#mentor_in_spotlight #2k3_nulocareer
Mentor #83 Từ ngành Design đến ngành design thương hiệu- Brand Identity: vẽ xấu cũng được, có tư duy thiết kế là được
Dì gửi contact của mentor Linh Giang
FB: https://www.facebook.com/JanminNPLZG
Post này là dì dành cho Linh Giang nên phần reply thắc mắc post này là của Linh Giang <3
Chào dì và các bạn,
Nói thật thì mình đã suy nghĩ rất nhiều về những gì bản thân có thể chia sẻ đến các bạn. Với sự phát triển của thời đại hiện nay, thì các bạn chắc hẳn đã có một mạng lưới thông tin rộng lớn để các bạn tìm hiểu khi có thắc mắc nào đó.
Vậy mình sẽ chia sẻ điều gì?
Mình nghĩ mình sẽ nói đơn giản những gì mình nhận ra sau quá trình hơn 8 năm tự mày mò, học chính quy cho đến đi làm chính thức về ngành thiết kế (design) nói chung và ngành thiết kế thương hiệu (brand identity) nói riêng. Đây là những điều ai cũng từng nghĩ đến một lần, hoặc mắc phải. Nó có thể không khiến các bạn kiếm ra nhiều tiền hơn (thiết kế là nghiệp nghèo rồi bạn ơi :))) ) nhưng mình nghĩ nó sẽ giúp bạn định hình lại về con đường phát triển của bản thân bạn
1. Đừng nghĩ biết vẽ, thích vẽ, vẽ tốt - tức là bạn phù hợp với ngành thiết kế đồ hoạ nữa!
-> Khi mình học lớp 9, mình cũng từng nghĩ rằng phải biết vẽ abcxyz, phải có phong cách tô màu này nọ thì mình mới học được, làm được ngành thiết kế đồ hoạ. Nhưng thực tế thì khi mình nhận các dự án freelancer, hay đi làm công ty thì mọi người quanh mình hầu như đều vẽ khá…bình thường. Nếu không muốn nói là mọi người chỉ vẽ được các hình khối cơ bản như hình tròn, hình vuông,…Tốt hơn chút thì vẽ được động vật, con người hoàn chỉnh nhưng…nó cũng nhìn xí xấu không khác gì mấy bản nháp nghuệch ngoạc.
-> Nếu các bạn muốn biết bản thân có phù hợp với ngành thiết kế đồ hoạ hay không, thì trước tiên hãy tự nhìn nhận bản thân có tư duy của một người làm thiết kế hay không. Sau đó mới đến sở thích, năng khiếu với một ngôn ngữ hình ảnh nào đó. Và cuối cùng là học các kĩ năng (vẽ, phần mềm, 3D,…) để hỗ trợ ngành
2. Người làm thiết kế là người giải quyết vấn đề với giải pháp sáng tạo…nhưng phù hợp.
-> Có thể bạn từng nghĩ mình vẽ được nhân vật này quá mức vip pro; cái poster này là đỉnh cao của khác biệt; logo này quá mức ấn tượng,…Tuy nhiên khi hỏi bạn giải thích lý do lựa chọn hình ảnh, màu sắc đó - nó giúp giải quyết, hỗ trợ như thế nào cho vấn đề của khách hàng,...thì hầu hết mọi người lại im lặng hoặc chỉ trả lời là do bản thân thích.
Hầu hết các bạn đang nhầm tưởng ""sáng tạo” là yếu tố to lớn và mạnh mẽ nhất mà ngành thiết kế đề cao. Nhưng sáng tạo mà không thể áp dụng vào đời sống, sáng tạo mà không thể khiến khách hàng tiếp cận thấu hiểu thì sự sáng tạo của bạn chưa chắc đã có giá trị.
Mỗi ngày có hàng ngàn hình ảnh nhìn qua thì có vẻ đẹp, ấn tượng, khác lạ. Tuy nhiên bao nhiêu phần trăm trong đó sẽ được ghi nhớ khi nó không có câu chuyện bắt nguồn từ vấn đề thực tế bên trong?. Những gì đẹp thì thường chỉ để ngắm cho vui vậy rồi thôi. Để kiếm ra tiền thì bạn phải hiểu cái bạn đang làm chính xác là để làm gì, cho ai và tại sao họ cần dùng nó. Nếu không có được tư duy này thì mình nghĩ bạn chưa chắc đã phù hợp với ngành thiết kế đâu.
3. Trường học có thể không phải lựa chọn tốt nhất, nhưng bạn sẽ luôn học được cái gì đó.
-> Nhiều bạn ở đây có thể lựa chọn ngành thiết kế một phần vì ngành này không yêu cầu nhiều vào bằng cấp mà để ý nhiều hơn đến portfolio (hồ sơ năng lực). Cũng có thể nhiều bạn ở đây đã nghe những câu chuyện, chia sẻ về các môn học trong trường ở Việt Nam hoặc các câu chuyện du học khác.
Với trải nghiệm của mình khi từng học qua 3 trường đại học thuộc 3 hệ thống khác nhau (Việt Nam, Hà Lan, New Zealand), thì mình phải nói rằng quả thật đại học chưa chắc đã là một lựa chọn tuyệt vời nhất. Đôi khi việc học trong các môi trường hệ thống còn có thể khiến bạn cảm thấy chán nản, mơ hồ hơn. Tuy nhiên, sẽ không có một môi trường nào cho phép các bạn thử, cho phép các bạn sai, cho phép các bạn nghiên cứu phát triển bản thân nhiều như môi trường giáo dục.
Khi các bạn lựa chọn việc bước chân vào môt ngôi trường, một chương trình giảng dạy nào đó thì hãy hiểu đó là một cơ hội để các bạn thử khả năng của chính mình. Đó không phải là một nơi dạy các bạn kiếm tiền như thế nào, mà đó sẽ là nơi chỉ cho các bạn thấy sự khó khăn, những thử thách, giới hạn,…mà các bạn cần vượt qua nếu muốn kiên trì theo đuổi theo nghề thiết kế.
-> Nếu các bạn hỏi mình là có nên học đại học không, du học không,…câu trả lời của mình sẽ luôn là có. Vì ở đó chắc chắn các bạn sẽ học được một điều gì đó về bản thân bạn, về ngành nghề hay về cuộc sống nếu bạn chịu học :)))
Cuối cùng mình chỉ muốn nhắn nhỏ là nếu các bạn có dự định đi du học mà không biết portfolio của bản thân đã ổn hay chưa, thì mình sẵn lòng tư vấn giúp các bạn phần này. Các bạn có thể để link online hoặc gửi email file về cho mình nè: [email protected]. Tất nhiên trong email các bạn hãy để một chút thông tin về trường các bạn định apply, con đường các bạn muốn theo đuổi, điểm mạnh/yếu các bạn cảm thấy về khả năng bản thân,…Mình sẽ cố gắng giúp các bạn nhiều nhất có thể trong tầm hiểu biết và trải nghiệm của mình :D���
Trong trường hợp mình không được dì Nulo chọn cho mục tư vấn theo tháng thì vẫn hy vọng bài của mình được lên phần tổng hợp, vì mình thật sự thích việc được tư vấn chia sẻ, giúp đỡ cho các bạn trẻ trong việc định hướng học tập và nghề nghiệp.�
��Cảm ơn bạn và cảm ơn dì vì một format hữu ích :3"
同時也有11部Youtube影片,追蹤數超過359的網紅ehsan mokhtary,也在其Youtube影片中提到,Generating Barcode with Python in Rhino Grasshopper 3D and Drawings file for tracking or adding extra information to your file. the Barcode can conver...
「3d file format」的推薦目錄:
- 關於3d file format 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最讚貼文
- 關於3d file format 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最佳解答
- 關於3d file format 在 ehsan mokhtary Youtube 的最讚貼文
- 關於3d file format 在 ehsan mokhtary Youtube 的最佳貼文
- 關於3d file format 在 AkeKy Youtube 的最讚貼文
- 關於3d file format 在 Requirements and limitations on importing 3D objects 的評價
3d file format 在 Bà Dì Nulo Facebook 的最佳解答
Mentor #55 'Để làm biên tập viên truyền hình thì nên bắt đầu từ đâu?
Dì gửi contact của mentor Hảo
https://www.linkedin.com/in/phạm-hảo-b870b1168
https://www.facebook.com/yasaka.chikizio/
Post này là dì dành cho Hảo nên phần reply thắc mắc post này là của Hảo <3
.
Chào mọi người, mình là biên tập viên của Sao nhập ngũ 2020, mùa Nữ chiến binh. Thấy mọi người hay kêu các anh editor thì giờ đừng quên kêu cả chị editor nữa nhé 😆.
Trước khi vào nội dung chính, giới thiệu qua về mùa Sao nhập ngũ lần này, mình có tham gia đi sản xuất, hậu kỳ nội dung và làm vài tý đồ hoạ nhỏ. Và đây sẽ là bài viết kể về quá trình mình trở thành BTV truyền hình trong 4 năm sinh viên và 3 năm đi làm.
Một trong những lý do mình muốn viết bài này vì đối với mình đây là một ngành nghề vừa cực, vừa cạnh tranh, dễ gây hiểu sai hoặc không thể hiểu được nếu chỉ nhìn qua màn hình. Ngoài ra cũng có cả các vấn đề tiêu cực khó nói. Nó khiến nhiều người quyết định dừng lại để đến với lĩnh vực phù hợp hơn.
Mình hi vọng qua chia sẻ của mình, những bạn muốn theo con đường truyền hình có thêm vài góc nhìn tham khảo để đưa ra những lựa chọn tốt nhất trong hành trình học và làm của bản thân. Hay mơ mộng hơn, biết đâu bài viết này có thể mang đến cho mình thêm vài đồng nghiệp mới, như cái cách mình gặp gỡ anh Tổng đạo diễn Sao nhập ngũ cách đây 4 năm, khi còn là một sinh viên.
Mình học Truyền hình, Học viện Báo chí - Tuyên truyền. Khi quyết định thi Báo, bố mẹ mình rất lo vì “3 đời nhà tôi không học báo". Nhưng mình là đứa cứng đầu, mình vẫn quyết là sẽ học và theo nghề. Dù hiện tại mình phải thừa nhận, bố mẹ nói đúng. Đây là con đường vất vả. Nhưng lớn rồi, mình phải có trách nhiệm với quyết định của mình.
Và hành trình của mình có thể được gói gọn trong vài dòng dưới đây:
1. Học các công cụ dựng hình/thiết kế/văn phòng ngay năm nhất.
2. Đi làm những công việc part-time có yếu tố/tính chất liên quan đến truyền hình.
3. Đầu tư vào bài tập. Làm khó mình. Thà làm khó, sai, dở, điểm kém nhưng học được nhiều, còn hơn là làm dễ, an toàn, điểm cao mà học được ít.
4. Cố gắng kết nối với những nhà báo, nhà sản xuất, đạo diễn có tiếng để xin lời khuyên cho… bài tập của mình.
5. Đi thực tập ở Đài truyền hình.
6. Quản lý một team media 10 người và thất bại
7. Thất nghiệp, tìm kiếm các đơn vị sản xuất sản phẩm truyền hình, gửi cv dù họ có không tuyển.
8. Nhầm phòng, đổi phòng, tham gia xây dựng 2 format mới, đồng hành sản xuất 3 show, tiếp tục cố gắng và học hỏi để bớt những sai lầm.
Điều một - Học các công cụ dựng hình/thiết kế/văn phòng ngay năm nhất.
Mình vừa đủ đỗ chuyên ngành truyền hình với điểm năng khiếu báo chí thấp nhất lớp 4,5. Điều này khiến mình tự ti quá trời. Cảm giác chưa học mà đã bị dán nhãn không có năng khiếu. Chính vì vậy khi được bố tặng cho một chiếc laptop, ngay lập tức mình mang ra quán cài tất cả các phần mềm: word, excel, powerpoint, photoshop, illustrator, premiere, after effect, audition thậm chí cả auto card, cinema 4D, maya,... Tất cả chỉ vì nghiên cứu trên mạng thấy làm truyền hình hình như phải dùng phần mềm. Sau đó mình vừa học trên trường, vừa học các phần mềm trên youtube. Đợt đó chỉ đi từ trường về trọ nên rảnh, mình đã dành khá nhiều thời gian để clone y hệt các nội dung youtube dạy về bộ adobe, đến mấy phần mềm 3D thì thấy khó quá và hơi sai sai nên tạm dừng. Vào thời điểm đó, ColorMe (một trung tâm dạy thiết kế) mới mở và tuyển trợ giảng. Thấy bạn bè đi làm kiếm tiền, mình cũng muốn có tiền nên quyết định khăn gói CV để ứng tuyển.
Điều hai - Đi làm những công việc part-time có yếu tố/tính chất liên quan đến truyền hình.
ColorMe chính là nơi xây dựng cho mình một nền tảng thẩm mỹ, kỹ thuật vững chắc cũng như dạy mình thế nào là quy tắc, thế nào là đi làm. Dù chỉ học trên youtube nhưng mình vẫn được nhận vào ColorMe, có thể do thời điểm đó yêu cầu về trợ giảng không quá cao vì ColorMe vẫn còn rất mới. Sau một thời gian training, mình chính thức làm trợ giảng, và sau một thời gian trợ giảng, mình lên giảng viên. Dù ở thời điểm dừng lại ColorMe, mình cư xử rất trẻ con nhưng thực sự ColorMe đã cho mình những mối quan hệ chất lượng cùng với nhiều kiến thức về đồ hoạ.
Sau đó mình tiếp tục design part-time ở một xưởng nghệ thuật cho trẻ em - nơi mình được học thêm mỹ thuật và tư duy hình ảnh.
Làm video editor part time ở một trung tâm nghệ thuật và triển lãm - được học thêm về quay, dựng hình và đồ hoạ chuyển động. Tham gia vào một tổ chức xã hội về văn hoá truyền thống - học được về cách làm nội dung, làm truyền thông, tổ chức sự kiện, từ đó hình thành kỹ năng sắp xếp công việc, điều phối nhóm. Trở thành ctv làm animation của một công ty do tiền bối cùng trường mở - học được cách trở thành freelancer và nâng cao trình độ kỹ thuật của bản thân. Bắt đầu nhận những job ngoài nho nhỏ như thiết kế, dựng video, vẽ, animation.
Nghe những công việc này có vẻ nhiều nhưng với 4 năm, kèm với hoạt động xã hội và làm freelancer là song song nên... cũng không nhiều lắm. Đến khi gần ra trường mình mới thấy, ồ hoá ra các nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi kinh nghiệm ở những người mới ra trường chính là đây.
Vậy sau những năm tháng đại học, mình có một trình độ kỹ thuật tương đối, biết ứng dụng thẩm mỹ cá nhân, biết cách làm nội dung, có kinh nghiệm với môi trường văn phòng, biết cách làm cv, phỏng vấn cũng như có thái độ và cư xử tốt hơn. Thứ duy nhất mình thiếu là kinh nghiệm làm truyền hình.
Điều ba, đầu tư vào bài tập. Làm khó mình. Thà làm khó, sai, dở, điểm kém nhưng học được nhiều, còn hơn là làm dễ, an toàn, điểm cao mà học được ít.
Lúc đó mình nghĩ, thiếu kinh nghiệm thì tự tạo kinh nghiệm, thiếu sản phẩm thì tự tạo sản phẩm. Và bài tập chính là lựa chọn duy nhất ở thời điểm đó. Vì mình cũng đi tìm quá trời việc truyền hình mà không tìm được part-time. Hồi đó bạn nào ctv cho các Đài là mình thấy phục lắm.
Quay lại chuyện học, khi học những môn về báo chí, mình luôn cố gắng lựa chọn những đề tài khó, một phần mình chiếu mới nghĩ là làm dễ, một phần mình muốn sẽ có những sản phẩm tử tế.
Sau rất nhiều bài lởm khởm, 4 năm trôi qua, mình cũng có vài bài ổn áp, có bài đạt giải báo chí sinh viên. Trong đó có phóng sự về self-harm mình làm liên tục suốt 2 tháng, mỗi ngày hành trình của mình là tìm kiếm nhân vật, tìm kiếm chuyên gia, thuyết phục nhân vật, thuyết phục chuyên gia. Đến nhà nhân vật, có người mở lòng, có người chửi bới, thoá mạ vì nghĩ rằng mình trục lợi trên nỗi đau của họ. Đứng trước cổng bệnh viện, tìm các nghiên cứu, lần mò thông tin, gửi mail, xin chuyên gia hỗ trợ. Nhiều bác sĩ từ chối. Do là sinh viên nên không có giấy giới thiệu hoặc do quy mô bài tập nhỏ, không đáng để họ mất thời gian. Cuối cùng cũng có 4-5 nhân vật tin tưởng với những câu chuyện đặc biệt và một chị chuyên gia siêu dễ thương. Phóng sự này sau 1 năm mình có mang đi thi, đây cũng là sản phẩm có giải duy nhất của mình.
Đó là làm cá nhân, nhưng làm nhóm lại khác. Mỗi người có một quan điểm, cách thức và mục tiêu học tập khác nhau. Sau vài lần luân chuyển thành viên, thậm chí có người rất hợp nhưng không thể làm cùng vì các bạn ý nghỉ học, đến 2 năm cuối, mình mới thực sự có một nhóm, dù mỗi đứa một cá tính và thế mạnh riêng nhưng đều mong muốn được làm những sản phẩm tử tế.
Và một trong những sản phẩm mình vô cùng biết ơn là 2 show truyền hình thực tế. Một cái trung bình tệ và một cái dở tệ. Vừa chán vừa tốn tiền. Nhưng 2 show này cho mình những kiến thức quý báu để làm nghề, mình sớm được tiếp cận với quy trình và hiểu hơn từng vai trò, công việc trong một ekip truyền hình: xây dựng format, tổ chức sản xuất, điều phối hiện trường, hậu kỳ 7 góc máy,... và còn cho mình cơ hội được gặp Tổng đạo diễn Sao nhập ngũ - người trở thành sếp của mình bây giờ.
Điều bốn, cố gắng kết nối với những nhà báo, nhà sản xuất, đạo diễn có tiếng để xin lời khuyên cho… bài tập của mình.
Mình cố gắng làm điều này từ năm nhất. Mình tìm facebook, liên hệ qua gmail để trình bày mình là sinh viên, hiện mình đang có bài tập về abc, mình rất mong muốn xyz,... Có người nhận lời, có người từ chối và có người không bao giờ phản hồi. Công nhận hồi đó mặt mình dày thật.
Vào thời điểm mình làm show truyền hình thực tế bài tập như nói ở trên, mình đã rất hoảng loạn, ngoài việc lên nội dung sao cho hấp dẫn thì còn là về việc máy quay như thế nào, thu âm ra sao, cách điều phối khi nhân vật vận động trong rừng, cách xử lý pin hết hay trời mưa, ăn uống các thứ,... Cả nhóm đã liên hệ rất nhiều người để hỏi kinh nghiệm. Và một người bạn đã móc nối qua móc nối qua móc nối cho nhóm đến với anh Tổng đạo diễn Sao nhập ngũ. Cả nhóm khăn gói lên công ty anh để xin lời khuyên. Dù hồi đó nghe ù ù cạc cạc nhưng cũng đủ để các cô lưu lại dạy cho khoá sau. (Giờ nhìn lại xấu hổ vì nó dở ói, chắc hồi đó làm như thế là có phá cách, dám làm).
Điều năm, đi thực tập ở Đài truyền hình.
Học truyền hình, mình dĩ nhiên đặt VTV là ước mơ. Đến kỳ thực tập 3 tháng, mình tìm đủ các loại mail trên mạng để liên hệ đến VTV7 xin thực tập. Sau khi nộp hồ sơ thành công thì đợi mãi không thấy producer nào nhận mình cả. Lúc đó mình tính, được ăn cả, ngã về không, cứ để hồ sơ ở đó, hết đợt đăng ký thì… tính sau. Chứ giờ cũng biết xin vào đâu nữa. Và may mắn, cái này đúng là liều ăn nhiều, MC Trần Ngọc thấy hồ sơ của mình không ai nhận, nên anh nhận. Lúc đó phải gọi là xúc động hết nước mắt.
Sau khi vào team anh Trần Ngọc, mình mới biết thế nào là sản xuất truyền hình thật sự. Anh dạy mình rất nhiều, cho mình rất nhiều. Anh chính là người tạo ra một cú ngoặt để mình chính thức bước vào làm truyền hình, giúp mình xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu và tìm được ngách trong ngành để theo: Show truyền hình. Lần đầu tiên tên được lên biên tập viên credit một chương trình sóng VTV nó khó tả lắm. Anh từng bảo với mình: Đài có thể không phải nơi em sẽ làm việc lâu dài nhưng chắc chắn là nơi em sẽ học được rất nhiều điều, cả về kiến thức chuyên môn và cuộc sống. Mình thực sự đã học rất nhiều và lời một điểm để ghi vào cv.
Điều sáu, quản lý một team media 10 người và thất bại
Mình đã có một đề nghị khi vừa ra trường mà đối với mình nó như một ngôi sao hy vọng. Trở thành project manager với một team sản xuất 10 thành viên. Nhưng sau 4 tháng, team tan rã, mình nhận được một bài học rất lớn về sản xuất, tổ chức sản xuất, quản lý và điều phối. Mình nhận ra bản thân có quá nhiều thiếu sót, mình chỉ may mắn biết trước vài thứ. Mình đã không thể hình dung được sức nóng và sự khổng lồ của ngôi sao kia cho đến khi đến gần nó. Mình còn quá trẻ để nghĩ rằng mình đủ giỏi. Mình phải học thêm.
Điều bảy, thất nghiệp, tìm kiếm các đơn vị sản xuất sản phẩm truyền hình, gửi cv dù họ có không tuyển.
Mình thất nghiệp nhiều tháng và đi tìm việc. Có những nơi gọi đến lại không phù hợp với mong muốn phát triển của mình, có những nơi lương quá thấp so với mặt bằng chung, có nhiều nơi bặt vô âm tín. Mình bắt đầu nghi ngờ vào khả năng của bản thân. Nhiều lúc mình nghĩ hay bỏ đi, tiền tiết kiệm sắp hết, bố mẹ đâu thể gửi tiền lên cho mình tìm việc được, mình có thể làm design hoặc truyền thông nội bộ thì sao? Tại thời điểm đó, mình khá mâu thuẫn, 1 phần vì sĩ diện không dám quay đầu, 1 phần vẫn còn rất mong muốn làm truyền hình. Rồi mình quyết định, mình sẽ gửi cv cho cả những đơn vị không có tin tuyển dụng. Một trong những nơi đó là Viettel Media. Và mình được gọi đi phỏng vấn.
Điều tám, nhầm phòng, đổi phòng, tham gia xây dựng 2 format mới, đồng hành sản xuất 3 show, tiếp tục cố gắng và học hỏi để bớt những sai lầm.
Mình được Viettel Media gọi phỏng vấn. Lần đầu tiên gặp dàn phỏng vấn 5 người hỏi 1, hơi hốt nhẹ nhưng vẫn pass, mở sang một hành trình mới.
Mình được sắp xếp là phóng viên, thử việc 2 tháng. Phóng viên từng là vị trí mình mơ ước khi còn là sinh viên, cho đến khi gặp anh Trần Ngọc. Mình chuyển hướng theo show. Sau 2 tháng thử việc, mình không biết chị phó phòng đánh giá như thế nào nhưng tự nhìn vào số lượng phóng sự được phát sóng so với các anh chị đồng nghiệp, mình rất xấu hổ. Mình bày tỏ mong muốn chuyển phòng. Chị đồng ý, dẫn mình đến gặp một anh đạo diễn. Anh đưa mình 2Tb file (~2048Gb) với khoảng 8 góc máy quay và bảo mình dựng test. Sau một tuần thức đêm thức hôm cả tự link file, lên nội dung, dựng hình, phỏng vấn, nhạc, mình được nhận, thử việc tiếp 2 tháng nữa.
Và đó là lúc mình gặp lại anh Tổng đạo diễn Sao nhập ngũ. Thậm chí sau từng đó năm, anh vẫn còn lưu số mình. Thề khoảnh khắc ấy tin vào định mệnh kinh khủng. Nhưng định mệnh này cũng hơi trắc trở và nhiều lì lợm phết.
Mình bắt đầu với công việc nghiên cứu và xây dựng format.
Sau 1 năm, cùng với sự giúp đỡ hỗ trợ cực kỳ nhiều của các anh chị trong phòng, mình có 2 format được duyệt và đồng thời tham gia sản xuất. Dù là những show không đủ tiếng vang để “nhớ mặt đặt tên" nhưng cũng đã cho mình rất nhiều kinh nghiệm. Ngoài ra thì mình cũng được tham gia biên tập một bộ sitcom ngắn. Mà mình không được học về làm phim nên làm cũng hơi ngáo.
Đối với những công việc chuyên môn, mình luôn nói: Em làm được. Mình sẵn sàng 2-3h sáng về nhà, bỏ nhiều thời gian hơn để theo kịp trình độ và tiến độ của ekip. Sau đợt đó, tự tin vào bản thân, mình thẳng thắn bày tỏ mong muốn được tham gia “Sao nhập ngũ", anh Tổng đạo diễn đồng ý. Lần đầu tiên bước vào một guồng quay lớn, mình mới thấy mình quá trẻ con và thiếu chuyên nghiệp. Thực sự rất biết ơn các anh chị trong ekip đã kiên nhẫn đồng hành cùng mình.
Dù vậy, là một người mới, mình thường được giao ít việc hơn đề phòng “toang" còn có người gánh. Mình muốn có được lòng tin từ mọi người. Mình đề nghị được làm giống các anh chị. Mình biết nghe rất nguy hiểm, đến mình bây giờ bảo đưa file Sao nhập ngũ cho người mới chắc mình lắc đầu nguầy nguậy. Nhưng anh Tổng đạo diễn đã mạo hiểm chấp nhận. Chấp nhận cả việc ở lại đến 1-2h sáng để dạy mình. Đến giờ nhiều khi thấy khán giả khen hay cười đoạn nào đó mình làm, mình vui Kinh Khủng Khiếp. Ba chữ K mới diễn tả được niềm vui đó.
Cuối cùng, mình không biết tương lai sẽ như thế nào
Thực ra mình vẫn là một người trẻ. Mình vẫn đang hoang mang ở thời điểm hiện tại. Mình đã có rất nhiều sai lầm mà chỉ biết khóc rồi uống thuốc giảm đau để cơ thể có thể tiếp tục khóc. Nhưng những điều mình kể trên, phần lớn là những điều tốt đẹp, vì mình tin năng lượng tích cực sẽ khuyến khích việc dám làm, dám thử. Nếu mình chỉ kể lể những điều tiêu cực, mình sợ chính bản thân cũng muốn quay đầu.
Khi viết những dòng này, mình vừa thấy may mắn, vừa tự hỏi: điều may mắn đó có phải do mình đã kiên trì hay không? Nếu mình dừng lại ở bất kỳ giai đoạn nào, có thể sẽ không có mình hiện tại. Ban đầu mình nghĩ một cách vô tình tất cả match với nhau, nhưng càng làm, mình càng cảm thấy hình như bản thân vẫn đang đi trên con đường đã chọn, đi càng sâu, càng nhiều ngã rẽ, và mình phải đưa ra quyết định. Không có đúng sai, chỉ có phù hợp nhất.
Cảm ơn mọi người rất nhiều vì đã đọc bài viết nhiều chữ này của mình.
3d file format 在 ehsan mokhtary Youtube 的最讚貼文
Generating Barcode with Python in Rhino Grasshopper 3D and Drawings file for tracking or adding extra information to your file.
the Barcode can convert to PDF and DWG AutoCad format as well so can be used in your AutoCad file As well.
3d file format 在 ehsan mokhtary Youtube 的最佳貼文
I just saw this bridge while I was driving in Kuala Lumpur Malaysia.
design this kind of bridge is very fast and simple in Parametric design software such as Grasshopper.
also, I use Revit Rhino Plug-in to have my Final 3D model in BIM Revit File format.
done by: Ehsan
3d file format 在 AkeKy Youtube 的最讚貼文
.
คลิปนี้ผมอาจจะอธิบายไม่ค่อยเข้าใจเท่าไร ผมขออธิบายใต้คลิปล่ะกัน
ในการแต่งน่ะครับ ให้แต่งแบบธรรมดาไปก่อน(Buttom layer) พอแต่งแบบธรรมดาเสรจ แล้วจึงค่อยมาแต่งแบบ 3d (Top layer)
การ save มีให้เลือก 2 อย่าง
-Old format ถ้า save แบบดังกล่าว มันจะสามารถ แต่งให้นูนได้แค่หัว แต่ส่วนอื่นจะไม่นูน
-New format ถ้า save แบบดัวกล่าว ส่วนที่เราแต่งให้นูนตรงขา แขน ตัว ก็จะนูนด้วย
**ถ้าจะเอาไปใส่ใน แอป Animate It ต้อง save แบบ old format ถ้าsave แบบ new format สกินจะมั่ว
▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼▼
Skin Toolkit for Minecraft PE
http://adf.ly/1I5V8K
Es File Explorer
http://adf.ly/12rzdn
▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲
▶Intro by Tack Gamer ch https://www.youtube.com/channel/UCydTf6LgdcSbfjt9H7Na55Q
▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲
3d file format 在 Requirements and limitations on importing 3D objects 的美食出口停車場
Supported file formats and features ... Spark AR imports objects in the following 3D file formats: ... Where possible, we recommend using FBX or glTF files. Only ... ... <看更多>