Gửi Hùng – cũng như sẽ rất nhiều bạn du học sinh đang hoạt động về Thời trang ở nước ngoài.
Có thể sau bài viết này rất nhiều bạn sẽ ghét mình – kêu mình dạy đời. Nhưng chả sao, vốn dĩ trước giờ mình không được ưa chuộng gì mấy nên có ghét thêm thì cũng như vậy. Ok, quay trở lại vấn đề đi. Không chỉ Hùng mà rất nhiều những bạn đang ảnh hưởng tới cộng đồng thời trang đường phố Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại nước ngoài.
Tinh thần chia sẻ và mang những xu hướng nước ngoài về Việt Nam của các bạn là đáng ghi nhận. Sáng nay, vì việc tranh cãi một outfit và cách 1 bạn post hình trên group gì đấy mình không nhớ tên. Toxic – luôn luôn là như vậy. có lẽ vì đó mà Hùng có chia sẻ về sự thay đổi và tính cực của mình trong thời trang. Không có gì để bàn cãi nhưng có một đoạn mình không đồng tình đó là “ Hùng cảm thấy sợ về Việt Nam sống”. Để tránh hiểu sai nguyên tác của Hùng – mình xin được trích dẫn nguyên đoạn như sau:
“Sáng nay mình có đọc 1 bài viết mà mình thấy buồn và sợ về Việt Nam sống. Vì mình có 1 phong cách mà mọi người luôn cho nó là "dị biệt". Nếu phong cách này được 1 ai đó nổi tiếng như rapper Wean hay Dế Choắt thì sẽ được mọi người công nhận. Còn với mình chỉ là 1 công nhân lao động bình thường ở Nhật Bản thì sẽ bị chê cười và mang ra làm 1 hình ảnh xấu để so sánh. Thật sự mình sống ở Nhật mình ăn mặc rất tự tin và những người bạn quốc tế mình biết họ không nói gì mình , thậm chí là còn khen và tôn trọng mình. Điều này không làm mình thấy tự cao mà làm mình thấy "dễ thở" khi sống ở đây và 1 chút may mắn khi được làm điều đó ở 1 nơi đúng nơi đúng chỗ.”
Hùng có ảnh hưởng ít nhiều tới cộng đồng thời trang đường phố và rất nhiều bạn trẻ đang dõi theo Hùng, học hỏi Hùng. Đó là một điều thể hiện năng lực của Hùng nhưng câu nói trên sẽ “gây ra một điểm lệch lạc” cho những đứa trẻ đó về 1 “Việt Nam không đáng để phát triển thời trang”. Vì mình cũng đã từng lầm đường lạc lối như thế này vì bài viết của mình không ai đọc ở giai đoạn đầu.
Sẽ có rất nhiều bạn trẻ đang sử dụng “Thời trang” như là 1 phương pháp để khẳng định bản thân (Như mình vậy) nhưng không phải ai cũng có được sự đón nhận từ mọi người. Mặc dù đầu tư rất nhiều về content, chất xám và những món đồ có “Giá trị” theo các bạn ý nhưng cách tiếp cận là khó với đại chúng. Cộng thêm sự toxic rất nhiều trong các cộng đồng thời trang hiện tại nên các bạn ý dễ dàng nảy sinh 1 suy nghĩ rằng:
Cộng đồng thời trang Việt Nam kì cục.
Con người Việt Nam không công nhận mình.
Nhưng xin mọi người hãy nghĩ rộng ra một chút. Hầu hết các văn hóa hay phong cách thời trang các bạn đang mặc là văn hóa du nhập từ nước ngoài về Mà ở Nhật, Úc, Mỹ, Canada hay bất kì nước nào thì cái văn hóa này đã diễn ra trong 1 khoảng thời gian dài trước đó (Có thể là mấy chục năm, trăm năm). Nước Nhật bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa dưới thời Minh Trị vào khoảng năm 1878, lúc đó việc đấu đá giữa các văn hóa Á – văn hóa phương Tây cũng diễn đầy căng thẳng. Cho đến khi Đế quốc Nhật Bản thua quân Đồng Minh vào năm 1945 sau đó là Hiến Pháp được thông qua vào năm 1947 – nước Nhật mới tiếp nhận đa dạng hơn phong cách ăn mặc/văn hóa của người Mĩ. Tính ra giai đoạn này đã kéo dài hơn 70 năm để cho một văn hóa Nhật Bản phong phú như thế này. Người Nhật lúc đầu cũng “kì thị” văn hóa Phương Tây lắm chứ - nên nhớ tự tôn của Nhật Bản là cực kì cao. Trải qua 100 năm thì việc “Kì thị” này mới dần dần trở nên bình thường.
Việt Nam, được mở cửa thông qua thời kì Đổi mới vào năm 1986. Thời trang đường phố du nhập và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam vào khoảng 2015 đến nay, tính ra mới khoảng 6 năm. Quá ngắn ngủi – các bạn bây giờ có Internet và smartphone để hỗ trợ nên thời trang đường phố phát triển bùng phát và nhanh chóng.
Nhưng không có nền tảng, đó là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn tới việc các groups nhiều nhưng khá toxic như hiện nay.
Xin cũng được nói thêm, cái sự toxic và phân biệt đâu chỉ diễn ra ở Việt Nam mà toàn thế giới. Đó là bản năng của con người, nó chỉ thể hiện bằng cách này hay cách khác mà thôi. Dù là ở Nhật, ở Mỹ hay Úc thì mỗi cộng đồng đều có một cái sự “dẩm l” như nhau cả. Bạn nào hãy đọc Reddit hay tham gia các fashion group nước ngoài, đều dễ dàng thấy điều đó. Đâu chỉ là ở mỗi Việt Nam?
Có thể các bạn đang ở nước ngoài cảm thấy dễ chịu và dễ sống khi không bị “Dị Biệt” và cảm thấy Việt Nam thực đáng sợ. Nhưng chính cái sự “Dị Biệt” đó mới mang lại sự tiếng tăm, sự nổi tiếng và những người Việt Nam trẻ theo dõi các bạn để mang cho các bạn tiếng nói, sự công nhận. Còn nếu ở nước mà các bạn đang sinh sống – các bạn là gì? Các bạn chẳng là ai cả. Như mọi người. Họ không nói gì vì bạn bình thường như bao nhiêu nhân tố, bao nhiêu thứ họ đã nhìn thấy và cảm nhận. Còn ở Việt Nam, do những thứ đó chưa có – nên bạn là “Nhân tố lạ”, là điều mà rất nhiều bạn trẻ cảm thấy thú vị và theo đuổi.
Người Việt đã yêu thương các bạn, thì đừng vậy mà bỏ rơi – mà sợ hãi cái đất nước Việt Nam này.
Một cộng đồng Thời trang vững mạnh là một cộng đồng thời trang đủ 4 yếu tố “Hỉ - nộ - ái - ố”. Việc Toxic theo mình là cần thiết để biết thị trường đang ở đâu, đang gặp vấn đề gì mà từ đó- Những người đang ảnh hưởng tới rất nhiều bạn trẻ như các bạn sẽ là các Leader định hướng mọi thứ theo thật đúng, thật thời trang và nâng tầm cộng đồng thời trang đi lên.
Cho nên, đừng sợ Việt Nam. Hãy yêu Việt Nam vì đất nước này mang nhiều thứ cho các bạn lắm. Danh tiếng, mối quan hệ và các công việc sau này. Còn nếu bạn cảm thấy không thích thì hãy an phận thủ thường ở cái đất nước ngoại bang đó đi – đừng đụng chạm tới Việt Nam nữa, đừng tham gia bất kì nhóm hội nào của người Việt nữa.
P/s:
Và đó cũng là một trong những lí do mình không cùng chiến tuyến với B. Vì B. từng nói người Việt kém, người Việt dở và B là người mang xu hướng đó về VN. Đừng đi vào vết xe đổ đó nhé!
số70 在 Cuộc Sống Số 70 - Home | Facebook 的美食出口停車場
Cuộc Sống Số 70 ; Điêu khắc việt. News personality. 1,163 people like this ; Bellisima. Clothing (Brand). 1,016 people like this ; Biệt thự Vinhomes Botanica. E- ... ... <看更多>
số70 在 無題 的美食出口停車場
You're offline. Check your connection. Retry. Info. Shopping. Tap to unmute. If playback doesn't begin shortly, try restarting your device. ... <看更多>