恭喜俊安,今年畢業的他拿到第一屆PGA Tour University 排名的第四名,隨即取得美巡次級巡迴賽會員資格,從今年6月10日就可以參加美次巡 Korn Ferry Tour的比賽直到八月底該巡迴賽賽季結束,若能打進積分前25名就能取得美巡賽資格,取得前70名則可打Korn Ferry Tour季後賽爭取另外25張前進美巡門票,並取得Korn Ferry下一季的資格。PGA Tour University 排名的成立讓「大學畢業」的選手有機會直接一畢業就拿到巡迴賽資格,意義重大,除了每年慘烈的資格考,等於多開了一扇門給大學畢業的新人。從現在開始要正式出發了!第六名到第十五名的選手也能取得三級巡迴賽的資格。#KFTBound #RoadToPGATour #考資格考是非常勞民傷財的任務
以下是資格原文說明,能夠透過PGA Tour University 排名拿到巡迴賽資格的僅限有「畢業」的選手:
After the conclusion of stroke play, the top-15 players in the final PGA TOUR University Ranking will earn membership on either the Korn Ferry Tour or Forme Tour.
• The top-five finishers will receive Korn Ferry Tour membership and will be exempt into all open, full-field events beginning with the BMW Charity Pro-Am presented by SYNNEX Corporation (June 10-13).
• Players finishing 6th-15th will receive Forme Tour membership, starting with the L&J Golf Championship at Jennings Mill Country Club in Watkinsville, Georgia (June 23-26).
「university of georgia ranking」的推薦目錄:
- 關於university of georgia ranking 在 Facebook 的最佳解答
- 關於university of georgia ranking 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於university of georgia ranking 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
- 關於university of georgia ranking 在 Top 10 Public Universities in Georgia, USA New Ranking 2021 的評價
university of georgia ranking 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
5 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ KHÔNG KHÓ VÀO VỚI HỌC BỔNG TOÀN PHẦN (FULL RIDE) CHO HS QUỐC TẾ
Bài viết từ bạn Max/Khuong Nguyen trong group Scholarship Hunters của page. Cả nhà comment, share, lưu bài thoải mái nhé.
“Không khó vào” mình định nghĩa là tỷ lệ đầu vào hơn 30%. Học bổng toàn phần (full ride) bao gồm học phí và ăn ở, khác với học bổng toàn học phí (full tuition) chỉ bao học phí.
1. Hendrix College (Arkansas)
US News Ranking: 92 (Liberal Arts College)
Acceptance Rate: 72%
Hays Memorial Scholarship: https://www.hendrix.edu/admission/international.aspx?id=35098
Trường Hendrix College tọa lạc ở một thành phố tương đối nhỏ với khoảng 60.000 dân ở phía Nam nước Mỹ. Trường có một chương trình trải nghiệm thú vị gọi là Odyssey Program. Để tốt nghiệp, mỗi học sinh của Hendrix phải hoàn thành 3 dự án Odyssey thuộc 6 thể loại sau: artistic creativity, global awareness, professional development, service to the world, undergraduate research, và special projects. Một số ví dụ của những dự án này bao gồm một buổi trình diễn âm nhạc, đi du học nước ngoài, và công tác tình nguyện. Người tạo ra chương trình Odyssey không chỉ muốn sinh viên học suốt ngày trong lớp, mà bước ra ngoài trải nghiệm thế giới và chia sẽ kinh nghiệm của bản thân mình.
Học bổng toàn phần Hays Memorial đòi hòi những điều sau: bạn phải được đề cử (bạn có thể nhờ thầy cô, mentor, advocate của mình vào link này để đề cử bạn: https://www.hendrix.edu/HaysNomination/), điểm sàn GPA 3.6 và SAT 1430. Trường này nói thẳng luôn là nếu không đạt được học bổng này, hs quốc tế có thể nhận được một gói hỗ trợ khác. Nhưng bạn vẫn phải đóng tầm 30k/năm. Mỗi năm chỉ có 4 học bổng Hays và bạn phải cạnh tranh với học sinh Mỹ. Chúc may mắn!
2. Agnes Scott College (Georgia)
US News Ranking: 58 (Liberal Arts College)
Acceptance Rate: 70%
Marvin B. Perry Presidential Scholarships: https://www.agnesscott.edu/admission/financial-aid/agnes-scott-scholarships.html
Cũng là một trường ở vùng miền Nam của Mỹ, Agnes Scott College là một trường nữ. Nằm ở thành phố Atlanta, Agnes Scott được nhắc đến trong sách 40 Colleges That Change Lives (trường nam Wabash cũng nằm trong danh sách này xD). Agnes Scott tạo ra một chương trình rất sáng tạo tên là SUMMIT. Học kì đầu tiên, bạn sẽ tham gia một số hoạt động xây dựng kĩ năng lãnh đạo và học một vài lớp về các vấn đề toàn cầu. Khi spring break đến, bạn sẽ bay đến một quốc gia khác cùng với bạn học và giáo sư để tìm hiểu sâu hơn những gì bạn đã học. Một số địa điểm đến bao gồm Bulgaria, Ecuador, và Milan (Ý). Năm hai, sinh viên tham gia một chuyến thực tập ngắn hạn với một tổ chức ở Atlanta, chẳng hạn như AT&T, Moorehouse School of Medicine, Refugee Women’s Network.
Học bổng toàn phần Marvin B. Perry chỉ cấp cho 1 học sinh quốc tế mỗi năm, nên môi trường tranh đua khá khốc liệt. Nếu không được học bổng này, bạn nên biết 100% học sinh quốc tế ở Agnes Scott nhận hỗ trợ tài chính với giá trị trung bình là $25.591/năm (source: Common Data Set).
3. University of Richmond (Virginia)
US News Ranking: 23 (Liberal Arts)
Acceptance Rate: 30%
Richmond Scholars Program: https://scholars.richmond.edu/about/index.html
Trường Richmond trong một thời gian dài khá nổi tiếng trong cộng đồng du học Mỹ ở Việt Nam. Mình nghĩ là do họ có chính sách hỗ trợ 100% nhu cầu trang trải của bạn (xem ở đây: https://financialaid.richmond.edu/prospective/international.html). Ví dụ bạn khai gia đình chỉ đóng được 5k/năm thì trường sẽ cho bạn đủ tiền để bạn chỉ đóng 5k/năm. Bạn có thể nghĩ thế mình khai càng ít để được cho nhiều. Mình khuyên rằng đây là một chiến lược mang tính rủi ro cao, vì trường thuộc dạng need-aware (khai đóng càng cao thì khả năng được nhận cao theo) chứ không phải need-blind (không quan tâm đóng được bao nhiêu, được nhận vào rồi là cho bạn đủ tiền). Mặc dù là trường Liberal Arts, U of Richmond có hơn 4.000 học sinh, một trường luật và một trường kinh doanh. Vì thế nếu bạn vào được, bạn sẽ có cơ hội học những lớp rất hot.
Học bổng toàn phần Richmond Scholars đòi hỏi bạn cạnh tranh với học sinh Mỹ. Tuy nhiên, mỗi năm có 50 người được nhận học bổng này nên có lẽ nếu bạn đủ giỏi, khả năng đạt được sẽ cao hơn.
4. Lafayette College (Pennsylvania)
US News Ranking: 39 (Liberal Arts)
Acceptance Rate: 29%
Hỗ trợ toàn phần: https://admissions.lafayette.edu/apply/international-students/international-student-faq/
Trường được đặt theo tên đại tướng Pháp chiến đấu cho Mỹ trong chiến tranh giành độc lập. Lafayette College có thế mạnh ngành engineering. Trường có một câu lạc bộ tên là Engineers Without Border. Mỗi năm họ gửi học sinh engineering đến các nước đang phát triển như Honduras để thực hiên các dự án engineering nhỏ.
Học bổng cao nhất là Marquis Fellowship, bao gồm tiền học (https://admissions.lafayette.edu/scholarships/). Nhưng nếu bạn xem phần FAQ dành cho học sinh quốc tế để trên, bạn sẽ thấy là những ai nhận được học bổng này cũng có thể kết hợp với những loại hỗ trợ tài chính khác của trường như grants và on-campus employment để được bao luôn tiền ăn ở. Khoảng 51% học sinh quốc tế ở Lafayette nhận hỗ trợ tài chính với giá trị trung bình là $57.254/năm (source: Common Data Set).
5. Loyola Marymount University (California)
US News Ranking: 64 (National Universities)
Acceptance Rate: 47%
Trustee Scholarship: https://financialaid.lmu.edu/prospectivestudents/scholarships/lmuacademicscholarshipsforfreshmen/
Trường Loyola Marymount nằm ở Los Angeles nên tương đối gần các trường có máu mặt như UCLA và USC. Đây là trường công giáo, nhưng các bạn đừng lo, không cần phải theo đạo mới vào được đâu haha. Trường có thế mạnh các ngành biểu diễn nghệ thuật như làm phim, múa, âm nhạc. Các bạn đam mê lĩnh vực này nên tìm hiểu thêm về trường này. Tuy nhiên, Loyola Marymount là National University, nên họ có hàng trăm ngành khác nhau. Ngành quản trị kinh doanh, engineering, sư phạm đều có.
Học bổng toàn phần Trustee Scholarship chỉ cho 10 học sinh đầu vào mỗi năm và bạn phải cạnh tranh với học sinh bản địa. Bạn sẽ gặp một điều bất lợi là bạn phải đến trường để phỏng vấn cho vòng cuối. Vì thế học bổng này chỉ áp dụng cho những bạn đang học cấp 3 ở Mỹ. Nhưng đừng lo, các bạn ở VN vẫn có đủ điều kiện đạt học bổng toàn học phí (full-tuition) Arrupe Scholarship. Bạn sẽ chỉ phải chi trả tiền ăn ở.
KẾT LUẬN:
Trường không khó vào mà cho học bổng toàn phần không nhiều. Đa phần những trường cho học bổng toàn phần cho sinh viên quốc tế là những trường hàng đầu khó trúng tuyển như Williams, Amherst, Princeton, Harvard. Mình hiểu rằng không phải bạn nào cũng có lý lịch trên trời để có thể đậu vào những trường này. Bài viết sau mình sẽ tập trung vào những trường tương đối dễ vào mà cho học bổng toàn học phí (full tuition). Dù không tốt bằng học bổng toàn phần, nhưng nếu được học bổng toàn học phí bạn sẽ bớt chi trả đáng kể.
Các bạn có thể đọc bài của Khương share trong group của page hoặc https://www.facebook.com/duhocmycungkhuong/posts/112228153924511?__tn__=K-R nhé.
❤ Like page, tag và share bạn bè nhé ❤
#HannahEd #sanhocbong #duhoc #scholarshipforVietnamesestudents #duhocMy #hocbongMY #fullride
university of georgia ranking 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的最佳貼文
[Apply experience]_Kẩm Nhung -Hồ sơ MBA, quá trình tự mình chịu khó đọc và tìm hiểu
Tôi được viết những dòng này một phần lớn là do những tinh hoa tích lũy từ diễn đàn VietMBA. Xin chân thành cảm ơn các anh chị Min mod và tất cả các bạn đã đóng góp cho diễn đàn.
Từ khi học Đại học, tôi đã luôn biết mình sẽ phải đi học sau đại học và học ở Mỹ nhưng tôi chưa biết phải làm cách nào. Tôi đã bắt đầu đọc từ khi diễn đàn còn ở trang Usguide topica gì đó. Hồi đó mọi người cứ nhắc đến SOP, TA, RA. Về sau nhớ lại tôi mới vỡ lẽ đó là nộp cho đi học PhD thôi, chứ không phải MBA. Đúng là hồi đó mê được đi học quá đến nỗi chẳng cần biết là học gì, chỉ cần được đi.
Profile của tôi:
Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương: 8.03
GMAT: 690 (37,47)
TOEFL: 623
Kinh nghiệm: 1 năm marketing executive, 2 năm Sales Manager 1 công ty Branding, 4 tháng intern cho dự án của BCG (tính đến application deadline).
Các trường đã nộp: Chicago, Duke, Fisher, Carlson, USC Marshall, UNC
Kết quả:
Chicago và Duke: Waitlist.
UNC: Được admission, không có FA
Fisher: Học bổng 50% học phí và stipend
Carlson: Học bổng Full tuition
USC Marshall: Trường này khâu admission rất chuối. Tôi nộp Round 1 nhưng đến giữa tháng 3 trường mới viết thư nói rằng chưa nhận được transcript và TOEFL của tôi. Rõ ràng tôi đã nộp hai thứ này đến trường để kịp Round 1. Trên Businessweek cũng có nhiều cậu bị trường bắt gửi transcript lại. Tôi thấy cơ hội học bổng của mình cũng thấp nên không theo nữa.
Quyết định chọn học: University of Minnesota Carlson School of Business
Thông tin:
Hiểu biết về việc làm hồ sơ MBA là một quá trình và phải tự mình chịu khó đọc, tìm hiểu. Nhiều bạn gặp và hỏi: Mày cho tao biết các bước để nộp MBA.. Tôi cố gắng nói việc này không thể nói hết được và giới thiệu lên vietmba.com nhưng dường như phần lớn các bạn rất sốt ruột và chỉ muốn có một người nói tường tận các chi tiết cho mình. Có lẽ cũng vì các bạn nghĩ việc apply đi Mỹ đơn giản như đi Anh hay Úc. Mình muốn khuyên các bạn rằng: Hãy đào xới diễn đàn MBA. Hãy đọc nát How to get into Top MBA Program (Richard Montauk). Hãy nói chuyện với các anh chị, các bạn đã từng nộp hồ sơ. Hãy search trong các web như pagalguy, gmatclub, businessweek
Standardized tests:
2 standardized tests cần sự tập trung đặc biệt và riêng biệt với phần còn lại của hồ sơ. Tôi dường như không thể làm hiệu quả nếu kết hợp cả việc ôn TOEFL/GMAT với việc search trường, resumebởi vì tôi làm TOELF/GMAT tốt nhất với một cái đầu lạnh còn việc search trường, resume thì làm tốt nhất với một trái tim nóng. Vì vậy, bạn hãy lập kế hoạch để có thể finish TOEFL và GMAT trước khi bắt tay vào phần còn lại của hồ sơ.
TOEFL: Tôi không thi TOEFL iBT mà thi TOEFL PBT vì tôi đã quen với hình thức thi TOEFL PBT. Tôi tự biết với trình độ của mình thi chắc chắn trên 600 (đạt tiêu chuẩn của tất cả các trường trừ Harvard). Tôi muốn có được kết quả nhanh chóng để tập trung vào các phần khác của hồ sơ, thay vì mất thời gian tìm hiểu từ đầu hình thức TOEFL iBT. Một số bạn nói muốn tăng khả năng speaking thông qua việc ôn TOEFL iBT nhưng tôi nghĩ điều đó rất khó vì các bạn thường chỉ ôn TOEFL trong khoảng 3 tháng mà kỹ năng speaking không thể tăng đáng kể trong 3 tháng. Đó là chưa kể bạn phải phân thời gian cho việc ôn các phần khác của bài test.
GMAT: Tôi đã viết riêng về GMAT ở Thread GMAT. Một quan sát là có những bạn phải mất cả năm vẫn chưa đạt được điểm mong muốn, trong khi có bạn chỉ mất một thời gian ngắn là đạt trên 700 ngon lành. Tôi nghĩ là hãy cố gắng hết sức, học hành chăm chỉ, cẩn thận, có cách học thông minh, và hãy học cùng một nhóm.
Chọn trường:
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường và có thể nói đây là một trong những khâu đau đầu nhất.
Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn trường của tôi là:
- Có chance FA tốt (= hoặc > full tuition)
- Ranking tốt
- Có program tốt về general management và marketing
- Ở thành phố lớn
- Có chương trình tốt về operation (để ông xã có thể cùng đi học được. Ông xã Nhung muốn major Operation).
Về FA: Đi học mà phải vay ít thì tuyệt rồi. Nhưng hồi đỉnh điểm của quá trình apply là đầu Round 1 thì tôi đang mê nhất Chicago. Mà để đi học Chicago thì phải vay rất nhiều. Nhưng khi đó nền kinh tế đang tốt, ai cũng háo hức, nên tôi cũng để trí tưởng tượng bay xa. Tất nhiên tôi bị waitlist Chicago thì khỏi nói rồi nhưng bây giờ có được accepted Chicago thì rất khó để lựa chọn Chicago thay cho Carlson.
Về Ranking: Dựa trên các yếu tố như kinh nghiệm làm việc, GMAT, các thành tựu nổi trội thì bạn có thể xác định được hồ sơ của mình phù hợp các trường ở rank nào. Consult kết hợp USNews và Businessweek, bỏ qua các ranking còn lại.
Về yếu tố thành phố thì là do sở thích cá nhân. Mở ngoặc ở đây là bạn cần có các fact để quyết định. Nhung bỏ lỡ không apply Emory vì nghĩ Emory ở Georgia, mà nghe Georgia thì cứ đồng quê sao đó. Về sau mới vỡ lẽ Emory nằm ở Atlanta. Mà nếu xét về mức độ metropolitan thì Atlanta đứng thứ 8 còn Minneapolis đứng thứ 16!
Thời gian nộp: Mình nộp tất cả vào Round 1. Cách 15 ngày làm hồ sơ một trường. Thậm chí có trường chỉ có 4,5 ngày. Quan niệm của mình về round khá extreme, mình nghĩ việc nộp sớm sẽ rất có lợi. Quả thực là các trường admit rất nhiều applicants, ½ cho đến 2/3 số lượng sinh viên trong round 1.
LOR: Mình rất may được các recommender rất supportive. Mình theo chủ nghĩa muốn recommender trực tiếp viết recommendation vì mình tin là với cương vị supervisor thì sếp có những quan sát về những điểm mạnh mà tự bản thân mình chưa chắc đã nhìn nhận được. Với lại sếp tự viết thì mình sẽ tự tin, không luôn hoài nghi xem Khen thế này có nhiều quá không, có thật không.
Essay: Thành thực mà nói đây là phần mình làm kém.
Đối với Chicago, vì là trường mình thích nhất nên viết rất háo hức và luôn cố gắng là chính mình. Song, cũng vì là chính mình nên không tập trung vào polish bản thân lên tầm Chicago. Mình waitlist Chicago mà không gửi thêm tài liệu gì một phần vì biết nếu không có học bổng mình đằng nào cũng không thể đi học Chicago.
Đối với Duke, kinh nghiệm đắng cay đây. Đọc Brochure của Duke, tuyệt tác về brochure marketing. Mê trường luôn.cho đến khi đọc thêm về trường để lấy nguyên liệu viết essay: Phát hiện ra trường không thực sự phù hợp với mình. Vì vậy, lúc viết essay thấy khó chịu, đâm cẩu thả, bất cần. Đến lúc phỏng vấn thì nói chuyện với cậu alumni phỏng vấn, lại được biết những thông tin rất thú vị, rất positive về trường. Nhưng lúc này thì muộn rồi. Bài học ở đây là cần phải tìm hiểu thật kỹ, thật kỹ, thật kỹ về trường.
Các trường còn lại tôi cứ adapt essay của Chicago và Duke, có sửa đổi cho phù hợp với trường đó. Thú thực là trong suốt quá trình apply tôi rất chủ quan nên mới áp dụng phương pháp như vậy. Tuy nhiên, các bài càng về sau được chỉnh sửa nên ít lỗi lầm hơn các bài đầu tiên.
Hy vọng sắp tới khâu visa sẽ ổn thỏa. Minneapolis rất lạnh. Cũng may là đã làm quen với cái lạnh rồi vì ở Hà Lan nhiệt độ thường 1-5 độ và trời luôn rất gió (đất nước của Cối xay gió mà lại). Nhung đã bắt đầu tập ice skating và cũng háo hức qua đó luyện thêm. Và mọi người ai muốn tận hưởng white Christmas thì ghé qua nhé.
university of georgia ranking 在 Top 10 Public Universities in Georgia, USA New Ranking 2021 的美食出口停車場
... <看更多>