LEATHER JACKET/ÁO KHOÁC DA – CÂU CHUYỆN CHƯA KỂ.
Đối với đại đa số những bạn trẻ yêu thích thời trang hiện tại – leather jacket sẽ gắn liền với hình ảnh những gã gầy gò của Hedi Slimane dưới triều đại Saint Laurent Paris, cũng như auto phối một chiếc Leather jacket nên phối với 1 quả quần skinny jeans hay biker jeans cùng quả boots. Thực ra thì, Leather jacket phổ biến rộng rãi hơn cả là với chiếc quần jeans xanh truyền thống – Thời trang hiện đại đã biến hóa nó thành các loại quần kiểu trên. Cũng như, leather jacket thường được “gắn” với danh hiệu chiếc áo của “Fuckboi” của “Play Rân” của những dân chơi đồ hiệu – chứ chưa được đào sâu nhiều về các mảng như là Biker hay thậm chí xuất phát của nó lại là từ trong quân đội.
Không thể không công nhận khả năng mà leather jacket mang lại – tại sao xuất hiện rất lâu rồi, nhưng leather jacket luôn là một trong những hot item và được định nghĩa là “Timeless Item” (Những Items vượt thời gian và xu hướng) vì chỉ cần bạn khoác lên mình nó – trông bạn có 1 phần thời trang và đẳng cấp hơn bình thường rồi (cái này mình nói thật 😊) ). Tiếp theo đó là gì, đó là độ “Chơi” – độ “Bền” – Leather/ Da luôn là 1 nguyên liệu với chi phí sản xuất không hề rẻ trong việc sản xuất thời trang, thử so sánh với một chiếc tee bình thường, một quả quần trouser hay 1 chiếc hoodie – làm bằng da là tạo cảm giác “Luxury” hơn rồi đúng không. Chúng ta sẽ nhắc tới về form dáng, một chiếc leather jacket phải đảm bảo các function/tính năng mà nó đảm nhận cần thiết để phục vụ cho việc con người làm ra nó – việc bảo vệ cầu vai, những zip sáng bóng ở các phần cổ, cánh tay cùng các belt điều chỉnh size ở phần waist – quá nhiều thứ để nói. Đó là lí do mà leather jacket tồn tại bền vững và đóng một vai trò quan trọng trong thế giới quan trong.
DA/LEATHER:
Thì đầu tiên tạo giá trị của một sản phẩm thời trang bất kì, chúng ta phải nói tới quá trình tạo ra nguyên liệu cấu thành nó. Da/Leather là một trong những chất liệu cầu kì và có lịch sử trong nền văn minh phát triển loài người. Sử dụng da động vật đã tồn tại từ thời con người còn ăn lông ở lỗ và lấy da động vật còn nguyên phần lông, máu và thịt dính lên để che ấm trong kỉ nguyên Ice age. Nhưng con người là 1 giống loài thông minh, họ nhận ra việc chế biến da để làm các sản phẩm may mặc khác với thời gian sử dụng lâu hơn – thân thiện hơn da với con người (giống như Mứt hay Nước Mắm vậy). Do đó, da thô sẽ trải qua một quá trình chế biến, làm sạch và bảo quản. “Thuộc da” sẽ giúp loại bỏ lông và các phần mỡ động vật dư thừa còn phần trong của da cho phép da trở nên khô và săn chắc, thuốc nhuộm giúp da có thêm phần màu sắc và đúng tone màu mà trang phục ngắm tới – bảo vệ da khỏi các yếu tố côn trùng, mối mọt bên ngoài và giúp da và các sản phẩm là da tồn tại trong nhiều năm mà không bị phân hủy.
Xã hội văn minh hiện đại – người ta đã chế tạo ra nhiều cách xử lí da động vật tân tiến hơn, khử mùi hơn và không làm cho hóa chất làm ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng của da và trải nghiệm của người dùng (Tuy nhiên, mình sẽ không đề cập đến vấn đề đạo đức hay phá hủy cân bằng sinh thái trong bài viết này). Leather trong thời trang ngày càng trở nên phổ biến và sử dụng nhiều hơn.
(Note: Vậy – chúng ta đã nắm sơ qua quá trình về nguyên liệu chính của các Leather Stuff (Ở đây là Jacket) khá là cầu kì và đòi hỏi qua nhiều quá trình, nên giá cao là chuyện bình thường).
Lịch Sử:
Khá nhiều người nhầm lẫn về lịch sử của leather jacket – nhiều người sẽ cho rằng giới thời trang hay giới nghệ sĩ mới là những người đầu tiên sử dụng leather jacket và phổ biến chúng tới thị trường. Nhưng những người đầu tiên được mặc leather jacket lại đến từ quân đội. Trong Chiến Tranh thế giới thứ nhất, các phi công của quân đội Phổ/ Đức đã mặc những chiếc leather bomber jacket để đảm bảo thân nhiệt của con người cũng như tránh các tác nhân về gió và mưa trên độ cao khi lái máy bay. Trong thế chiến thứ hai, quân đội Nga cũng tối ưu việc sử dụng leather bomber jacket vì khả năng giữ ấm, cách nhiệt, bền bĩ và chống nước – những thứ được coi là kim chỉ nam trong military clothing. Màu sắc chủ yếu của leather jacket giai đoạn này màu da bò (Màu Nâu) hoặc màu Olive (màu rêu) tới tận những năm sau đó, màu đen mới trở thành màu chủ đạo của Leather Jacket.
Hết chiến tranh là đến thời hòa bình – nhưng với các quân nhân, việc mặc leather jacket/bomber jacket đã trở thành một thói quen của họ cũng như thể hiện cái niềm tự hào phục vụ cho quân đội. Họ vẫn mặc những leather jacket trên những con motor dã chiến của mình trên đường phố, điều này đã thu hút rất nhiều nam nhân thời điểm đó. Vì đó là biểu tượng của sự nam tính, của sự từng trải, hi sinh và bất khuất – cũng như độ chín của một người đàn ông, nhưng sở hữu một chiếc áo da đến từ quân đội – không phải ai cũng có khả năng (Đấy, leather jacket nam tính thế mà sao giờ nó lại thành biểu tượng của fuckboi, của mấy anh nam không nam, nữ không nữ/ Ếu hiểu). Có cầu thì ắt có cung, niềm cảm hứng từ những quân nhân đã truyền đến nhiều người, nhiều fashion designer và một trong đó là 1 người đàn ông là Irving Schott. Mong muốn biến leather jacket thành một thứ mà một người bình thường có thể mặc.
Irving lập ra một công ty tên là Schotts Bros (based in Nyc/ New York City) và chỉ chuyên về outer wear (đặc biệt là leather jacket). Phiên bản áo da màu đen được Irving thiết kế ra – thân thiện hơn với nam giới (tại 02 màu kia quân đội quá) với design vẫn bám sát bản phục vụ cho các quân nhân, nhưng để đáp ứng tính sử dụng thường xuyên. Chiếc áo da đã được design với đường cắt không đối xứng để người sử dụng có thể dễ dàng xoay chuyển thân người (Da thời đó khá bó và khó vận đông hơn so với vải thông thường), ngoài ra còn add-in thêm 1 chi tiết quan trọng : Zipper (thêm tính năng và độ cool, sự nổi bật của những chiếc zip sáng loáng trên nền bóng da của chiếc áo – ngầu vlol chứ gì nữa).
Ngay lập tức, leather jacket trở thành một những sản phẩm được săn đón. Tất nhiên, không chỉ là áo da – người ta còn inspired về biker nữa (Như mình nói ở trên) – theo hình mẫu các quân nhân ride a bike with a leather jacket – lifestyle này đã stack/gắn liền hình ảnh chiếc áo da với các biker. Một phần – trong quá trình di chuyển, các biker gặp rất nhiều vấn đề về môi trường và thời tiết như gió, mưa, độ ẩm, nắng – còn gì hợp lí 1 chiếc leather jacket. Thời đại hòa bình, hình ảnh quân đội sử dụng áo da đã dần trở thành dĩ vãng mà thay vào đó là các biker (Đó là sự chuyển biến về thế hệ - cũng như quân đội giờ người ta sử dụng những chất liệu tân tiến và nhẹ hơn nhiều).
Nhưng – chiếc leather jacket của chúng ta được một bước đệm lớn chỉ khi chúng được lên màn ảnh. Nghệ thuật thứ 07 là 1 tác nhân quan trọng để đẩy hình ảnh chiếc áo da lên. 1953 – bộ phim The Wild One, Marlon Brando mặc cho mình 1 quả Perfecto (áo da nhà Schotts Bros) cầm đầu một motorcycle gang đã thành biểu tượng của nhiều nam thanh và gây chết đứng trái tim bao nữ tú. James Dean cũng góp phần không kém trong bộ phim Rebel Without A Cause năm 1955. Như mình đã nói, điện ảnh với hình ảnh biker/Leather Jacket đã xây dựng một culture movement/dòng chảy văn hóa đại chúng tiếp cận sau những quân nhân kia và cho người ta hình ảnh gắn liền giữa 2 giới này.
Đúng vậy – hình ảnh chiếc áo da gắn liền với sự nổi loạn và phong trần. Nó mới chỉ chạm tới một phần thị trường cho đến khi thành toàn cầu lúc Rock n Roll thành thứ gì đó nhà nhà cùng nghe, người người cùng nghe. Không chỉ nổi loạn, các Rockstar còn sử dụng leather jacket như 1 outfit/1 item chính của mình trong các phong trào cổ động chống chiến tranh và phản văn hóa thập niên 1960s (Có Steve Mcqueen, The Beatles).
Chưa đủ, leather jacket còn được custome/tùy chỉnh phù hợp với tính cách người mặc. Chúng ta chứng kiến 1 kỉ nguyên nổi loạn và punk-rock đặc sắc với nào là Duran Duran, The Sex Pistols, The Ramones.. với các phiên bản tán thêm đinh và descontruction.
Và nếu đã trở thành một phần của nền văn hóa (Không chỉ thời trang mà là đại chúng) – nó sẽ thành 1 thứ gì đó gần như là vĩnh cửu. Thật vậy, leather jacket đã được sử dụng rất, rất nhiều không chỉ từ các celebs mà đến các khách hàng đại chúng từ năm này qua năm khác vì những thứ mà leather jacket mang lại. Bài viết này còn rất nhiều thiếu sót nhưng sẽ cung cấp cho các bạn được 1 góc nhìn nào lạ lẫm hơn về Leather Jacket hơn là những chiếc áo được mặc đi vào bar mà thôi.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
beatles tee 在 Mercury Gemini Facebook 的精選貼文
•Gemini Mercury •Oasis樂隊搖滾美式複古著beatles披頭士acdc皇后短袖T 訂製
顏色:水洗黑
尺寸: S M L XL
定價:880
印花方式採用國內獨家的古法復古裂印
隨著不斷洗滌脫色將復古面料與裂印的效果充分發揮
越洗越舊 越洗越有復古味道
脫色一定階段後
完全和90年代的古董復古tee很難分辨
面料再經多次石磨重洗水
塗料可完全滲進棉料裡
不會影響Tee的透氣性
成色的飽和度很高
最後呈現每件tee洗水效果和復古印花出來的都不一樣
以製作技術而言
難度可說是相當之高
面料
獨家工藝 zp打版
正確版本的顏色都是發白的 很復古的發白
頂級調色加石磨洗水多次! ! ! 非普通洗水! ! !
光對印花和洗水的打版都不低於5次
只為了精益求精
尺寸表
S衣長76胸圍120肩寬55袖長21
M衣長78胸圍124肩寬56袖長22
L衣長79胸圍128肩寬袖57長23
XL衣長80胸圍132肩寬58袖長24.5
(經多次洗水 尺碼有2-3厘米左右的誤差)
#2020880
beatles tee 在 AirRoom 中壢店 Facebook 的最佳解答
HUMAN MADE T-SHIRT BEATLES 新品現貨抵台
HUMAN MADE再度與披頭四合作
推出新款短TEE呀~
常穿黑色短TEE的朋友不妨嘗試看看白色短TEE吧~
快私訊詢問吧💌💌💌
=== === === === == === === === === === ===
購買方式:
📲私訊小盒子
網路通路:
蝦皮拍賣🦐搜尋🔍《 Airroom 》
YAHOO拍賣搜尋🔍《 Airroom 》
FB粉絲專頁搜尋🔍 《 Airroom中壢店 》
實體店面
地址:桃園市中壢區中平路64號2樓
📞:03-4223535
營業時間:平日14:00-22:00 六日13:30-22:00
#中壢景點 #代購 #日本代購 #美國代購 #中壢服飾 #中壢服飾店
beatles tee 在 82 Beatles Shirts ideas - Pinterest 的美食出口停車場
Dec 29, 2015 - Explore Allie McCartney's board "Beatles Shirts" on Pinterest. See more ideas about beatles shirt, shirts, the beatles. ... <看更多>