“Every day is a fashion show and the world is the runway.” – Coco Chanel
Cho nên là lên sàn mấy chị ơiii. 🥳
Quá sức nhớ nghề.
#minhtumodel
#cotienrangtho
#deptunhiennhungkhongtunhienmadep
同時也有2部Youtube影片,追蹤數超過7,020的網紅ごろごろ日記,也在其Youtube影片中提到,▼▼▼▼コメントやコミュニティ欄が使用できなくなりました▼▼▼▼ YouTubeの規定変更によりコメントとコミュニティ欄が使用出来ません。 Instagram やっていますので、そちらにコメント頂けると嬉しいです♪ ▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲ 海外アパレルブ...
the runway coco 在 Daoonclouds Facebook 的精選貼文
NGHỆ THUẬT VÀ THỜI TRANG – MỘT THẾ KỈ VỚI NHIỀU DUYÊN NỢ
“Nghệ thuật, thời trang, âm nhạc – những thứ đó kết nối và hỗ trợ lẫn nhau. Người ta chia sẻ, vay mượn và ảnh hưởng qua lại. Tôi không cho rằng thời trang có thể tồn tại mà thiếu vắng bóng dáng của nghệ thuật và ngược lại. Chúng cần nhau.” – Gucci Ghost / Trouble Andrew, Nghệ sĩ đường phố, “The Unpopular-pop-artist”.
“Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một người nghệ sĩ sáng tạo ra nó.” – Pierre Bergé, Đồng sáng lập thương hiệu Saint Laurent.
“Cả hai thứ (nghệ thuật và thời trang) đều là những loại hình có khả năng biểu đạt sự phức tạp của văn hoá hiện đại và chia sẻ gốc rễ của nó. Chúng ta có thể nhìn thấy điều này trong các triển lãm thời trang và nghệ thuật – những triển lãm mà giờ đây được tổ chức và trình bày dựa trên cùng tiêu chí về thẩm mỹ và chất lượng – với những bộ trang phục được chọn lựa như thể chúng chính là những tác phẩm nghệ thuật, còn nghệ thuật được chọn lựa và trưng bày với tất cả sự hào nhoáng vốn thuộc về thế giới thời trang.” – Giorgio Armani.
Hãy thử đặt một câu hỏi. “Cái gì nâng tầm một thương hiệu thời trang lên vị trí cao nhất?”
Thiết kế? Chất liệu? Kỹ thuật? Sự tỉ mỉ của những nghệ nhân thủ công? Những show diễn đình đám? Những chiến dịch quảng bá rầm rộ?
Không, dường như là chưa đủ.
Tôi từng đọc được một bài phân tích mà tác giả của nó đã đưa ra yếu tố cuối cùng làm tôi thoả mãn: “Một thương hiệu được đưa lên tầm cao nhất khi nó gắn liền với nghệ thuật.”
Chúng ta đang chứng kiến một kỷ nguyên rực rỡ của ngành thời trang, khi mà những màn collaboration đẳng cấp giữa các nhà mốt với giới nghệ sĩ đã giúp thế giới phù phiếm này chính thức sánh bước cùng nghệ thuật - một địa hạt vốn được coi là cái nôi của những tư tưởng lớn. Sức ảnh hưởng của các trường phái như Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism), Chủ nghĩa Ấn tượng (Impressionism), Chủ nghĩa Siêu thực (Surrealism), Chủ nghĩa Tối giản (Minimalism), Chủ nghĩa Lập thể (Cubism), Nghệ thuật Quang học – thị giác (Opt Art), Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art) lên thời trang thể hiện rõ qua các thiết kế, trong concept của các show catwalk, các campaign quảng cáo hay triển lãm thời trang danh tiếng. Và rồi, những cụm hashtag như #artmeetsfashion, #wewearculture, #wearableart lần lượt ra đời. “Wearable art” – những “tác phẩm có thể mặc lên người” - hẳn là định nghĩa xa xỉ nhất mà người ta có thể nghĩ ra cho áo quần.
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này sẽ không đi vào việc phân tích mổ xẻ chiến lược của các nhà marketing thời trang lão luyện, cũng sẽ không tổng kết cho bạn xem mỗi thương vụ hợp tác giữa các nhà thiết kế với các nghệ sĩ mang lại doanh thu gấp bao nhiêu lần so với những bộ sưu tập thông thường. Tôi cũng không cố gắng phân tích quá nhiều về những sự kết hợp đó, bởi điều quan trọng nhất là cảm nhận của chính bạn khi nhìn thấy một “tác phẩm có thể mặc lên người”. Tôi sẽ chỉ đơn giản đóng vai một chứng nhân lịch sử, chiếu cho bạn xem một cuộn phim flash back lại những cột mốc rực rỡ nhất, và cùng nhìn nhận thành quả chung của hai lĩnh vực, với một con mắt ít nhiều mang theo rung cảm và lãng mạn.
Những dấu son huyền thoại
Mặc dù chỉ được nhắc đến nhiều vào khoảng một thập kỉ trở lại đây, nhưng “mối tình” giữa nghệ thuật và thời trang đã được nhen nhóm và nuôi dưỡng từ lâu. Trải qua lịch sử gần một trăm năm kể từ những “phi vụ” hợp tác sớm nhất của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ,
một sợi dây liên kết bền chặt đã dần được hình thành. Kết quả tất yếu là, lằn ranh giữa hai thế giới dần bị xoá nhoà, và những cuộc cách mạng của các thủ lĩnh sáng tạo được thúc đẩy mạnh mẽ.
Vào những năm 1920, người ta nhìn thấy huyền thoại của làng thời trang Coco Chanel ngồi cùng một trong những danh hoạ vĩ đại nhất lịch sử - Pablo Picasso, trên hàng ghế rehearsal của đoàn ballet trứ danh Ballet Russes. Khi đó Coco phụ trách phục trang và Picasso phụ trách thiết kế mỹ thuật cho sân khấu. Đó được cho là một trong những cột mốc đầu tiên đánh dấu sự kết hợp giữa thời trang và nghệ thuật, giữa một nhà thiết kế phục trang với một hoạ sĩ và một nhà biên đạo.
Năm 1937-1938, Elsa Schiaparelli và Salvador Dalí cùng nhau tạo ra chiếc váy Lobster Dress, chiếc mũ Shoe Hat và sau đó là chiếc váy Tears Dress. (Nếu bạn chưa biết, thì nhà thiết kế người Ý Elsa Schiaparelli là một nhân vật nổi bật của làng thời trang trong suốt khoảng thời gian giữa hai cuộc Thế Chiến, và là đối thủ nặng ký của Coco Chanel). Tính khí có đôi chút lập dị của Elsa có một sự đồng điệu hoàn hảo với hoạ sĩ thiên tài của trường phái siêu thực Dalí. Kết quả của cuộc gặp gỡ giữa hai tư tưởng lớn đó, là chiếc váy lụa trắng được thế kế bởi Elsa có hình một con tôm hùm khổng lồ - hình ảnh gợi nhớ về một bức vẽ ra đời năm 1934 được đặt tên “New York Dream – Man Finds Lobster in Place of Phone” của danh hoạ. Cùng với đó, chiếc mũ được thiết kế dưới hình dáng một chiếc hài cao gót (được đội bởi chính vợ của Dalí), cũng là một tác phẩm mang dấu ấn của trường phái siêu thực xuất hiện trong bộ sưu tập Thu Đông 1937-1938 của Schiaparelli.
Cũng trong thập kỷ đó, nhà thiết kế Lola Prusac của nhà mốt Hermès đã sản xuất ra một dòng túi xách với những mảng ô vuông màu đỏ, vàng và xanh dương, được lấy cảm hứng từ những tác phẩm nổi tiếng sử dụng background trắng, hệ thống các đường thẳng ngang dọc màu đen và các ô màu với ba màu sắc cơ bản là đỏ, vàng, xanh dương của Piet Mondrian – cha đẻ của nghệ thuật Tân tạo hình (Neoplasticism).
Gần 30 năm sau, dấu ấn của Piet Mondrian một lần nữa khắc sâu hơn vào thế giới thời trang, mặc dù ông đã qua đời từ năm 1944. Năm 1965, huyền thoại thiết kế người Pháp Yves Saint Laurent cho ra mắt một bộ sưu tập bao gồm sáu chiếc váy A-line mà chỉ cần liếc qua thôi là người ta có thể nhận ra chúng được lấy cảm hứng từ Mondrian. Fall Mondrian Collection 1965 – đó mãi là một trong những thành công lớn nhất của Saint Laurent. Saint Laurent cũng được coi là một nhà thiết kế thường xuyên tìm đến nguồn cảm hứng từ nghệ thuật trong suốt sự nghiệp của mình (một thành công khác của ông là bộ sưu tập Haute Couture 1980 được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của nghệ sĩ người Pháp Henri Matisse).
Bên cạnh Dalí và Piet Mondrian, có một hoạ sĩ người Mỹ không xa lạ gì với những người dõi theo “mối tình” giữa thời trang và nghệ thuật, đó là Andy Warhol. Warhol, cái tên đình đám của trào lưu Pop Art, dường như là một nghệ sĩ có duyên nợ với thế giới phù hoa của các nhà thiết kế. Ông là người từng vẽ bức chân dung Yves Saint Laurent thời trẻ rất nổi tiếng, cũng là người mang lại cảm hứng và thành công cho bộ sưu tập Pop art của Versace năm 1991. Những trang phục có in chân dung của Marilyn Monroe và James Dean được vẽ bởi Warhol đã gây tiếng vang lớn và trở thành một trong những bộ sưu tập đáng nhớ nhất trong lịch sử của nhà Versace.
Tuy nhiên, những người khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà thiết kế thời trang không chỉ có các hoạ sĩ. Kiến trúc và điêu khắc cũng là hai lĩnh vực đã được chứng minh là có những ảnh hưởng quan trọng lên ngành công nghiệp hào nhoáng này. “Thời trang chính là kiến trúc. Đó là vấn đề của tỷ lệ.” ( - Coco Chanel). Và một trong số những bộ sưu tập trứ danh được lấy cảm hứng từ nghệ thuật kiến trúc chính là runway show năm 1966 của nhà mốt Paco Rabanne mang tên “Unwearable Dresses in Contemporary Materials - Những chiếc váy không thể mặc lên người bằng chất liệu đương đại”. Những chiếc váy của Paco được làm từ các mảnh kim loại, plastic và cao su, bằng một kỹ thuật dựng form điêu luyện nhằm đưa mọi thứ vào một khung tỷ lệ chuẩn xác, mặc cho những loại chất liệu này không hề dễ bị thuần phục.
Thời trang avant-garde cũng không trượt khỏi “tình yêu định mệnh” này. Chỉ có điều, những kẻ đi tiên phong trong nghệ thuật avant-garde sẽ tìm đến nhau, thay vì những tên tuổi kinh điển kia. Như Alexander McQueen và Bjork (một ca sĩ, nhà sáng tác, nhà sản xuất âm nhạc và DJ người Iceland), như John Galiano (giám đốc sáng tạo của Maison Margiela) tìm đến Benjamin Shine, như Rei Kawakubo (nhà thiết kế, người sáng lập thương hiệu Comme des Garcons) tìm đến nhiếp ảnh gia Cindy Sherman hay biên đạo kiêm nghệ sĩ múa người Mỹ Merce Cunningham.
(Xin phép nói thêm một chút về màn kết hợp xứng đáng được gọi là huyền thoại của Rei và Merce Cunningham, một dự án mang tên “Scenario” vào năm 1997. Merce đã mời Rei thiết kế trang phục, chỉ đạo mỹ thuật sân khấu và ánh sáng cho tác phẩm của ông. Ban đầu Rei từ chối, nhưng sau đó bà đã đổi ý trong quá trình tạo ra bộ sưu tập Xuân Hè 1997 “khét tiếng” mang tên “Body meets Dress, Dress meets Body”, hay còn được nhớ đến với một cái tên khác là “Lumps and Bumps” (Những cục u bướu). Rei bảo rằng, “Thời trang quá nhàm chán, và tôi thấy bực bội vì điều đó. Tôi muốn làm một cái gì đó thực sự mạnh mẽ. Và đó là một phản ứng.” Rei và Merce có cùng chung triết lý sáng tạo, bao gồm việc kéo những khuôn thước nghệ thuật khác biệt lại gần nhau, phá bỏ những ranh giới và thách thức những chuẩn mực về thẩm mỹ. Điều đó đã khiến họ sát cánh với nhau để tạo ra một sự kết hợp lừng lẫy, một minh chứng cho việc “collaboration” không phải lúc nào cũng là một từ bắt tai mà dân làm marketing trong ngành thời trang thích sử dụng như một chiêu trò thương mại.)
Hai tâm hồn đồng điệu
Công chúng hẳn đã quá mệt mỏi với những tranh cãi xung quanh việc “Thời trang có phải là một ngành nghệ thuật?”.
Alice Rawsthorn – một nhà phê bình thiết kế uy tín, cưụ giám đốc Design Museum, đồng thời là thành viên Hội đồng Thiết kế Anh quốc - trong một bài phỏng vấn đã thừa nhận rằng, thời trang rất giỏi trong việc giúp hoàn thiện một chức năng truyền thống của nghệ thuật: phản ánh những sự dịch chuyển của văn hoá đương đại, nhưng chỉ có thể ở một mức độ nhất định. Bà cũng chỉ ra rằng xuất phát điểm của thời trang là phục vụ mục đích ứng dụng, trong khi nghệ thuật thì không như vậy. Nghệ thuật không bị giới hạn bởi bất cứ thứ gì, còn thời trang lại bị ràng buộc bởi nhu cầu của một ngành công nghiệp có tốc độ chóng mặt. Nghệ thuật thường diễn đạt một tư tưởng, trong khi thời trang thường bị coi là một thứ phù phiếm.
Thế nhưng, chuyện gì sẽ xảy ra nếu một nhà thiết kế thoát khỏi những ràng buộc đó trong quá trình tạo ra sản phẩm của mình?
Hãy để Giorgio Armani trả lời câu hỏi ấy: “Nó (thời trang) chính là một phương thức biểu đạt đầy tính nghệ thuật khi nó được nâng cấp và vượt lên trên việc đáp ứng nhu cầu ăn mặc.”
Dù thế nào thì cũng chẳng ai phủ nhận được sự tương đồng trong quá trình lao động sáng tạo của các nhà thiết kế với các nghệ sĩ. Cũng như Alice dù không công nhận thời trang là một ngành nghệ thuật nhưng cũng không phủ nhận việc nó vẫn mang một số thuộc tính của nghệ thuật, và khi thời trang đạt đến hình thái xuất sắc nhất thì các thiết kế ấy hiển nhiên là những đối tượng hoàn toàn xứng đáng được trưng bày trong bảo tàng. Mà bảo tàng, chính là thánh địa của các tác phẩm nghệ thuật.
Bởi vậy, chuyện tranh cãi này, trên quan điểm của những người như tôi, quả thực là không cần thiết. Hay nói theo cách của Pierre Bergé, “Thời trang không phải là nghệ thuật, nhưng nó cần một nghệ sĩ sáng tạo ra nó”. Phải, như cái cách mà Cristóbal Balenciaga đã “định hình” thời trang và trở thành người mà Dior gọi là “Bậc thầy của tất cả chúng ta” (The Master of us all). Như cái cách mà huyền thoại người Tây Ban Nha này đã tạo ra những phom dáng gây shock đẹp như một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc vào những năm 1950 – thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của ông.
Quay trở lại với Rei Kawakubo, cái tên không cần phải bàn về tầm ảnh hưởng, và bộ sưu tập “Body meets Dress, Dress meets Body” 1997. Tôi muốn nhắc bạn nhớ rằng yếu tố cốt lõi của bộ sự tập này nằm ở một ý tưởng mà tôi cho là (xin thứ lỗi nếu quá lời) thiên tài: Quần áo có thể là cơ thể, và cơ thể cũng có thể là quần áo (hay nói cách khác: quần áo có thể “mặc” chúng ta, thay vì chúng ta mặc quần áo). Và thế là, Rei bắt đầu thiết kế những “cơ thể” với hình dáng méo mó và những “cục bướu” lớn ở trước ngực, sau lưng, phần hông và phần “đuôi”. Đây là những gì bà chia sẻ: “Tôi không mong đợi rằng đây sẽ là những trang phục dễ ứng dụng để có thể mặc hàng ngày. Nhưng các thiết kế của Comme des Garcons sẽ luôn là những gì mới lạ và truyền cảm hứng với thế giới. Tôi nghĩ việc diễn dịch các suy nghĩ thành hành động quan trọng hơn việc lo lắng xem thiết kế của mình cuối cùng có được mặc hay không.”
Bingo! Câu hỏi phía trên đã được trả lời một lần nữa, và quan điểm của Giorgio Armani cũng trở nên sáng tỏ hơn nhờ vào minh chứng này.
Suy cho cùng, thời trang hay nghệ thuật, đều tôn sùng những giá trị về thẩm mỹ, về cái đẹp, về khả năng chạm đến cảm xúc hay tư tưởng (mặc dù “cái đẹp” trong khái niệm của mỹ thuật ngày nay cũng chỉ còn là một khái niệm tương đối). Các nhà thiết kế hay các nghệ sĩ thì cũng đều có chung niềm đam mê với các hình khối, màu sắc, đều trăn trở với những sự kiện xã hội, lịch sử, văn hoá. Sự đồng điệu đó cho phép thời trang sử dụng nghệ thuật như một hình mẫu trực quan cho những diễn dịch đương đại của mình. Nói một cách dễ hiểu hơn, thời trang vay mượn cảm hứng, triết lý, tư tưởng, thủ pháp của nghệ thuật. Thời trang vay mượn luôn cả địa vị của nghệ thuật trong văn hoá nhân loại để nuôi dưỡng “kinh đô văn hoá” của chính nó và những thứ mà nó tạo ra, thông qua việc mời các nghệ sĩ tham gia vào quá trình sáng tạo của nó. Kết quả là, họ tạo ra các tác phẩm chung, họ nâng thời trang lên một đẳng cấp mới, họ đưa các nghệ sĩ đến gần công chúng hơn – và, cuối cùng, họ tạo ra lợi nhuận cho cả hai.
Một tình yêu vĩnh cửu?
Cho đến giờ phút này, mối liên hệ giữa thời trang và nghệ thuật đã trở nên quá khăng khít. Một dấu hiệu điển hình chính là việc sàn diễn Thu Đông 2016 đã gợi nhớ mọi thứ về những tượng đài của các ngành nghệ thuật, từ các tác phẩm theo trường phái siêu thực của Savador Dalí, cho tới các tác phẩm điêu khắc khổng lồ theo trường phái tối giản của Richard Serra hay các tác phẩm theo trường phái Pop Art đầy sinh động và màu sắc của Andy Warhol.
Thời trang và nghệ thuật có một khả năng hợp nhất và hoà quyện tuyệt vời. Trên thực tế, đó là hình thức kết hợp mang lại thành công vang dội đến mức, trong vòng hơn một thập kỉ trở lại đây những thủ lĩnh của hai địa hạt này không ngừng tìm đến nhau, ồ ạt đến nỗi có thể bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp nếu như tôi kiên nhẫn liệt kê hết những cái tên nghệ sĩ được xếp cạnh tên của các hãng thời trang danh tiếng hàng đầu thế giới. Bởi vậy, có lẽ tôi chỉ nên mời bạn thử lướt qua bảng danh sách các nghệ sĩ hợp tác với Louis Vuitton trong vòng một thập kỉ: Takashi Murakami (2007), Richard Prince (2008), Yayoi Kusama (2012), Jake & Dinos Chapman (2013), Daniel Buren (2013), Jeff Koons (2017).
Điều tôi muốn nói ở đây là: Nếu một thứ tồn tại qua thử thách một trăm năm, nó không thể là một trào lưu nhất thời. Nghệ thuật và thời trang – đó chắc chắn không phải một mối tình chớp nhoáng.
Về cơ bản, thời trang sẽ luôn hoà quyện với nghệ thuật theo năm hình thức:
(1) Nghệ sĩ trở thành nhà thiết kế thời trang (fashion designer, not custome designer);
(2) Nhà thiết kế thuê các nghệ sĩ tạo ra các chi tiết trang trí cho trang phục của mình (ví dụ điển hình là chiếc áo khoác trắng có đính bức chân dung làm bằng vải tulle của Maison Margiela trong bộ sưu tập Haute Couture Xuân Hè 2017, được thiết kế bởi John Galliano và tác phẩm gắn trên áo được thực hiện bởi Benjamin Shine);
(3) Thời trang áp dụng một phong cách đương đại nào đó vào việc vẽ ra một motif trang trí lên trang phục (ví dụ như bộ sưu tập Thu Đông 1966 của Saint Laurent với cảm hứng từ Pop Art);
(4) Màn trình diễn một bộ sưu tập trở thành một hoạt cảnh mang tính lịch sử nghệ thuật (art-historical tableaux vivant, ví dụ như show catwalk của Vivienne Westwood năm 1994, “trích dẫn” các tác phẩm của Franz Xaver Winterhalter và các nghệ sĩ khác dưới thời Đế quốc thứ hai – tức vương triều Bonaparte được cai trị bởi Napoléon III);
(5) Phương thức diễn đạt của thời trang trên các tạp chí hoặc các phương tiện quảng bá truyền thông khác đặt các thiết kế vào một môi trường nghệ thuật (ví dụ như một fashion film dài 1 phút 44 giây của Gentle Monster được thực hiện bởi Erik Madigan Heck, với diễn xuất của Tilda Swinton và được lấy cảm hứng từ bộ phim kinh điển “The Seventh Seal” của một trong những đạo diễn vĩ đại nhất thế kỷ 20 Ingmar Bergman).
Ngày nay, thời trang đã tiến những bước đầu tiên vào các bảo tàng nghệ thuật. Ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận khổng lồ này, thậm chí còn xây dựng nên những bảo tàng thời trang riêng (Christian Dior, Gucci, Balenciaga… đều có các bảo tàng của riêng mình), và trở thành nhà đầu tư cho các dự án nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật đương đại. Một lần nữa thời trang lại đến gần hơn với “người tình trăm năm” của mình thông qua những campaign quảng cáo được đầu tư mạnh mẽ về yếu tố nghệ thuật (Gucci là một điển hình), các concept store được xây dựng như những gallery thu nhỏ, và các sự kiện triển lãm thời trang.
Trong bối cảnh mà nghệ thuật đương đại đang phát triển rực rỡ, phá vỡ các quy chuẩn truyền thống và thách thức nghệ thuật hàn lâm, thì tương lai cho mối tình giữa nghệ thuật và thời trang sẽ còn rộng mở, những sự kết hợp sẽ còn nở rộ hơn nữa. Sau tất cả, tôi tin rằng những người đi tiên phong trong việc gìn giữ ngọn lửa sáng tạo của cả hai sẽ biến mối tình này trở thành một tình yêu vĩnh cửu.
(Người viết có tham khảo thông tin từ một số bài báo và tài liệu nghiên cứu của nước ngoài, trong đó có theguardian.com và encyclopedia.com)
P.S:
Đây là bài viết mình thực hiện cho chuyên mục Fashion Discovery trên J.O.Y số thứ 2. Mình để nguyên layout cho dễ đọc nhưng vẫn để full bài viết phía dưới caption (bài khá dài, chứa rất nhiều thông tin và ngốn khá nhiều thời gian của mình cho công đoạn nghiên cứu cũng như lựa chọn hướng tiếp cận, cấu trúc bài viết và chắt lọc thông tin, sự kiện).
Mọi người có thể tìm mua J.O.Y Issue 2 tại các hiệu sách lớn trên toàn quốc, phố sách Đinh Lễ - Nguyễn Xí (HN) hoặc đặt mua online trên các kênh phân phối như Tiki, Shopee, Fahasa. Cảm giác cầm một ấn phẩm trên tay để đọc nhâm nhi thích lắm <3.
Đây có thể là một bài không dễ đọc nhưng với những người đam mê tìm hiểu thì mình hy vọng có thể chia sẻ được nhiều dữ liệu hay ho với các bạn. Cheers <3)
**Nội dung này được tạo ra bởi Daoonclouds theo order của J.O.Y Magazine-Book Issue 2 và đã được mua bản quyền bởi thương hiệu Bloombooks. Việc đăng lại trên page Daoonclouds đã được xin phép. Bất kì bên thứ ba nào có thể chia sẻ post nhưng không có quyền copy để đăng lại nội dung này.
the runway coco 在 Trí Minh Lê Facebook 的最讚貼文
MAXIMALISM – ĐA THÁI CỰC TRONG THỜI TRANG.
Lúc nào cũng vậy, sẽ có những thái cực khác nhau trong một vấn đề, một văn hóa, một xã hội và cả một nền văn minh của loài người. Tỉ dụ như có những người ế thì có những người có cặp, có những người đàn ông theo đuổi những chị em có vẻ đẹp tâm hồn – thì cũng có những người đàn ông yêu thích về đường cong. Đùa vậy thôi – nó cũng không hề lạ lẫm trong thế giới thời trang. Nếu chúng ta nói nhiều về Minimalism/ Chủ nghĩa tối giản trong thời gian gần đây – thì cũng nên nói về Maximalism / Chủ nghĩa tối đa với thời trang.
Giống như một sợi dây thừng bện chặn, chủ nghĩa tối giản và chủ nghĩa tối đa chảy dài và xuyên suốt trong nền công nghiệp thời trang suốt thời gian qua. Hai chủ nghĩa này khác nhau hoàn toàn trong cách tiếp cận thiết kế, cách xử lí đường may và ứng dụng chất liệu. Từ thế kỷ 18, maximalism đóng một vai trò nổi bật và hoàn toàn đè bẹp minimalism trong các collection/runway từ các thương hiệu nổi tiếng. Cũng nên nhớ thời điểm đó, haute couture rules the fashion’s world. Thời trang cao cấp bởi từ các quý tộc, những kẻ giàu thống lĩnh thế giới – và lúc đó, mỗi trang phục mà con người mặc đòi hỏi sự tỉ mỉ và kì công rất cao. Sự tối giản lúc đó được xem là “Đố kị” vì chẳng ai bỏ ra một mớ tiền để có một bộ đồ “Trông thật bình thường”.
Thời kì vàng son của maximalism vẫn tưng bừng cho đến khoảng năm 2015 khi cơn bão mang tên “Streetwear” bùng nổ. Cùng với sự xuất hiện của những cái tên – từ những kẻ trong nghề như Demna Gvasalia với Vetements và Balenciaga, đến những kẻ ngoại đạo như Virgil Abloh hay người thầy KanyeWest – đã chuyển biến từ sự phức tạp “Maximalism” đến thành sân chơi của Big Logo và thiết kế đơn giản, hiệu quả và dấy lên sự trở lại của “Minimalism”/Chủ nghĩa tối giản.
Việc này cũng phản ánh được sự thay đổi về lifestyle, lối sống đã khác biệt đi rất nhiều từ các thế kỉ XVIII, XIX và XX – XXI. Cuộc sống giờ trở nên nhanh hơn rất nhiều, ăn nhanh – uống nhanh – sống nhanh và ăn mặc cũng nhanh. Ngay cả thời trang cũng ra đồ liên tục với hơn con số 04 mùa căn bản cũng không thể nào đáp ứng được sự “Tối đa thường thấy” mà các thương hiệu xa xỉ cũng bắt tay vào việc thiết kế những kiểu “Minimalism” – Tối giản hơn rất nhiều.
Nhưng khi – tối giản đã tràn lan khắp thị trường, mạng xã hội. Ai ai cũng minimalism – ai ai cũng tối giản (Và có nhiều người còn chả hiểu tối giản là gì) thì maximalism lần nữa – lại trở lại. Để tạo nên sự khác biệt – và dễ dàng, bạn có thể thấy, những điều này đã trở lại trên các bộ đồ mà celebs Việt mặc trong thời gian khoảng nửa năm trở lại gần đây. Tiêu biểu là outfit Suboi mặc trong MV “Đôi Khi” cùng phu quân Nodey.
Vậy Maximalism trong fashion là như thế nào?
Khác biệt với sự đơn giản thuần khiết – như cái tên, chủ nghĩa tối đa đánh vào chi tiết, vào sự tối đa của màu sắc, của kĩ thuật để thể hiện được cái tầm nhìn nghệ thuật và sự lãng mạn trong con người designer. Như mình đã đề cập lúc nãy, minimalism chưa bao giờ có chỗ đứng trong khách hàng thời trang cao cấp/haute couture. Đó cũng là lí do tại sao các bạn ít khi thấy đồ runway của các collection xuất hiện ở đời thực mà toàn là trên màn ảnh lớn, các sao/celebs (Là những kẻ nhiều tiền) và những quý tộc hiện đại mua sắm. Họ không bao giờ bỏ tiền cho một thứ gì đó đơn giản – và trong nó thật “Thường”. Maximalism đồng nghĩa với sự phóng đại, thổi phồng – dư thừa “Thà thừa còn hơn thiếu” hay một hệ thống phức tạp được sắp xếp cẩn thận trong một sản phẩm thời trang.
Nhưng sự tranh cãi giữa các nhà thiết kế, có nên phối hợp giữa “Minimalism” và “Maximalism” – Trong đơn giản có phức tạp mà phức tạp nhưng lại đơn giản.
Nếu nói về nó, hãy nói về những chiếc áo dệt tinh xảo của Coco Chanel. Hay những năm 1980s chúng ta chứng kiến những bộ đồ đậm chất phô trương và kĩ thuật của Thierry Mugler và Gianni Versace – nhưng 1990s, cuộc chiến đã càng căng hơn khi mà Helmut Lang và Martin Margiela đưa sự tối giản trong các collection của họ - đối trọng trực tiếp với 1 Alexander Mcqueen hay Jean Paul Gautier thích gì là làm nấy. Prada cũng thay đổi tuyên ngôn thời trang của họ với cách giới thiệu “Sự sang trọng ẩn mình” khi đã bắt đầu làm các sản phẩm trông đơn giản nhưng chi tiết vô cùng phức tạp. Năm 2011 – Raf Jan Simons với Jil Sander đã cho thế giới được ranh giới giữa minimalism và maximalism, hay sau đó là Lemaire, là Phoebe Philo của Céline. Hay – có những người điều hòa cả 2 thứ dựa vào những line đồ hay các bản collab với các thương hiệu khác – như cái cách Yohji Yamamoto làm với Y3 adidas, và Rei Kawakubo vậy.
Năm 2020 – với bùng nổ của Covid 19, khủng hoảng kinh tế nổi ra làm cho “Minimalism” không bị ảnh hưởng nhiều bởi sức chi mua của người dùng giảm bớt. Nhưng nó lại là dây dẫn cháy chậm cho các celebs/ngôi sao bắt đầu sử dụng lại các trang phục thời trang “Maximalism” để thay đổi bản thân và tạo điểm khác biệt. Quy trình những followers sẽ inspired sự phức tạp đó lên các outfit của mình sẽ được nhìn thấy vào giai đoạn 2020-2025 và đánh dấu sự trở lại của “Chủ nghĩa tối đa/ Maximalism”
---
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
the runway coco 在 ごろごろ日記 Youtube 的最讚貼文
▼▼▼▼コメントやコミュニティ欄が使用できなくなりました▼▼▼▼
YouTubeの規定変更によりコメントとコミュニティ欄が使用出来ません。
Instagram やっていますので、そちらにコメント頂けると嬉しいです♪
▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲▲
海外アパレルブランド『PatPat』さんとのコラボ企画♪オシャレなデザインたっぷりのプチプラファッションをご紹介!ママとのペアルックにも初挑戦しました。いつもと違った大人っぽいゴロちゃんのファッションをお楽しみください♪ずっと大好きで憧れていた人気育児チャンネル(ココちゃん)と同じ企画ができて、とても嬉しいです!
This is a collaborative video with the oversea apparel brand "PatPat" ♪ Introducing affordable fashion with its stylish design! I also tried matching clothes with mommy for the first time. Enjoy Goro-chan's unusual grown-up fashion style♪ I am very happy to be able to do the same project as Coco-chan, the popular parenting channel that I have always loved and admired!
■通販サイト
https://www.patpat.com?adlk_id=126251
クーポンコード:goro99(12%オフ)
35ドル(3900円)以上で送料無料です!
■Online Shop
https://www.patpat.com?adlk_id=126251
Coupon code:goro99 (12%off)
Free shipping for orders above $35 (3900yen)!
Baby/ Toddler Girl's Floral Allover Ruffled Dress and Frayed Jeans :https://www.patpat.com?adlk_id=126244
Baby / Toddler Bow Tie Decor Faux-two Shirt and Suspender Pants Set :https://www.patpat.com?adlk_id=126245
Open Shoulder Top and Striped Pants Set:https://www.patpat.com?adlk_id=126246
Little Lady Floral A-Line Dress for Baby Girl:https://www.patpat.com?adlk_id=126247
Bright 3-piece Polka dots Shirt Overalls Skirt and Headband Set for Baby and Toddler Girls :https://www.patpat.com?adlk_id=126248
Mommy and Me Sleeveless Floral Maxi Dress in Light Purple:https://www.patpat.com?adlk_id=126249
Mommy and Me Sleeveless Floral Maxi Dress in Light Purple:https://www.patpat.com?adlk_id=126250
■是非チャンネル登録を宜しくお願いします。
Please subscribe to my channel!
→ http://u0u0.net/MA8U
the runway coco 在 Elaine Hau Youtube 的最佳貼文
Please check out my business Luxury Fashion Rentals, a luxury handbag rental e-commerce website: https://luxuryfashionrentals.com
中文字幕請打開[字幕](右下方):)
如果仍然看不到中文字幕,請轉到“設置”(右下方),然後轉到“字幕”,然後“自動翻譯”,然後點擊“中文”
Please turn on [CC] for English subtitles :)
If you still can't see English subtitles, then go to "Settings", then "Subtitles/CC", then "English"
中文字幕请打开[字幕] (右下方) :)
如果仍然看不到中文字幕,请转到“设置”(右下方),然后转到“字幕”,然后"自动翻译",然后点击“中文”
**這不是一個贊助的視頻,我用我自己的錢購買的。
**This video is not sponsored. I purchased the items with my own money.
**这不是一个赞助的视频,我用我自己的钱购买的。
感謝您的收看!
Thank you for watching!!
感谢您的收看!
工作電郵:e_style@live.com
For business inquiries: e_style@live.com
工作电邮: e_style@live.com
記得follow我instagram @littleelainehau
Don't forget to follow me on Instagram @littleelainehau
记得跟随我instagram @littleelainehau
http://instagram.com/littleelainehau
Snapchat: littleelainehau
Facebook Page: https://www.facebook.com/elaine.elaine.hau
Red 小红书: Littleelainehau
https://www.xiaohongshu.com/user/profile/5b61b3334eacab2711d1151b
Weibo: http://weibo.com/LittleElaineHau
Youku: http://i.youku.com/LittleElaineHau
Bilibili/B站: http://space.bilibili.com/175967309/#!/
IG Shop: http://instagram.com/jaine_beauty