#HannahResearch [RESEARCH SERIES] KỸ NĂNG VIẾT BÀI BÁO KHOA HỌC: CẤU TRÚC VÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tiếp nối series về kỹ năng nghiên cứu của TS Nguyễn Hữu Cương, chị chia sẻ với mọi người về cấu trú và một số lưu ý khi viết phần kết quả nghiên cứu. Phần Research findings có vai trò cũng rất quan trọng trong một bài báo có chất lượng quốc tế và thường có cấu trúc không giống nhau tuỳ thuộc vào phương pháp nghiên cứu và cả những kết quả mà nghiên cứu tìm ra/phát hiện. Rrong phần này tác giả trọng tâm vào trình bày những số liệu, thông tin đã tìm hiểu, khám phá và thu thập được từ quá trình phân tích dữ liệu.
Thông tin trình bày trong phần Kết quả nghiên cứu gồm:
- Đối với nghiên cứu định lượng (quantitative research): Số liệu được trình bày dưới dạng biểu bảng, đồ thị. Mỗi biểu bảng hoặc đồ thị phải có tiêu đề ngắn gọn và rõ ràng. Cần lưu ý là không lặp lại các thông tin đã có trong các biểu bảng, đồ thị vào các đoạn văn trình bày kết quả trừ khi bạn muốn nhấn mạnh hoặc làm nổi bật một số kết quả quan trọng.
- Đối với nghiên cứu định tính (qualitative research): Thông tin được trình bày theo cụm từ, câu, đoạn. Trong dữ liệu định tính cần cả những trích dẫn trực tiếp từ phỏng vấn, thảo luận nhóm (Belcher, 2019).
- Đối với nghiên cứu hỗn hợp (mixed methods): Cần trình bày cả dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính. Bạn có thể trình bày tất cả các dữ liệu định lượng trước rồi sau đó mới tới dữ liệu định tính hoặc người lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể trình trình cả hai loại dữ liệu này theo từng nhóm kết quả nghiên cứu.
Khi viết phần Kết quả nghiên cứu, các bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Trình bày kết quả nghiên cứu một cách logic, không có sự suy diễn, can thiệp của người nghiên cứu.
- Trình bày những kết quả nghiên cứu liên quan đến câu hỏi nghiên cứu.
- Trình bày những kết quả nghiên cứu lần lượt theo phương pháp nghiên cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu hoặc mức độ quan trọng của kết quả nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu nên được trình bày theo các đầu mục (sub-heading).
- Sử dụng thời quá khứ trong tiếng Anh (past tense) (Yalcin, 2019).
Lưu lý là phần Kết quả nghiên cứu thường chiếm 1/8 (một phần tám) bài báo. Như vậy, với bài viết có độ dài 4000-8000 từ thì Kết quả nghiên cứu có thể có độ dài tương ứng là 500-1000 từ.
Tài liệu tham khảo
Belcher, W. L. (2019). Writing your article in 12 weeks: A guide to academic publishing success (2nd ed.). Chicago: Chicago University Press.
Yalcin, B. (2019). Writing the results section. In M. Shoja et al. (Eds), A guide to the scientific career: Virtues, communication, research and academic writing (pp. 513-522). New Jersey: Wiley.
Source: https://bit.ly/2SE8IcP
❤️Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé ❤️
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents #HannahEdonlineclass
quantitative research methods 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
[RESEARCH SERIES] Cấu trúc và một số lưu ý khi viết phần Phương pháp nghiên cứu (Research methods)
Khi đọc phần phương pháp nghiên cứu, biên tập viên và người bình duyệt sẽ cơ bản thấy được khả năng nghiên cứu, sự chuyên nghiệp trong nghiên cứu của tác giả. Thông tin được viết trong phần này phải đủ chi tiết để người đọc đánh giá được sự phù hợp của phương pháp nghiên cứu, quy trình thu thập và xử lý dữ liệu bạn đã sử dụng. Bài viết chị chia sẻ hôm nay về kinh nghiệm của TS. Nguyễn Hữu Cương khi viết cấu trúc và một số lưu ý khi viết phần phương pháp nghiên cứu, mọi người đón đọc nhé!
Nếu như phần Tổng quan nghiên cứu (Literature review) được coi là phần khó viết nhất thì phần Phương pháp nghiên cứu được cho là phần dễ viết nhất (nhiều người thường viết phần Phương pháp nghiên cứu đầu tiên) đơn giản bởi vì ta chỉ mô tả lại những gì đã làm trong quá trình lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thiết kế công cụ thu thập dữ liệu, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu. Tuy nhiên, để có một phần Phương pháp nghiên cứu tốt, bạn cần lưu ý là thông tin bạn viết trong phần này phải đủ chi tiết để độc giả đánh giá được sự phù hợp của các phương pháp nghiên cứu bạn đã sử dụng, đánh giá được độ giá trị (validity) và độ tin cậy (reliability) của kết quả nghiên cứu (Belcher, 2019).
Thông thường những thông tin cần viết trong phần Phương pháp nghiên cứu bao gồm:
- Các phương pháp thu thập dữ liệu đã sử dụng (data collection methods): định lượng (quantitative), hay định tính (qualitative), hay hỗn hợp (mixed method).
- Các công cụ thu thập dữ liệu tương ứng với phương pháp thu thập dữ liệu: bảng hỏi (survey questionnaires), dữ liệu phân tích thống kê (statistical analysis) đối với phương pháp định lượng; phỏng vấn (interview), quan sát (observation), phân tích văn bản (document analysis), thảo luận nhóm (focus group)… đối với phương pháp định tính.
- Đối tượng tham gia cung cấp dữ liệu (participants) và chọn mẫu (sampling): mô tả quần thể nghiên cứu (target population), phương pháp chọn mẫu, tổng số mẫu thu được.
- Quá trình thu thập dữ liệu (data collection procedure).
- Phân tích dữ liệu (data analysis): dùng công cụ, phần mềm gì để phân tích dữ liệu, ví dụ SPSS đối với phân tích dữ liệu định lượng hay Nvivo đối với phân tích dữ liệu định tính.
- Những vấn đề cần lưu ý về đạo đức nghiên cứu (ethical considerations), đặc biệt đối với những nghiên cứu liên quan đến trẻ em, người bệnh, người tàn tật, người già (Azevedo et al., 2011; Belcher, 2019).
Một phần lưu ý nữa là bạn nên trình bày phần Phương pháp nghiên cứu theo từng đầu mục (sub-heading) một cách chi tiết để một người không trực tiếp tham gia vào nghiên cứu vẫn hiểu chính xác bạn đã làm gì và tại sao.
Lưu lý là phần Phương pháp nghiên cứu thường chiếm 1/8 (một phần tám) bài báo. Như vậy, với bài viết có độ dài 4000-8000 từ thì Phương pháp nghiên cứu có thể có độ dài tương ứng là 500-1000 từ.
Tài liệu tham khảo
Azevedo, L. F., Canário-Almeida, F., Fonseca, A. J., Costa-Pereira, A, Winck, J. C., & Hespanhol, V. (2011). How to write a scientific paper—writing the methods section. Rev Port Pneumol, 17(5), 232-238.
Belcher, W. L. (2019). Writing your article in 12 weeks: A guide to academic publishing success (2nd ed.). Chicago: Chicago University Press.
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
quantitative research methods 在 移民美國拿綠卡、工作美國不煩惱。給孩子未來、圓夢國際。留學美國免高學費。 Facebook 的最讚貼文
《想去美國留學,你最好先了解什麼是STEM!》
什麼是STEM?
它代表Science科學丶Technology技術、
Engineering工程和Mathematics數學的統稱,
這是美國政府鼓勵主修這些理工科系學生的一項計劃。
STEM的優勢內?
首先,一般生畢業後的實習、工作
(OPT,Optional Practical Training)期間一年,
如果一年內,沒拿到H1B工作簽證,就必須離開美國了。
STEM畢業生的OPT的時間延長到36個月,
比較有充裕的時間申請工作簽證,轉換為移民身分。
其次,主修STEM的學生比較容易申請到獎學金,
畢業後,OPT/H1B的工作機會也大很多,
薪資更是差很大。
10大熱門STEM科系為:
1.Information Technology 資訊科技
2.Computer Information Systems Security
計算機資訊系统安全
3.Computer Engineering 計算機工程
4.Network and System Administration 網络系统管理
5.Computer Systems Networking and Telecommunication
計算機系统網络及电信
6.Information Science/studies 資訊科学/研究
7.Computer Programming 計算機编程
8.Civil Engineering土木工程
9.Computer Science 計算機科学
10.Information Technology 資訊科技
另外,不是只有理工科才有STEM的主修
教育類的STEM科系如:
Educational Statistics and Research Methods
教育统計學與研究方法
Educational Evaluation and Research教育評價與研究
Educational/Instructional Technology教育/教學技術
商科的STEM科系有
Management Science管理科学
Business Statistics商業统計學
Actuarial Science精算
Management Science and Quantitative Methods
管理科學與定量方法
申請時最好double check該系所,
但也得看你對STEM有沒有興趣或熱情。
若沒有,也不見得要一味從衆的追求。
沒興趣,很難學到心得,往下走也不一定好,
還是以你的興趣來引導你去學習比較好。
#美國生活,#美國留學,#美國工作,#移民美國,
#綠卡,#EB3c非技術性勞工移民,#EB5投資移民,