Hanoi Ams Martial Arts Club), âm nhạc (Glee Ams), thiên văn (HAC), khoa học (PYHA - Physics & Youth Hanoi - Amsterdam & Society of Open Science & CSC - Chu Văn An Science Club), Science Tornado và thành viên ở nhiều clb khác ở trường Ams.
Leader clb âm nhạc USTH M&M Not Chocobeans, founder/admin hội Life in USTH, tổ chức gameshow và là thành viên hội sinh viên USTH.
Founder/Vice-President Hội tên lửa nước Việt Nam và admin ''Blue Sky"---Hội những người đam mê tên lửa nước(Water Rocket) và BTC/viết luật cho các cuộc thi tên lửa nước cho học sinh sinh viên ở Hà Nội và TP HCM.
Thành viên chính Hội Thiên Văn Nghiệp Dư Hà Nội (HAS), HAAC Thiên văn không khoảng cách, VietAstro.
BCH Đoàn Trung tâm Phát triển công nghệ cao.
Poster, Photo, Logo Designer/Video Editor ở khoa nano, phòng truyền thông và phòng R&D đại học USTH.
Content creator ở Học Viện Khám Phá và một số trường học, trung tâm STEM (hướng dẫn, lập giáo trình cho giáo viên và học sinh về tên lửa nước, thiên văn, thí nghiệm vui, etc.)
Tác giả bài viết khoa học cho thiếu nhi trên báo Khăn Quàng đỏ và một số fanpage khoa học.
Top 1 Dota LoD ở châu Á (vẫn còn tên trên bảng RGC), top 1 thế giới Herobots (game điện thoại), top 2 Boom, ...
Gym & Calisthenics, tham gia thi Sasuke Việt Nam - Không giới hạn
Founder/Admin Phong Thuỷ & Dự đoán học. (thời điểm 2010 đây là group đầu tiên và đông nhất về huyền học trên FB, mình là Admin chính, chuyên về mảng bói duyên xem tay, tử vi, dịch học).
Và nhiều các hoạt động khác như biên đạo, làm phim, vẽ logo, ghép nhạc, hội nghiện phim, wibu, chính trị, vân vân khác.
IELTS 6.5, tiếng Pháp đủ A2, tiếng Trung đủ đi chợ, sign language đủ tỏ tình.
sau 12 năm học sinh giỏi và luôn đứng đầu hoặc nhì lớp đồng thời giữ vai trò lớp phó học tập trong gần 10 năm với một số giải, mình nhận ra nó chả để làm gì cả. nhà mình cũng không khá giả, nên lúc đại học mình cố được học bổng để lo học phí. rồi tốt nghiệp cử nhân xếp thứ hai lớp và với một bài báo quốc tế Q1 đứng tên đầu và một patent, mình hăm hở apply vào Cambridge. kết quả là đỗ vào khoa nhưng tạch hai học bổng Gate Cambridge và Chevening (khoản này siêu phục chị Mimy Pham) thành ra cũng không có tiền mà theo học. apply Erasmus năm đó cũng tạch (nhưng bù lại năm sau đấy lại đỗ). sau nhờ chuyến đi sang Boston mấy tháng, học hỏi trao đổi trực tiếp 1v1 với nhiều giáo sư, anh chị làm PhD, giảng viên và CEO các startup, mình quyết định ở lại Việt Nam và không học lên nữa. do đó, mình không theo học bằng thạc sĩ mà quyết định đi làm để trải nghiệm và chốt được hướng đi đúng. bởi có rất nhiều người đỗ thạc tiến sĩ xong thất nghiệp, hay phát hiện mình học sai ngành và học thêm một hai cái bằng Master/PhD nữa. mình thấy cực kỳ tốn thời gian, tiền bạc và công sức. ở Cambridge theo thống kê ngành mình cũng chỉ có 3/100 tiến sĩ tốt nghiệp xong làm đúng chuyên môn thôi, kể cả tốt nghiệp trường rank 1 thì cũng chưa chắc kiếm việc dễ hơn rank 100.
trong ba năm đi làm ở nhà, vì rảnh nên mình apply thử Erasmus, Chevening, MEXT, DAAD, MITAC và gần đây là cả NZIDRS để xem thủ tục thế nào. và mình phát hiện ra là các học bổng chính phủ cho ít tiền hơn học bổng từ trường, cạnh tranh lại cao hơn nhiều, ràng buộc kinh bị mà yêu cầu viết luận nhiều quá thay vì tập trung vào chuyên môn chính. có quá nhiều điểm rơi ở các học bổng loại này, đỗ rồi chọn trường, trường rồi chọn ngành, ngành rồi chọn khoa, khoa rồi chọn thầy. không chắc là ông thầy cuối cùng mình rơi vào có hợp mình không nên đối với mình, kể cả có được học bổng, những năm học sau đó sẽ rất khổ vì không hợp tính người hướng dẫn, cũng như làm hướng mà bản thân thấy khó chịu. cho nên mình đổi sang hướng tiếp cận với giáo sư trước và điều này cho thấy kết quả khả quan hơn hẳn. giáo sư (mình thường contact trưởng khoa hoặc big boss ở university hoặc ngành đó) thường có chân trong hội đồng xét tuyển. như Erasmus thì mình nhờ thầy cũ viết mail giới thiệu cho bạn thầy là hội đồng nhận môn bên kia. hay ở một số trường như Nagoya hay Tohoku, giáo sư nhận đồng nghĩa với việc bạn được MEXT luôn. chưa kể nếu theo giáo sư chỉ dẫn, cơ hội được học bổng trường cao hơn hẳn mà còn có thể có thêm funding từ đề tài riêng của thầy. do có kế hoạch tạm dừng để học lên, mình bắt đầu nghiêm túc apply từ tháng 11 năm ngoái. từ sau thất bại ở Cambridge, mình phát hiện là mình quá chủ quan vào một chỗ nên lần này rải email tới 20 giáo sư top ngành thì 15 người phản hồi ưng với CV (khá bất ngờ vì mình không nghĩ tỉ lệ reply cao vậy, mình học thằng bạn mình rải hồ sơ đi 50 chỗ thì chỗ duy nhất nhận nó làm lại là NASA). mình tự đánh giá CV mình hợp để nộp ở tầm xếp hạng thứ 8-10 trường tốt nhất ở các nước lớn như Anh Úc Mỹ, còn các nước nhỏ hơn như Thái, Đài Loan và HongKong thì mạnh dạn top1 mà phang. bí quá tới tháng 1 mà không chỗ nào nhận thì gửi đi Hàn Nhật sau cũng được vì những nơi này rất dễ có học bổng nếu như bạn chăm chỉ và tay nghề tốt. lưu ý, mình apply thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ, không có bằng thạc sĩ mà bằng cử nhân mình lại chỉ có ba năm chứ không phải hệ bốn năm như Bách Khoa hay Sư Phạm (nên không được tính một năm cuối là tương đương với Master 1 hay Honour degree). cho nên mình bỏ qua châu Âu vì bắt buộc phải có thạc sĩ mới cho học lên, mà chưa kể toàn là master of philosophy, học tín chỉ với lên lớp nhiều quá mình ngại. ai đi làm lâu rồi sẽ hiểu, học thuật nhiều quá mình thấy phí thời gian cho nên mình ưu tiên thực chiến, tức là nếu là thạc sĩ thì phải là Master by Research hoặc Master of Engineering để có thời gian nghiên cứu nhiều hơn. ngoài ra, loại này có option nhảy lên PhD sau một năm học Master, là cái mình ưu tiên để tiết kiệm thời gian. lựa chọn chỗ để nộp hồ sơ cũng không có nhiều. mình cũng biết profile mình không phải quá xuất sắc, vì lên bậc tiến sĩ rồi, có cả những trường hợp học thêm bằng tiến sĩ nữa, rồi các anh chị hơn 30 tuổi với số công trình nghiên cứu khoa học siêu khủng kiểu gì cũng ăn đứt mình cho nên cái cốt lõi ở đây chính là phải kiểm tra độ phù hợp của bản thân với suất PhD mình nhắm tới, xem project có hợp mình không. giáo sư sẽ không nhận ông nào giỏi quá vì khó bảo, mà cũng ko kém quá vì khó hướng dẫn. bản thân mình cũng từng giúp sếp hướng dẫn cho mấy anh chị thạc tiến sĩ lúc ở cơ quan, cho nên rất hiểu tâm tư. do vậy, nếu bạn giỏi ở tầm giữa giữa và siêu hợp với project thì bạn hoàn toàn có cơ hội để nhận được sự gật đầu từ giáo sư, tức là gần như chắc chắn một vé đỗ học bổng của trường. như Saeroyi ế, sống phải có đức tin nên cứ tự tin là được👌
sau khi rải các trường ở HK, Thái, Anh, Úc, Mỹ, Canada, Iran, Ả rập, New Zealand, Đài Loan và Nhật (mình xin ko liệt kê cái ở Turkey và Brazil vì lý do nhạy cảm) thì tới tháng 2 mình được chín nơi bao gồm cả chỗ nhận học và cho học bổng. sở dĩ mình không apply hơn 15 chỗ là vì apply tầm PhD rất mệt, mỗi đơn là phải kèm theo một research proposal (2-10 trang) và PhD plan cho 3-5 năm, lại còn phải theo từng ông giáo sư từng ngành hẹp khác nhau. nói nôm na là như kiểu bạn phải chuẩn bị tài liệu thi 15 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Sử, Địa và vân vân trong một tháng vậy. mệt kinh dị.
mục tiêu apply học bổng, theo mình tiêu chí chính là phải thoải mái khi làm việc. mà thoải mái tức là lương ổn, giáo sư tốt và làm đúng hướng mình thích. ví dụ, như mình đỗ học bổng C2F của Chulalongkorn một tháng cho khoảng 40 củ VND với mức sống ở Bangkok vẫn dư dả hơn 2500 USD của NSCU tại Carolina, Mỹ hay 25000 TWD của NTU tại Đài Bắc cho mình. lương rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. rạch ròi như vậy nên khi đỗ tất cả các option mình lựa rất nhanh mà không lăn tăn, hoặc bỏ giữa chừng khi đang apply học bổng ở Dublin, Ireland và các trường ở Anh như Leeds, New Castle rồi ICL, họ cho ít ghê ngay cả khi đỗ full PhD scholarship. mình cũng không muốn học quá lâu, như ở Mỹ là 5 năm, hay một số trường ở Úc do mình chỉ có cử nhân ba năm nên phải học transfer từ master lên tầm 1 năm (tổng 4-4.5 năm). khó khăn duy nhất có lẽ là viết thư từ chối học bổng sao cho không mất lòng các giáo sư đã giúp đỡ mình tận tâm mà thôi. một ví dụ khá buồn cười là application form học bổng C2F của Chulalongkorn bằng tiếng Thái, thầy mình đã cực kỳ nhiệt tình cắt cử ra một sinh viên năm ba, một nghiên cứu sinh và một postdoc ngày đêm chat qua LINE để giúp mình đỗ bằng được (mình cũng học ké được tiếng rồi tự viết tên mình hehe) . hay học bổng ở Đại học KH & CN Iran cũng vậy, giáo sư contact mình trước qua LinkedIn vì ông ý thích bài báo của mình, đã cử một đội trợ giúp. ngay cả ở Úc, mình apply RMIT, Adelaide, Monash, UTS và Swinburne cũng giáo sư chỉ bảo tận nơi từng bước. ở New Zealand, mình cũng apply cả học bổng chính phủ và học bổng trường Massey và Auckland do giáo sư ở đây khuyến khích vậy để tăng khả năng đỗ. cho nên, mình còn dự tính apply cả học bổng Vingroup nữa nếu chẳng may chỉ nhận được admission offer. cơ mà may mắn trước tháng 4 là deadline nộp Vin và tháng 2 là open đơn cho hb chính phủ NZ, mình đã đỗ kha khá rồi và mình chốt Swinburne luôn vì cho học thẳng mỗi 3 năm, lương cao vãi (gấp 1.2-2.5 lần học bổng chính phủ nếu làm tốt industry project), giáo sư max nhiệt tình, hướng mình thích, ít bị ảnh hưởng bởi COVID (may mà tự phân tích tốt bởi data lúc ấy các nước âu mỹ ngang nhau mới chỉ có vài trăm ca, chưa toang) và nhất là họ đảm bảo một industry placement sau khi tốt nghiệp. chưa kể, đây chính là trường mà các nhà vô địch leo núi Olympia sang hằng năm (xuất khẩu lao động đi Úc là đây chứ đâu). ở Swin, PhD in Nanotechnology Engineering mà lại còn học kép thêm Graduate Certificate of Research and Innovation Management cũng ko quá tệ.
có lẽ học bổng trường ít được apply do các bạn lao vào học bổng chính phủ nhiều quá mà quên mất, hoặc thiếu support từ supervisor của mình. quy trình apply ở trường thường bớt rườm rà hơn hẳn, tập trung chuyên môn, không bị ràng buộc (phải về nước, phải làm chỗ này chỗ nọ, phải gánh nợ mấy năm), dễ bảo kê nếu giáo sư hịn và không đòi hỏi tiếng anh quá cao. như Swinburne thì mình 5.5 IELTS cũng được nhận. mình không có thành kiến gì với các bạn yêu thích ngôn ngữ Anh, nhưng ngay cả hồi đỗ Cambridge, IELTS mình cũng chỉ có 7.0 vừa xinh đủ mức trần mà thôi. thời gian cày tiếng anh chúng ta có thể học thêm nhạc cụ mới, chơi thể thao, làm thêm những cái khác để làm giàu CV hơn mà nhỉ. đặc biệt là kỹ năng viết mail, lúc đầu, lúc cuối nói chuyện với giáo sư rất quan trọng. và có lẽ bạn cũng nên tập chủ động tự apply từ đầu, apply kiểu này không thể qua bất kỳ agent hay trung tâm tư vấn nào. tự thân vận động thôi, kể cả visa sau đó, mình tin là khi mình cố gắng phấn đấu vì một cái gì đó, dù có trượt thì cũng sẽ nhận lại được nhiều kinh nghiệm sau này. thành công có được sẽ ngọt hơn rất nhiều.
trên đây là quan điểm riêng của cá nhân mình. cả quá trình này mình thấy bản thân rất may mắn khi có thể học tiến sĩ lúc 24 tuổi mà lại không cần bằng thạc sĩ, làm lại đúng sở thích về hướng công nghiệp chứ không phải nghiên cứu cơ bản nữa. mình mới nhập học mấy tuần thôi, sang Melbourne đúng hai ngày thì Úc đóng biên, hên ghê. hi vọng trong mấy ngày nghỉ covid này có thời gian viết note tử tế hơn, dài hơn, kể cụ thể profile chứ không vắn tắt như trên với từng câu chuyện riêng apply trượt và đỗ từng loại học bổng (thêm ảnh cap đầy đủ). tại mình viết lần đầu một mạch liền tù tì nên post này còn nhiều thiếu sót. mong các bạn thông cảm.
Nguồn: Đặng Nhật Minhchào các bạn,
nhận được đề nghị từ một số ace, hôm nay mình muốn chia sẻ câu chuyện đỗ học bổng của mình. sơ bộ về résumé của mình thì gồm các ý chính như sau:
1/ Học tập và chuyên môn:
12 năm học sinh giỏi: C1 trường làng, C2 Chu Văn An (GPA 9.0, rank 1), C3 Hóa 2 Ams (GPA 9.1, rank 1-2).
Tốt nghiệp cử nhân trường đại học Việt-Pháp (USTH) chuyên ngành khoa học vật liệu và công nghệ nano (GPA 15.48/20 tầm 3.65/4, rank 2).
Fellowship tới Boston (tài trợ bởi DPI) đi các trường MIT, Harvard và học hỏi một số start-up Việt tại đây.
Giải ba Hóa quận, nhì Olympic Ams, sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka, best poster in IWAMSN2016, ...
Là diễn giả ở hai hội nghị quốc tế lớn nhất về ngành vật liệu ở Việt Nam (IWAMSN2018, FMS & NANOMATA 2019).
11 công trình nghiên cứu khoa học (5 bài first/ corresponding author, 1 patent).
Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở, thành viên chủ chốt 2 đề tài cấp quốc gia và vài đề tài các cấp.
Junior Reseacher tại Viện Khoa học vật liệu (1.5 năm), Laboratories Manager tại TT phát triển công nghệ vật liệu tiên tiến (1 năm).
Research Assistant ở 5 phòng thí nghiệm khác nhau về 5 vật liệu khác nhau từ năm hai tới sau khi tốt nghiệp (trong viện Hàn lâm KH & CN).
2/ Ngoại khóa:
Founder/Head Admin Amsers' Family - group facebook, sân chơi on đầu tiên của Amser.
Founder/Leader/Cố vấn clb võ (Hanoi Ams Martial Arts Club), âm nhạc (Glee Ams), thiên văn (HAC), khoa học (PYHA - Physics & Youth Hanoi - Amsterdam & Society of Open Science & CSC - Chu Văn An Science Club), Science Tornado và thành viên ở nhiều clb khác ở trường Ams.
Leader clb âm nhạc USTH M&M Not Chocobeans, founder/admin hội Life in USTH, tổ chức gameshow và là thành viên hội sinh viên USTH.
Founder/Vice-President Hội tên lửa nước Việt Nam và admin ''Blue Sky"---Hội những người đam mê tên lửa nước(Water Rocket) và BTC/viết luật cho các cuộc thi tên lửa nước cho học sinh sinh viên ở Hà Nội và TP HCM.
Thành viên chính Hội Thiên Văn Nghiệp Dư Hà Nội (HAS), HAAC Thiên văn không khoảng cách, VietAstro.
BCH Đoàn Trung tâm Phát triển công nghệ cao.
Poster, Photo, Logo Designer/Video Editor ở khoa nano, phòng truyền thông và phòng R&D đại học USTH.
Content creator ở Học Viện Khám Phá và một số trường học, trung tâm STEM (hướng dẫn, lập giáo trình cho giáo viên và học sinh về tên lửa nước, thiên văn, thí nghiệm vui, etc.)
Tác giả bài viết khoa học cho thiếu nhi trên báo Khăn Quàng đỏ và một số fanpage khoa học.
Top 1 Dota LoD ở châu Á (vẫn còn tên trên bảng RGC), top 1 thế giới Herobots (game điện thoại), top 2 Boom, ...
Gym & Calisthenics, tham gia thi Sasuke Việt Nam - Không giới hạn
Founder/Admin Phong Thuỷ & Dự đoán học. (thời điểm 2010 đây là group đầu tiên và đông nhất về huyền học trên FB, mình là Admin chính, chuyên về mảng bói duyên xem tay, tử vi, dịch học).
Và nhiều các hoạt động khác như biên đạo, làm phim, vẽ logo, ghép nhạc, hội nghiện phim, wibu, chính trị, vân vân khác.
IELTS 6.5, tiếng Pháp đủ A2, tiếng Trung đủ đi chợ, sign language đủ tỏ tình.
sau 12 năm học sinh giỏi và luôn đứng đầu hoặc nhì lớp đồng thời giữ vai trò lớp phó học tập trong gần 10 năm với một số giải, mình nhận ra nó chả để làm gì cả. nhà mình cũng không khá giả, nên lúc đại học mình cố được học bổng để lo học phí. rồi tốt nghiệp cử nhân xếp thứ hai lớp và với một bài báo quốc tế Q1 đứng tên đầu và một patent, mình hăm hở apply vào Cambridge. kết quả là đỗ vào khoa nhưng tạch hai học bổng Gate Cambridge và Chevening (khoản này siêu phục chị Mimy Pham) thành ra cũng không có tiền mà theo học. apply Erasmus năm đó cũng tạch (nhưng bù lại năm sau đấy lại đỗ). sau nhờ chuyến đi sang Boston mấy tháng, học hỏi trao đổi trực tiếp 1v1 với nhiều giáo sư, anh chị làm PhD, giảng viên và CEO các startup, mình quyết định ở lại Việt Nam và không học lên nữa. do đó, mình không theo học bằng thạc sĩ mà quyết định đi làm để trải nghiệm và chốt được hướng đi đúng. bởi có rất nhiều người đỗ thạc tiến sĩ xong thất nghiệp, hay phát hiện mình học sai ngành và học thêm một hai cái bằng Master/PhD nữa. mình thấy cực kỳ tốn thời gian, tiền bạc và công sức. ở Cambridge theo thống kê ngành mình cũng chỉ có 3/100 tiến sĩ tốt nghiệp xong làm đúng chuyên môn thôi, kể cả tốt nghiệp trường rank 1 thì cũng chưa chắc kiếm việc dễ hơn rank 100.
trong ba năm đi làm ở nhà, vì rảnh nên mình apply thử Erasmus, Chevening, MEXT, DAAD, MITAC và gần đây là cả NZIDRS để xem thủ tục thế nào. và mình phát hiện ra là các học bổng chính phủ cho ít tiền hơn học bổng từ trường, cạnh tranh lại cao hơn nhiều, ràng buộc kinh bị mà yêu cầu viết luận nhiều quá thay vì tập trung vào chuyên môn chính. có quá nhiều điểm rơi ở các học bổng loại này, đỗ rồi chọn trường, trường rồi chọn ngành, ngành rồi chọn khoa, khoa rồi chọn thầy. không chắc là ông thầy cuối cùng mình rơi vào có hợp mình không nên đối với mình, kể cả có được học bổng, những năm học sau đó sẽ rất khổ vì không hợp tính người hướng dẫn, cũng như làm hướng mà bản thân thấy khó chịu. cho nên mình đổi sang hướng tiếp cận với giáo sư trước và điều này cho thấy kết quả khả quan hơn hẳn. giáo sư (mình thường contact trưởng khoa hoặc big boss ở university hoặc ngành đó) thường có chân trong hội đồng xét tuyển. như Erasmus thì mình nhờ thầy cũ viết mail giới thiệu cho bạn thầy là hội đồng nhận môn bên kia. hay ở một số trường như Nagoya hay Tohoku, giáo sư nhận đồng nghĩa với việc bạn được MEXT luôn. chưa kể nếu theo giáo sư chỉ dẫn, cơ hội được học bổng trường cao hơn hẳn mà còn có thể có thêm funding từ đề tài riêng của thầy. do có kế hoạch tạm dừng để học lên, mình bắt đầu nghiêm túc apply từ tháng 11 năm ngoái. từ sau thất bại ở Cambridge, mình phát hiện là mình quá chủ quan vào một chỗ nên lần này rải email tới 20 giáo sư top ngành thì 15 người phản hồi ưng với CV (khá bất ngờ vì mình không nghĩ tỉ lệ reply cao vậy, mình học thằng bạn mình rải hồ sơ đi 50 chỗ thì chỗ duy nhất nhận nó làm lại là NASA). mình tự đánh giá CV mình hợp để nộp ở tầm xếp hạng thứ 8-10 trường tốt nhất ở các nước lớn như Anh Úc Mỹ, còn các nước nhỏ hơn như Thái, Đài Loan và HongKong thì mạnh dạn top1 mà phang. bí quá tới tháng 1 mà không chỗ nào nhận thì gửi đi Hàn Nhật sau cũng được vì những nơi này rất dễ có học bổng nếu như bạn chăm chỉ và tay nghề tốt. lưu ý, mình apply thẳng từ cử nhân lên tiến sĩ, không có bằng thạc sĩ mà bằng cử nhân mình lại chỉ có ba năm chứ không phải hệ bốn năm như Bách Khoa hay Sư Phạm (nên không được tính một năm cuối là tương đương với Master 1 hay Honour degree). cho nên mình bỏ qua châu Âu vì bắt buộc phải có thạc sĩ mới cho học lên, mà chưa kể toàn là master of philosophy, học tín chỉ với lên lớp nhiều quá mình ngại. ai đi làm lâu rồi sẽ hiểu, học thuật nhiều quá mình thấy phí thời gian cho nên mình ưu tiên thực chiến, tức là nếu là thạc sĩ thì phải là Master by Research hoặc Master of Engineering để có thời gian nghiên cứu nhiều hơn. ngoài ra, loại này có option nhảy lên PhD sau một năm học Master, là cái mình ưu tiên để tiết kiệm thời gian. lựa chọn chỗ để nộp hồ sơ cũng không có nhiều. mình cũng biết profile mình không phải quá xuất sắc, vì lên bậc tiến sĩ rồi, có cả những trường hợp học thêm bằng tiến sĩ nữa, rồi các anh chị hơn 30 tuổi với số công trình nghiên cứu khoa học siêu khủng kiểu gì cũng ăn đứt mình cho nên cái cốt lõi ở đây chính là phải kiểm tra độ phù hợp của bản thân với suất PhD mình nhắm tới, xem project có hợp mình không. giáo sư sẽ không nhận ông nào giỏi quá vì khó bảo, mà cũng ko kém quá vì khó hướng dẫn. bản thân mình cũng từng giúp sếp hướng dẫn cho mấy anh chị thạc tiến sĩ lúc ở cơ quan, cho nên rất hiểu tâm tư. do vậy, nếu bạn giỏi ở tầm giữa giữa và siêu hợp với project thì bạn hoàn toàn có cơ hội để nhận được sự gật đầu từ giáo sư, tức là gần như chắc chắn một vé đỗ học bổng của trường. như Saeroyi ế, sống phải có đức tin nên cứ tự tin là được👌
sau khi rải các trường ở HK, Thái, Anh, Úc, Mỹ, Canada, Iran, Ả rập, New Zealand, Đài Loan và Nhật (mình xin ko liệt kê cái ở Turkey và Brazil vì lý do nhạy cảm) thì tới tháng 2 mình được chín nơi bao gồm cả chỗ nhận học và cho học bổng. sở dĩ mình không apply hơn 15 chỗ là vì apply tầm PhD rất mệt, mỗi đơn là phải kèm theo một research proposal (2-10 trang) và PhD plan cho 3-5 năm, lại còn phải theo từng ông giáo sư từng ngành hẹp khác nhau. nói nôm na là như kiểu bạn phải chuẩn bị tài liệu thi 15 môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Sử, Địa và vân vân trong một tháng vậy. mệt kinh dị.
mục tiêu apply học bổng, theo mình tiêu chí chính là phải thoải mái khi làm việc. mà thoải mái tức là lương ổn, giáo sư tốt và làm đúng hướng mình thích. ví dụ, như mình đỗ học bổng C2F của Chulalongkorn một tháng cho khoảng 40 củ VND với mức sống ở Bangkok vẫn dư dả hơn 2500 USD của NSCU tại Carolina, Mỹ hay 25000 TWD của NTU tại Đài Bắc cho mình. lương rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. rạch ròi như vậy nên khi đỗ tất cả các option mình lựa rất nhanh mà không lăn tăn, hoặc bỏ giữa chừng khi đang apply học bổng ở Dublin, Ireland và các trường ở Anh như Leeds, New Castle rồi ICL, họ cho ít ghê ngay cả khi đỗ full PhD scholarship. mình cũng không muốn học quá lâu, như ở Mỹ là 5 năm, hay một số trường ở Úc do mình chỉ có cử nhân ba năm nên phải học transfer từ master lên tầm 1 năm (tổng 4-4.5 năm). khó khăn duy nhất có lẽ là viết thư từ chối học bổng sao cho không mất lòng các giáo sư đã giúp đỡ mình tận tâm mà thôi. một ví dụ khá buồn cười là application form học bổng C2F của Chulalongkorn bằng tiếng Thái, thầy mình đã cực kỳ nhiệt tình cắt cử ra một sinh viên năm ba, một nghiên cứu sinh và một postdoc ngày đêm chat qua LINE để giúp mình đỗ bằng được (mình cũng học ké được tiếng rồi tự viết tên mình hehe) . hay học bổng ở Đại học KH & CN Iran cũng vậy, giáo sư contact mình trước qua LinkedIn vì ông ý thích bài báo của mình, đã cử một đội trợ giúp. ngay cả ở Úc, mình apply RMIT, Adelaide, Monash, UTS và Swinburne cũng giáo sư chỉ bảo tận nơi từng bước. ở New Zealand, mình cũng apply cả học bổng chính phủ và học bổng trường Massey và Auckland do giáo sư ở đây khuyến khích vậy để tăng khả năng đỗ. cho nên, mình còn dự tính apply cả học bổng Vingroup nữa nếu chẳng may chỉ nhận được admission offer. cơ mà may mắn trước tháng 4 là deadline nộp Vin và tháng 2 là open đơn cho hb chính phủ NZ, mình đã đỗ kha khá rồi và mình chốt Swinburne luôn vì cho học thẳng mỗi 3 năm, lương cao vãi (gấp 1.2-2.5 lần học bổng chính phủ nếu làm tốt industry project), giáo sư max nhiệt tình, hướng mình thích, ít bị ảnh hưởng bởi COVID (may mà tự phân tích tốt bởi data lúc ấy các nước âu mỹ ngang nhau mới chỉ có vài trăm ca, chưa toang) và nhất là họ đảm bảo một industry placement sau khi tốt nghiệp. chưa kể, đây chính là trường mà các nhà vô địch leo núi Olympia sang hằng năm (xuất khẩu lao động đi Úc là đây chứ đâu). ở Swin, PhD in Nanotechnology Engineering mà lại còn học kép thêm Graduate Certificate of Research and Innovation Management cũng ko quá tệ.
có lẽ học bổng trường ít được apply do các bạn lao vào học bổng chính phủ nhiều quá mà quên mất, hoặc thiếu support từ supervisor của mình. quy trình apply ở trường thường bớt rườm rà hơn hẳn, tập trung chuyên môn, không bị ràng buộc (phải về nước, phải làm chỗ này chỗ nọ, phải gánh nợ mấy năm), dễ bảo kê nếu giáo sư hịn và không đòi hỏi tiếng anh quá cao. như Swinburne thì mình 5.5 IELTS cũng được nhận. mình không có thành kiến gì với các bạn yêu thích ngôn ngữ Anh, nhưng ngay cả hồi đỗ Cambridge, IELTS mình cũng chỉ có 7.0 vừa xinh đủ mức trần mà thôi. thời gian cày tiếng anh chúng ta có thể học thêm nhạc cụ mới, chơi thể thao, làm thêm những cái khác để làm giàu CV hơn mà nhỉ. đặc biệt là kỹ năng viết mail, lúc đầu, lúc cuối nói chuyện với giáo sư rất quan trọng. và có lẽ bạn cũng nên tập chủ động tự apply từ đầu, apply kiểu này không thể qua bất kỳ agent hay trung tâm tư vấn nào. tự thân vận động thôi, kể cả visa sau đó, mình tin là khi mình cố gắng phấn đấu vì một cái gì đó, dù có trượt thì cũng sẽ nhận lại được nhiều kinh nghiệm sau này. thành công có được sẽ ngọt hơn rất nhiều.
trên đây là quan điểm riêng của cá nhân mình. cả quá trình này mình thấy bản thân rất may mắn khi có thể học tiến sĩ lúc 24 tuổi mà lại không cần bằng thạc sĩ, làm lại đúng sở thích về hướng công nghiệp chứ không phải nghiên cứu cơ bản nữa. mình mới nhập học mấy tuần thôi, sang Melbourne đúng hai ngày thì Úc đóng biên, hên ghê. hi vọng trong mấy ngày nghỉ covid này có thời gian viết note tử tế hơn, dài hơn, kể cụ thể profile chứ không vắn tắt như trên với từng câu chuyện riêng apply trượt và đỗ từng loại học bổng (thêm ảnh cap đầy đủ). tại mình viết lần đầu một mạch liền tù tì nên post này còn nhiều thiếu sót. mong các bạn thông cảm.
Nguồn: Đặng Nhật Minh
🚩 Nếu cả nhà cần chuẩn bị tốt nhất cho việc xin các loại học bổng, lớp tìm và apply học bổng HannahEd đã có lịch các lớp tháng 8, 9 đều học t7CN nên không lo trùng lịch đi học, đi làm mấy nhé: 8/8 và 12/09 nè.
Cả nhà nhận thông tin thì inbox page email hoặc điền link này https://goo.gl/cDZEa1 nhé.
Link hoàn tất thủ tục vào lớp cho bạn nào quyết luôn: https://goo.gl/uQJpHS
<3 Chúc cả nhà may mắn nha <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「canada visa application」的推薦目錄:
- 關於canada visa application 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最讚貼文
- 關於canada visa application 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
- 關於canada visa application 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於canada visa application 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳解答
- 關於canada visa application 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於canada visa application 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
- 關於canada visa application 在 Applying for Tourist Visa To Canada During Covid - YouTube 的評價
- 關於canada visa application 在 Canadian Immigration and Citizenship - Posts | Facebook 的評價
canada visa application 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳解答
[Apply Story] - Kinh Nghiệm Săn Học Bổng Toàn Phần Bậc Thạc Sĩ ERASMUS
Cả nhà ơi em có biết tin học bổng danh giá nhất châu Âu vừa được mở hôm qua :D Chiếc học bổng Erasmus Mundus bao trọn các chi phí đi học và được di chuyển học tại các quốc gia khác nhau trong quá trình học đã chính thức được mở đơn mời gọi các sinh viên quốc tế đăng ký học. Chị lục mãi mới tìm được bài của anh TungKevin - một người anh được học bổng này cách đây 9 năm. Anh Tùng học hết cấp 3 tại Viêt Nam sau được học bổng sang Trung Quốc học, vì mới sang nên anh chưa quen cách học của các bạn Trung, GPA không tốt, tiếng Anh là con số 0 tròn trĩnh cũng không có các bài nghiên cứu khoa học xuất sắc nữa. Vậy anh đạt học bổng bằng cách nào nhỉ? Các em có tò mò giống chị không cùng đọc bài tham khảo dưới đây tìm hiểu cách xây dựng hồ sơ của anh nhé.
<3 Share/ Tag bạn bè vào cùng nhau save lại bài viết và lên kế hoạch apply học bổng thôi cả nhà ơi <3
----------------------------------------------------------------
Bây giờ đi vào mục đích chính của bài viết này là chia sẻ kinh nghiệm với các bạn. Đầu tiên là sơ qua về profile và kết quả mùa apply vừa qua của tôi:
Under. School: one in China (unranked)
Major: CS
GPA: 83/100 (ranking:N/A)
Graduated: not yet.
Awards: 2 Gov. Scholarships, 1st Prize HSG toàn diện khối chuyên Toán-Tin ĐHKHTN Hà Nội.
LoRs: 2 Chinese Associate Prof. (unknown)
Foreign languages: Chinese, English (IELTS 7.0) , basic Japanese.
No pubs, no research exp, no work exp.
Hoạt động ngoại khóa: Many.
[Admissions]: NordSecMob (RL 6x), EuMI (RL 9).
[Offers]: ICT Trento Fellowship (tuition fee+€550/month, Declined), UTS Twente (€40k, Declined), HSP for VU Ams(tuition fee+rounded-trip flight tickets+visa fee+€1380/month, Accepted).
PHẦN 1: CÂU CHUYỆN CỦA TÔI
“Thời còn đi học cấp 3, nhìn bạn bè xung quanh ai nấy cũng English pro, rồi lần lượt đi du học, trong khi tôi thì tiếng Anh gần như kém nhất lớp, nên cảm thấy rất tự ti mỗi khi nhắc đến môn học này.Thực ra tôi tin vào khả năng của mình, chỉ là do tôi chưa có điều kiện được học tiếng Anh đến nơi đến chốn mà thôi. Cái giấc mơ được học tiếng Anh của tôi cứ bùng lên rồi bị dập tắt nhiều lần, lý do chính là vì không có điều kiện, và tôi cũng không muốn làm gánh nặng cho mẹ tôi.
Sang TQ học, cái giấc mơ ấy lại bị gác lại vì phải tập trung học cho tốt tiếng Trung để đảm bảo việc học đại học. Gần 2 năm tôi không đụng một tý tiếng Anh nào, đã dốt lại càng dốt hơn. Thời gian đó tôi lại đang nghiền mạng do mới có điều kiện tiếp xúc, nên cũng hay bỏ học hoặc lên lớp chỉ để ngủ do thức đêm nhiều. Thời gian cứ như thế trôi đi, cho đến khi tôi biết có một chương trình học bổng của thành phố nơi tôi đang theo học. Số tiền SHP không thể đủ cho tôi học thêm tiếng Anh đến nơi đến chốn, nếu được học bổng này thì tôi sẽ có đủ tiền học và thi tiếng Anh. Thế là tôi nộp đơn xin học bổng này, kết quả là tôi trượt, trong khi rất nhiều bạn bè của tôi lại được… Tôi không buồn vì nguyên nhân quá đơn giản, bỏ bê học hành như tôi làm sao mà được học bổng. Thế là tôi từ bỏ Internet, quay trở lại học hành tử tế theo đúng khả năng của mình, với mục đích đạt được cái học bổng kia, để bước tiếp trên con đường thực hiện giấc mơ của mình. Chỉ trong 1 học kỳ, tôi đã bứt phá và GPA học kỳ đó đứng top 10 của khoa, để rồi niềm vui vỡ òa khi tính điểm cả năm học, tôi được học bổng của thành phố đợt tôi apply lại lần 2. Tôi bắt đầu đăng ký các lớp học tiếng Anh cơ bản ở trường, những course đầu tiên điểm khá thấp, cũng chỉ khoảng 6x/100, rồi lên dần 7x rồi 8x. Sang năm 3 tôi mới nhận được số tiền học bổng trên, và tôi đã ra quyết tâm cho mình là hết năm 3 phải có được bằng IELTS để apply học bổng học Master. Tôi ném toàn bộ số tiền vào đăng ký lớp luyện thi IELTS và đăng ký thi IELTS, cộng với mua 1 cái mp3 phục vụ cho việc học. Trong vòng 5 tháng liền, tôi hầu như không hề có một ngày nghỉ: trong tuần thì đi học từ sáng tới tối do bài vở năm 3 khá nhiều, cuối tuần thì bắt tàu điện ngầm lên trung tâm luyện thi IELTS. Tôi phải học cách sắp xếp thời gian sao cho hợp lý nhất, để vừa đáp ứng được bài vở trên lớp, vừa có thời gian ôn thi IELTS, vừa có thời gian dành cho gia đình và tình yêu xa của tôi. Tháng cuối cùng là lúc tôi bị stress nhất, vì vừa phải làm 1 cái internship, vừa trong giai đoạn nước rút để thi IELTS. Ngay sau ngày kết thúc internship là ngày tôi thi IELTS. Và cuộc sống đã không phụ lòng người, tôi được 7.0 IELTS trong sự ngỡ ngàng và ngạc nhiên của nhiều người.
Có tấm bằng IELTS trong tay, tôi coi như đã thực hiện được một nửa giấc mơ của mình, lúc đó tôi tràn đầy tự tin và nhiệt huyết để chuẩn bị hồ sơ apply học bổng toàn phần Master. Giai đoạn này tuy có lúc khó khăn và có gặp thất bại, nhưng tôi luôn lạc quan và tin rằng mình sẽ có kết quả xứng đáng với những nỗ lực và cố gắng vừa qua. Để giờ đây, tôi đã thực hiện được giấc mơ của mình, đã có được những suất học bổng danh giá và đáng tự hào.
Cảm ơn bạn bè, gia đình, người yêu đã luôn ở bên cạnh động viên tôi, giúp đỡ tôi những lúc tôi mệt mỏi nhất. Và hy vọng rằng các bạn của tôi, những người đang gặp thất bại tạm thời, sẽ tiếp tục đứng lên và đi tiếp, vì cuộc sống sẽ không phụ lòng những người cố gắng và nỗ lực hết sức mình đâu…”
PHẦN 2: ĐỊNH HƯỚNG
Tôi cũng bắt đầu như mọi người, không biết tìm kiếm học bổng từ đâu, cái mốc cũng chỉ là google với những từ khóa chung chung kiểu như “học bổng du học”, “học bổng toàn phần”, etc. Rồi tôi biết đến VietAbroader, SVDuhoc, tôi đã thức rất nhiều đêm để đọc hết những bài viết hay, những bài SoPs của mọi người, để rồi tôi biết rằng có rất nhiều người họ đã nỗ lực cố gắng vượt qua khó khăn như thế nào để giành được học bổng. Tôi lên giây cót tinh thần cho mình, bất chấp mọi khó khăn cũng phải cố gắng để thực hiện giấc mơ bấy lâu nay.
Vào thời điểm hết năm 3 đại học, điểm của tôi trung bình được 83/100, nhưng điểm năm 1+2 không tốt lắm, chỉ có điểm năm 3 là khá hơn một chút, vì thế tôi bắt đầu tìm kiếm những học bổng mà focus vào điểm năm 3+năm 4. Tôi cũng bắt đầu với US, nhưng rồi tôi thấy học bổng chủ yếu là cho PhD, mà bản thân tôi chưa có ý định học lên PhD, cộng với các nguyên nhân khác như là chưa có GRE…nên tôi từ bỏ US. Sau khi tìm hiểu, tôi chuyển sang Canada, vì hầu như các trường họ chỉ xét điểm của năm 3+4, và điều quan trọng là có học bổng cho bậc Master nữa. Tôi cũng tập tành email cho giáo sư này nọ, khoảng gần 100 cái cho các giáo sư ở đủ các trường, để rồi không hề nhận được câu trả lời nào khả quan… Có một bà Prof. ở trường Manitoba thì có mail qua mail lại với tôi nhiều nhất, keep contact phải đến 2 tháng, nhưng đến thời điểm cuối cùng thì bà lại bảo rằng chỉ có thể nhận tôi làm student chứ không có fund cho tôi, làm tôi ngẩn ngơ vì đã đổ vào đó khá nhiều thời gian công sức để đọc papers của bà (để dựa vào đó mà viết mail)…Sau này tôi mới nhận ra rằng do tôi thiếu Research Exp., vì thế xin học bổng kiểu contact giáo sư là rất khó. Cuối cùng, tôi chuyển hướng sang Europe và bắt đầu tìm hiểu các nguồn học bổng của Europe.
PHẦN 3: TÌM KIẾM HỌC BỔNG
Các kênh tìm kiếm thông tin học bổng của tôi như sau:
– Sử dụng các nguồn thông tin có từ TTVNOL, VietPhd, có hẳn những topics như là “Danh sách học bổng toàn phần” của chị Rome ở TTVNOL, rồi mục học bổng cơ hội các nước bên PhD, tôi ngồi đọc từng bài một rồi tổng hợp lại thông tin.
– Muốn tìm học bổng của một nước nào đó, tôi thường search site studyin+tên nước đó, rồi từ đó link đến các thông tin học bổng. Ví dụ: Study in Sweden – SWEDEN.SE
, studyindenmark.dk, www.studyinnorway.no, studyinaustralia.gov.au, www.nuffic.nl, etc. Các keyword liên quan đến học bổng là: scholarship, funding, financial aid, financial support, grant, award… các bạn cứ tìm những mục có từ khóa đó là ra thông tin.
– Sử dụng các portal về học bổng như là www.getscholarship.net, scholarship-positions.com, www.eastchance.com/anunt_index.asp?q=eu,sch&start=1
– Sử dụng các search engine chuyên dụng, ví dụ như các bạn tìm kiếm học bổng Hà Lan không thể không biết đến www.grantfinder.nl
– Tìm kiếm thông tin có sẵn ở các forum nước ngoài. Như chúng ta đều thấy là các chương trình học bổng dân TQ, Ấn Độ và Pakistan được rất nhiều, vì thế tôi tập trung tìm kiếm thông tin học bổng của forum các nước này. Các site tôi tìm được là pakistanscholarships.com (site của Pakistan, nhưng nhiều thông tin học bổng dành cho quốc tế); bbs.taisha.org, bbs.gter.net (2 forum này của TQ, không biết tiếng Trung bạn vẫn có thể dùng google translate tool để đọc hiểu http://translate.google.com).
– Sử dụng kiến thức về tìm kiếm google. Bạn cần biết đuôi viết tắt của các nước, ví dụ Đan Mạch là .dk, Thụy điển là .se, Đức là .de, Hà Lan là .nl, Bỉ là .be, vân vân. Sau đó tìm kiếm kiểu như sau:
“site:.de master scholarship”, rồi biến hóa keyword đi, thêm các từ chuyên ngành của bạn vào, sẽ ra thông tin học bổng ở các nước tương ứng.
– Theo dõi thông tin về học bổng trên website của Bộ GD&ĐT www.moet.gov.vn , Cục Đào tạo với nước ngoài www.vied.vn, và một số trường đại học tại Việt Nam như Bách khoa HN…
– Sử dụng sự quan sát và phân tích thông tin. Khi tôi ngồi đọc bài trên các forum hay website, thấy bạn nào học trường nào mà có học bổng, tôi liền google ngay về trường đó, rồi tìm đến mục học bổng của trường để tìm.
PHẦN 4: PHÂN TÍCH BẢN THÂN+LỰA CHỌN HỌC BỔNG ĐỂ APPLY
Việc lựa chọn học bổng nào để apply cũng rất quan trọng, vì rải thảm nhiều thì tốn tiền+tốn thời gian, thế nên phải “rải có chọn lọc”, làm sao cho khả năng của mình đạt học bổng là cao nhất. Muốn thế thì phải biết trong tay mình có cái gì, không có cái gì, các cụ ngày xưa đã nói “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” là như thế.
Như đã nói ở trên, khuyết điểm lớn nhất của tôi là không có kinh nghiệm nghiên cứu+kinh nghiệm làm việc và bảng điểm còn khuyết năm cuối (vì tôi apply khi mới hết năm 3). GPA tuy rằng không cao nhưng cũng có thể coi là pass, coi như thỏa mãn điều kiện cần. Điểm mạnh của tôi, tôi nghĩ là SỰ LIỀN MẠCH của các awards mà tôi đạt được, foreign languages và hoạt động ngoại khóa, cộng với một strong spirit mà tôi sẽ thể hiện trong SoP của mình. Nói qua một chút về SỰ LIỀN MẠCH của các awards, trong trường hợp của tôi tức là: kết quả học tập cấp 3 tốt, hết cấp 3 thì có học bổng đi học ở TQ, trong thời gian học ở TQ thì lại được học bổng của nơi theo học. Bản thân tôi thấy rằng đặc điểm này rất quan trọng trong bộ hồ sơ xin học bổng, nó cho hội đồng tuyển sinh thấy được sự XUẤT SẮC LIÊN TỤC của mình, và trong thư của trường VU Amsterdam giới thiệu tôi lên hội đồng xét tuyển HSP, thầy Coordinator đã nhấn mạnh đặc điểm này của tôi (điều mà tôi đã dự tính và thể hiện trong SoP khi apply vào trường). Vì thế tôi khuyên các bạn nên cố gắng thể hiện được đặc điểm này trong bộ hồ sơ xin học bổng của mình.
Sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi quyết định apply các học bổng sau:
– Erasmus Mundus course NordSecMob: tôi thích làm về InfoSec nên lúc đầu tôi chỉ apply mỗi course EM này. Vẫn biết rằng EM rất coi trọng độ phù hợp của applicant’s background với course features, thể hiện qua research exp. và work exp., tôi lại thiếu 2 thứ này, nhưng tôi vẫn muốn thử sức với nó vì tôi có đam mê và có tự làm qua một vài thứ liên quan. Tuy nhiên, cũng chính vì thiếu hụt relevant research exp. +work exp. nên phần lớn SoP của tôi nói về những việc mà tôi đã tự làm, tự nghiên cứu, vì thế nên tôi ko còn nhiều space để nói về các điểm khác, đó có lẽ là lý do khiến tôi chỉ được vào RL rank 6x. Khi biết kết quả thì tôi cũng hơi buồn vì RL thấp như vậy, nhưng nghiên cứu lại thì đó cũng là kết quả hợp lý, thứ nhất đây là application đầu tiên của tôi nên chưa có nhiều kinh nghiệm, thứ hai lý do chính là tôi không thể hiện được mình PHÙ HỢP với course này (academically).
– Cái thứ hai tôi apply là University of Twente của Hà Lan. Qua trang web www.grantfinder.nl tôi tìm thấy thông tin học bổng trường Twente(UTS 40k), đọc qua tiêu chí của họ tôi tự thấy mình cũng khá phù hợp, vì học bổng vừa yêu cầu học thuật tốt mà hoạt động ngoại khóa đóng góp cho xã hội cũng tốt, rồi khả năng lãnh đạo, tôi thấy mình đều đáp ứng được. Vì thế tôi đã apply Twente, với mục đích apply cả UTS và xin Nomination của Twente để apply HSP. Cuối cùng họ không cho tôi Nomination HSP, và ban đầu chưa cho tôi Nomination cho UTS, mà bắt tôi chờ đợi tới tháng 4 rồi họ sẽ trả lời. (Lưu ý là học bổng UTS cũng cần Nomination của khoa, rồi hội đồng học bổng của trường sẽ xét lại một lần nữa trước khi đưa ra kết quả cuối cùng). Thầy Co. của khoa mail cho tôi lý do Twente từ chối ko cho tôi Nomination HSP là vì những người được Nomination họ GPA cao hơn tôi. Biết được thông tin này, tôi có cảm nhận là Twente họ khá chú trọng đển GPA, có vẻ đây là tiêu chí họ xét đầu tiên. Thế là tôi đành từ bỏ HSP for Twente, chỉ còn trông chờ vào cơ hội với UTS. Đúng tháng 4, tôi mail lại cho thầy hỏi về UTS, và một điều quan trọng nữa là tôi gửi thêm cho thầy GPA 2 học kỳ mới nhất của tôi (khá cao 3.9x và 3.6x), vì tôi nghĩ họ “thích GPA cao”, cứ gửi thêm biết đâu để lại được ấn tượng và được nominate lên. Quả đúng như vậy, thầy đã nominate tôi lên hội đồng học bổng của trường, và yêu cầu tôi gửi bảng điểm cụ thể của 2 học kỳ này+thesis subject mà tôi đang làm. Finally, tôi được UTS 40k. Như vậy sự phán đoán và tự tin dám làm theo phán đoán của mình cũng rất quan trọng các bạn ạ, vì thế gặp tình huống hãy chịu khó suy nghĩ và đưa ra reaction thật chuẩn.
– Cái thứ 3 tôi apply là VU Ams, với mục đích apply thêm để tăng cơ hội được HSP Nomination. Thật là may, vì VU Ams apply sau Twente khá lâu, cuối cùng lại được Nomination trước, và giúp tôi thành công với HSP. Kinh nghiệm của tôi ở đây là nên có backup cho các plan của mình, đề phòng trường hợp ko như mong muốn xảy ra.
– Cái thứ 4 tôi apply là EuMI, mặc dù năm nay course này ko chính thức như các năm trước, học bổng ko phải là 48k mà chỉ là 15k do các trường tự trích ra, nhưng tôi cứ apply backup, hơn nữa chỉ là apply online tốn có 16k VND tiền fax. Thực ra ban đầu tôi không biết thông tin này, nhưng hay theo dõi website của ICT Trento nên tôi biết năm nay họ cho học bổng của consortium, nên tôi apply, và nghĩ rằng ít người biết thông tin này nên mình có khả năng. Cuối cùng tôi vẫn vào RL rank 9, sau đó thì được ICT Trento cho học bổng trường.
– Các trường còn lại tôi apply là Westminster (UK), PoliTorino (Italy), UNSW(Australia, chuẩn bị apply End. nhưng có lẽ bh thôi).
Nói thêm một chút về lý do tôi chọn apply Hà lan và học bổng HSP: các bạn có thể thấy là hầu như ai apply EM cũng cố gắng apply HSP nếu được. Những người apply EM thì không có giới hạn 2 năm tốt nghiệp, còn HSP thì có giới hạn này, thế nên HSP vô hình chung đã thu nhỏ pool of applicants lại, đã giúp chúng tôi loại bỏ bớt những anh chị có thâm niên công tác và kinh nghiệm nghiên cứu khỏi cuộc chơi. Hơn nữa, để có được Nomination từ các trường cũng coi như là vượt qua 1 vòng. Và quan trọng hơn là trong các tiêu chí của HSP, tôi chỉ thấy có yêu cầu về mặt học thuật xuất sắc, chứ ko thấy nói gì về mặt nghiên cứu hay đi làm, đúng là cái mà tôi đang thiếu.
Một điểm nữa mà có lẽ các bạn ít để ý, đó là các trường Hà Lan thường yêu cầu cả bảng điếm cấp 3 khi apply Master (HSP thì họ nói chung chung là gửi transcripts và bằng, tôi gửi tất cả đại học và cả cấp 3). Profile cấp 3 của tôi khá tốt, càng làm tôi tự tin thêm khi lựa chọn Hà Lan và HSP. Và cuối cùng tôi đã thành công với sự quyết định sáng suốt của mình. Vì thế các bạn nào có profile cấp 3 tốt thì nên nộp cùng khi apply Hà Lan và HSP nhé, có thể sẽ là plus points đấy.
Qua kinh nghiệm của mình, tôi nghĩ việc phân tích ưu khuyết điểm của bản thân và lựa chọn học bổng phù hợp để apply đóng vai trò rất quan trọng trong việc đạt được thành công cuối cùng. Vì thế các bạn hãy chịu khó bỏ thời gian ngồi xem lại chính mình, nhờ mọi người nhận xét, để đưa ra nước cờ tiếp theo chính xác nhất.
PHẦN 5: CHUẨN BỊ HỒ SƠ VÀ APPLY
Sau khi đã lựa chọn cho mình các học bổng để apply, thì giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và apply này chính là giai đoạn mệt mỏi nhất, nhọc nhằn nhất, quyết định trực tiếp tới việc bạn có được học bổng hay không. Vì thế các bạn phải tập trung cao nhất có thể cho giai đoạn này.
Có thể thấy rằng, những bạn có profile long lanh (GPA cao, trường top, rank cao, awards đầy mình, LoRs xịn, int’l pubs dắt lưng vài cái, kinh nghiệm làm việc tầm quốc gia quốc tế) thì việc họ apply và được học bổng probably chỉ còn là vấn đề thủ tục, hồ sơ của họ có thể mắc một vài thiếu sót nhỏ, SoP của họ có thể viết không thật hay, nhưng xét cho cùng thì họ vẫn được học bổng vì profile quá mạnh. Vậy thì chúng ta, những con người profile chỉ đủ dùng và sàng sàng nhau, có một vài mặt không thể cạnh tranh nổi với họ, làm thế nào để vẫn được học bổng. Chỉ còn một cách là đề ra chiến thuật apply hợp lý, chuẩn bị application thật cẩn thận, viết SoP LoRs thật hay, mục đích cuối cùng là maximize cơ hội được học bổng của mình, để stand out giữa hàng nghìn hồ sơ khác.
Nói qua một chút về giai đoạn chuẩn bị, tôi thấy rất nhiều bạn thi IELTS/TOEFL đúng vào lúc apply, tức là tầm khoảng tháng 9,10,11, sau đó lấy điểm có được cho vào cùng hồ sơ để nộp. Làm như vậy bạn sẽ không có nhiều thời gian để chuẩn bị tốt cho bộ hồ sơ của mình, vì vừa phải tập trung ôn thi, vừa phải lo các thủ tục giấy tờ, rồi tìm hiểu thông tin về trường. Vậy thì tại sao không tách các việc đó ra, theo từng khoảng thời gian, để ta có được sự chuẩn bị tốt nhất cho từng giai đoạn? Time Schedule của tôi như thế này:
Tháng 7 thi xong và có điểm IELTS –>tháng 8 tìm trường, học bổng+công chứng giấy tờ–> tháng 9 viết SoP+LoRs–>tháng 10 gửi hồ sơ.
Chính vì có một kế hoạch chi tiết như vậy, nên tôi có thể tập trung đầu óc cho mỗi công đoạn để chuẩn bị tốt nhất cho bộ hồ sơ của mình. Và cũng chính vì thế mà các bước tôi làm rất thuận lợi và nhanh chóng, không gặp vướng mắc mấy.
Thế nào được gọi là đã tìm hiểu về trường và học bổng định apply?
Về cơ bản, có nghĩa là bạn đã lục tung website của trường lên, biết được entry requirements là những gì, required documents là cái gì. Nhiều bạn hỏi rằng thấy required docs trên web phải bao gồm các thứ a,b,c, nhưng mình thiếu thứ a hay thiếu thứ b thì có được không. Đã gọi là required documents thì các bạn cứ thế mà chuẩn bị cho đầy đủ, các bạn viết mail hỏi trường những thứ đó họ không trả lời cho thì cũng đừng giận. Một điều nữa là hãy đọc kỹ mục Eligibility của từng học bổng, xem mình có THỎA MÃN TẤT CẢ các điều kiện họ nêu không, để tránh mất thời gian apply và bị loại ngay từ vòng gửi xe. Nhiều bạn apply những học bổng mà họ ghi rõ ràng là chỉ dành cho EU/EEA, thế mà cứ đâm đầu vào apply??? Khi bạn tìm hiểu về trường, xin hãy đọc cái mục FAQs nữa nhé, các câu hỏi mà bạn thắc mắc đa phần là nằm ở đấy. Một số trường hợp bạn không thỏa mãn điều kiện nào đó trong mục Eligibility mà vẫn được apply, thì cứ đọc mục FAQs là có. (Nếu người khác tìm được thông tin bạn cần trên website của trường, mà bạn không tìm được, thì bạn không phù hợp để apply học bổng. Do your homework plz!)
Cơ bản là như thế, còn tìm hiểu một cách chi tiết hơn thì như sau: Google or everything (qua bạn bè, facebook, forum, networking…) để tìm các thứ liên quan đến học bổng đó: phân tích+thống kê tình hình các năm của học bổng(A), yếu tố quan trọng nhất của học bổng đó là gì(B), những người đã apply thành công học bổng đó profile+applications của họ ra sao(C). Muốn đạt được (A), (B) thì chỉ còn cách tự tìm kiếm+đọc bài+tự mình tổng hợp phân tích thông tin mà thôi. Còn muốn đạt được (C) thì ngoài các kênh thông tin trên, bạn có thể vào xem trong khoa trong trường bạn apply có mục Alumni không, nhảy vào đó đọc xem có anh chị VN nào không, đọc bài của họ xem có thu được thông tin gì không (họ học trường nào ra, làm về cái gì, etc…). Nếu mà tìm được contact của họ thì quá tuyệt vời rồi. Tìm được contact thì tốt, chịu khó liên lạc với họ để hỏi kinh nghiệm, but ask intelligent questions plz!. Hãy thể hiện mình là người có chuẩn bị, có tìm hiểu, đừng có cái gì cũng hỏi, không ai đủ kiên nhẫn và nhiệt tình để trả lời cho bạn các vấn đề cỏn con đâu.
Một vấn đề nữa là sắp xếp thông tin: đối với mỗi trường hay mỗi học bổng bạn định apply, hãy tạo một Folder riêng biệt tương ứng trên Bookmark Firefox của bạn, rồi mỗi khi đọc đến các thông tin quan trọng như là requirement, deadline, etc tất tần tật liên quan đến trường hay học bổng đó, hãy save tất cả vào Folder trên. Làm như vậy sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bạn đấy!
Về SoPs, LoRs:
Ngoài các yếu tố không thể thay đổi như là GPA, trường học, rank, awards…, thì các bạn chỉ còn có thể trông chờ vào SoPs, LoRs để tăng cơ hội được học bổng mà thôi. Vậy thì viết làm sao thật hay, thật thuyết phục, làm sao để stand out giữa vô vàn applications khác, là vấn đề mà bạn nào cũng quan tâm.
Để có được LoRs hay, thì bạn nên tính trước ít nhất 1 năm. Tại sao tôi lại nói như vậy? Nghĩa là trong quá trình học, bạn đã phải tự chọn cho mình những Referee tiềm năng, người mà có khả năng viết LoR hay cho bạn, hoặc bạn có thể xin chữ ký một cách dễ dàng. Sau đó thì tìm cách tiếp cận những Referee tiềm năng này, thể hiện bản thân của bạn, sao cho Referee đó có ấn tượng tốt về bạn, và HIỂU BẠN LÀ AI. Ví dụ trong trường hợp của tôi, học kỳ 1 năm 3 tôi đã để ý và chọn ra được 2 Referees tiềm năng cho mình. Sau khi đã lựa chọn như vậy, tôi bắt đầu thể hiện mình: tôi cố gắng đăng ký các khóa học mà có 2 Referees này giảng dạy, cố gắng hỏi họ các câu hỏi trên lớp, thi cố gắng đạt điểm cao. Đặc biệt hơn, kỳ mùa hè năm 3 tôi đã chọn một người trong số họ làm Supervisor cái Internship của tôi (và tôi còn được vị này chọn làm team leader nữa). Vì thế, mặc dù 2 Referees của tôi không hề có tiếng tăm, nhưng LoRs mà họ cho tôi thì phải nói là Fantastic!!!
Tới quá trình viết, kinh nghiệm của mọi người+cách viết thì rất nhiều rồi, ở đây tôi xin chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc viết SoPs và LoRs:
– Tùy theo yêu cầu và tiêu chí của từng học bổng mà viết SoPs+LoRs sao cho người đọc thấy mình PHÙ HỢP với tiêu chí của học bổng đó nhất.
– Thực hiện vòng tuần hoàn Reading—Writing—Revising, tức là đầu tiên đọc những bài mẫu để học cách viết của họ, tìm ý tưởng; sau đó bắt tay vào viết; viết xong thì nhờ mọi người sửa+bản thân mình sửa. Cứ lặp đi lặp lại như vậy đến khi nào có được một bản ưng ý thì thôi.
– Khi viết thì lập Outline các ý cần viết trước (theo kiểu gạch đầu dòng), sau đó phát triển lên thành một bài hoàn chỉnh. Cố gắng TRẢ LỜI HẾT các câu hỏi mà học bổng đó yêu cầu, cố gắng BALANCE các ý, và CONNECT các ý với nhau.
– Trong SoPs hãy cố gắng đề cập nhiều nhất có thể đến những gì KHÔNG CÓ trong các factors khác. Đừng nói nhiều về awards, thành tích học tập mà họ có thể thấy trong CV của bạn, hãy nói về những thứ như là bạn đã làm được những gì liên quan đến ngành học mình đang định apply (Quá khứ), tại sao bạn lại muốn học cao lên về ngành này (Hiện tại), học xong nó thì bạn đạt được cái gì theo dự định (Tương lai).
– Trong LoRs thì hãy chia các đặc điểm của mình ra để viết (HÃY NÊU VÍ DỤ CỤ THỂ CHỨ ĐỪNG VIẾT CHUNG CHUNG), và các LoRs thi thoảng giao nhau ở một hay hai đặc điểm nào đó, để hội đồng thấy được TẤT CẢ ĐIỂM MẠNH trong con người mình.
– Cách làm của bản thân tôi khi viết SoP, LoRs: download các tài liệu hướng dẫn cách viết+collect một vài sample của những người đã apply thành công các loại học bổng, sau đó print them out, rồi ngồi đọc+phân tích các mẫu câu hay, ý hay (dùng highlight pen), cuối cùng là áp dụng vào bài của chính mình với những ví dụ cụ thể của chính mình.
Chuẩn bị xong hồ sơ và gửi hồ sơ đi coi như bạn đã hoàn thành phần lớn công việc của mình rồi đấy, nhưng “công việc hậu trường” thì cũng quan trọng và không thể thiếu sót.
Gửi hồ sơ đi, bạn phải liên lạc với trường để hỏi xem họ đã nhận được hồ sơ chưa, hồ sơ có thiếu sót gì không, để kịp thời bổ sung.
Liên lạc với trường như thế nào cho hiệu quả?
Rất nhiều bạn phàn nàn về việc email hỏi trường mà mãi không thấy reply, tạo nên tâm lý lo lắng và không yên tâm. Xin lưu ý với các bạn rằng, thời điểm apply hồ sơ rất nhiều, và candidates email cho trường rất kinh khủng, nên họ không trả lời hết cũng là điều dễ hiểu. Ở đây tôi quote lại kinh nghiệm mà mình đã viết trên diễn đàn để chia sẻ với các bạn (đối với các trường ở các nước khác cũng áp dụng tương tự):
“Để Twente+các trường khác nhanh chóng reply khi mình contact hỏi han, kinh nghiệm của tớ là: mail hỏi họ tầm 7h-8h sáng (giờ bên họ) + tầm 14h-15h (giờ bên họ). Lúc đó là lúc họ bắt đầu làm việc ca sáng (or ca chiều), bạn mail tầm đó thì sẽ vào Inbox của họ ở Page đầu tiên, là cái mà họ nhìn thấy đầu tiên khi Log in vào mail~~> họ sẽ reply. Tất nhiên đó là suy đoán của riêng cá nhân mình, nhưng mình đã áp dụng cách này khá ok và họ sẽ mail lại luôn trong ngày, hoặc cùng lắm là ngày hôm sau.
Cụ thể đối với Twente, bạn mail tầm 2h chiều Vn nhé. Có thể vào đây để convert timezone: http://www.timezoneconverter.com
Thêm 1 tip nữa đó là cái subject của mail, subject attractive 1 tý thì họ sẽ chú ý hơn. Ví dụ bất kể hỏi cái gì, mình cũng để subject là :”Did you receive my application package?”, hơi củ chuối 1 tý nhưng mà đc việc ”
Các công đoạn như vậy coi như xong, giờ thì chỉ còn chờ đợi mà thôi. Lưu ý trong giai đoạn này vẫn nên giữ liên lạc với trường, để họ có yêu cầu gì mình còn đáp ứng ngay.
PHẦN 6. NHẬN KẾT QUẢ VÀ QUYẾT ĐỊNH
Trong toàn bộ quá trình apply học bổng, yếu tố may mắn cũng luôn được mọi người nhắc đến. Bản thân tôi thì quan niệm rằng, yếu tố may mắn cũng có thể do bản thân chúng ta tạo nên. Bằng cách nào ư? Đó là cố gắng giúp đỡ mọi người xung quanh, thì cuộc sống sẽ mang lại may mắn cho mình.
Nếu bạn nhận được nhiều học bổng, thì từ chối các học bổng mà bạn không định đi một cách nhanh chóng cũng là một cách để giúp đỡ và tạo cơ hội cho người khác đấy. Vì thế xin hãy quyết định nhanh chóng và take action nhé!
PHẦN 7. LỜI KẾT
Mong rằng những kinh nghiệm trên đây của tôi có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình chinh phục học bổng toàn phần, thực hiện giấc mơ du học của bản thân. Và khi đã thành công rồi, xin hãy bỏ chút thời gian quý báu của các bạn quay lại đây chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đến sau nhé.
Source: tungkelvin.wordpress.com
Link: https://bit.ly/319W7fv
#scholarshipforvietamesestudents #hannahed #hannah #scholarship #studyingabroad #applystory #erasmusmundus
#erasmusscholarship #hannahedapplystory
canada visa application 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
[Ấn Độ] HỌC BỔNG TOÀN PHẦN HỢP TÁC KĨ THUẬT VÀ KĨ THUẬT ẤN ĐỘ
Thường thường cả nhà sẽ thích đi những nước như Mỹ, Úc, Canada, Singapore vvv, hay hôm nay thử đi Ấn một lần xem sao nhỉ? Why not, right? Vừa hay học bổng ngắn hạn Indian Technical and Economics Cooperation - ITEC đang offer hơn 100 suất học bổng cho các lĩnh vực sau:
- Nông nghiệp;
- Y dược;
- Kỹ thuật và công nghệ;
- Giáo dục;
- Môi trường;
- Chính sách và quản lý Nhà nước;
- Phát triển Nông thôn;
- Kinh tế: kiểm toán, tài chính,...
- Khởi nghiệp trong doanh nghiệp, v.v..
🔹 Thời gian đào tạo: từ 2-52 tuần tùy khóa học
🔹 Học bổng sẽ cover cho các em: vé máy bay khứ hồi, phí xin visa, sinh hoạt phí, học phí, chi phí đi thực tế trong suốt khóa học. Xịn quá mọi người nhỉ? Cả nhà cứ mạnh dạn apply nhé, Ấn Độ cũng rất thú vị đấy :D
ĐIỀU KIỆN:
- Tốt nghiệp bậc Đại học trở lên
- Từ 25-45 tuổi
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc;
- Có hiểu biết và vốn tiếng Anh tốt;
CÁCH APPLY:
Bước 1: Tham khảo khóa học tại file đính kèm và Nộp hồ sơ (application form) online trên website www.itecgoi.in
Bước 2: Nộp hồ sơ tới Đại sứ quán Ấn Độ, gồm:
- Công văn giới thiệu của cơ quan nơi ứng viên đang công tác về việc nộp hồ sơ ứng tuyển;
- Bản in đơn đăng ký (bản in từ website trên) với đầy đủ Giấy khám sức khỏe (theo mẫu trang 5), Xác nhận của cơ quan theo mẫu (trang 7) và các giấy tờ bằng cấp dịch công chứng sang tiếng Anh của:
+ Bằng và Bảng điểm của các bậc học từ Đại học trở lên;
+ Giấy khai sinh;
+ Hộ chiếu;
Chúc cả nhà may mắn nhé, có gì không hiểu không hiểu cứ inbox chị nha <3
<3 Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
canada visa application 在 コバにゃんチャンネル Youtube 的最佳解答
canada visa application 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
canada visa application 在 大象中醫 Youtube 的最佳貼文
canada visa application 在 Canadian Immigration and Citizenship - Posts | Facebook 的美食出口停車場
Today, 250 Afghan refugees arrived in Canada, including 170 human rights defenders who worked to promote and protect the rights of people around the world: ... ... <看更多>
canada visa application 在 Applying for Tourist Visa To Canada During Covid - YouTube 的美食出口停車場
... <看更多>