Anh em chúng em giao đãi với nhau mùa giãn cách tại Dustin On The Go ạ. ❤️❤️❤️
Có ai xem chưa mọi người ơiii. Nghe đồn chấn động dữ à 🤣
Hết hồn luôn đó chèn. Anh hay thiệt anh Dustin Phuc Nguyen nhaaaaa. Kaka ☺️. Ngại xỉu hàaaaa.
#minhtumodel
#deptunhiennhungkhongtunhienmadep
#cotienrangtho
quÀ 在 Facebook 的最佳貼文
“Nhiều người đến nói với Thầy: ‘Dạ nhà con có vong, bây giờ làm sao?’
Thầy nói là: Vong họ cũng là người, họ cũng từng là con người và họ cần được yêu thương, cũng giống như người sống của ta cũng luôn cần được yêu thương. Hãy nhớ như vậy, đừng có tưởng họ là một loài giống gì khác lạ với ta. Họ chính là ta và cần được yêu thương. Cho nên cái quan trọng là ta đối xử yêu thương, yêu thương họ bằng cái gì? Hai cách:
1/ Cúng cơm cho họ ăn vì họ đói
2/ Tụng Kinh cầu siêu cho họ, để họ nương nhờ thần lực của Phật, rồi sớm được siêu thoát, đầu thai, chứ không có bị vất va, vất vưởng nữa. Vậy thôi, rồi mọi chuyện tốt đẹp.
Tuyệt đối đừng trấn, đừng ếm, đựng sợ, đừng khinh, đừng thù, đừng ghét họ. Vì những cái tâm lý tiêu cực đó chỉ làm cho mọi chuyện phức tạp thêm. Ta ghét họ, họ ghét lại, họ ghét lại, họ phá, họ phá mình không biết đường mà đỡ à. Nhớ như vậy, vì họ đang còn là phàm phu. Những người vong, ma đó đều là phàm phu, đều đầy tham, sân, si. Và họ rất tham, sân, si, vì sao vậy? Vì lúc sống, họ có gây nghiệp. Nên khi chết, họ không được về cõi lành, mà cứ vất va, vất vưởng ở đầu này, đầu kia, chịu nhiều đói khổ. Nên thường những cái vong vất vưởng như vậy, người không tốt, nói thẳng một câu, dù họ có tự ái, Thầy cũng phải nói thẳng một câu vậy. Những cái vong vất va, vất vưởng đều có cái tâm lý không phải là người tốt.
Nên ta thương họ, ta cho họ ăn. Nhưng phải nâng tâm hồn họ lên, bằng lời Kinh, tiêng Kệ của Phật dạy. Đó là nguyên tắc, đó là phương pháp. Tuyệt đối không ghét, không sợ, không xa lánh, không trấn ếm. Không có đến ông thầy bùa, nhờ bùa dán vào trong nhà để mà đuổi ma đi. Vậy là đuổi được 1 ma, rước 10 ma khác về, vì sao vậy? Vì cái bùa của ông thầy đó thật chất là gì? Là cái lệnh, dắt âm binh đi, chứ không có gì cả. Ta nhớ nha, cái lá bùa là cái tấm lệnh. Mà cầm nó đi đâu, thì một bầy âm binh đi theo. Khi ta đem cái bùa đó, ta dán trong nhà mình, thì trong nhà ta bị xâm choáng ngợp bởi các âm binh mới. Rồi cái âm binh mới, mới đuổi ma cũ trong nhà ta đi. Mà ma cũ coi vậy chứ thân tình, hiền lành đã quen lâu. Cái ma mới, mới quen, mới phiền toái à, không biết nó là loại gì. Sau khi ma cũ đi rồi, ma mới làm cho ta đau khổ nhiều hơn nữa. Rồi lúc đó là nhiều cái phiền toái, có khi ta lật đật bán nhà, bán tháo, bán đổ để đi vội.
Cho nên, trong Đạo Phật, không có chuyện đem bùa về trấn. Trong Đạo Phật, chỉ có 2 điều để xử lý:
1/ Cúng cơm cho vong ăn
2/ Tụng Kinh, cầu siêu cho vong nghe
Nhờ cái lời Kinh, tiếng Kệ của Phật, cái vong họ nghe những lời Kinh đó, bắt đầu tâm họ chuyển dần dần, chuyển dần dần.
Ví dụ như từ trước tới giờ, họ chỉ nhớ nhung tiếc nuối, tham lam, giận hờn cái đời sống trước khi họ chết. Họ giận là tại sao người đó bây giờ không cúng cho họ nữa. Họ giận là người kia sao bây giờ bội bạc với họ, đủ thứ chuyện giận hờn, rồi đói, khổ, than. Trong tâm họ chưa bao giờ suy nghĩ được cái gì tích cực nhiều. Cho đến khi ta tụng cái bài Kinh Phật.
Trong cái bài Kinh Phật đó, nó có những ý như thế này: Đầu tiên là khởi tâm tôn kính Đức Phật, thì người vong họ không biết tôn kính Phật là gì đâu. Nhưng ta cứ nói, rồi họ mềm lòng ra, họ lần lần có cái ý tôn kính Phật ít ít, chưa nhiều. Nhưng mà với cái tâm tôn kính Phật một chút xíu đó, bỗng nhiên nghiệp họ được nhẹ đi, phước họ tăng lên. Hoặc là trong lời Kinh Phật có cái câu là: “Nguyện trải lòng yêu thương khắp tất cả chúng sinh”. Đây là một đạo đức siêu việt của nhà Phật. Thì cái vong họ cũng không có đủ đạo đức, để họ khởi lên được cái tâm mà yêu thương tất cả chúng sinh. Vì đây là một đạo đức cực kỳ phi thường của người tu Phật. Mà cái vong, với một cái tâm hồn tầm thường, không bao giờ họ tác ý nghĩ được đến điều đó. Nhưng ta cứ tụng mãi mỗi ngày, cái lòng họ mở ra, họ nhúc nhích, nhúc nhích. Bắt đầu họ có cái ý niệm trong đầu họ là thương yêu con người, vậy thôi. Chứ còn nói trải lòng yêu thương chúng sinh không bờ bến, như một người đang sống của chúng ta, như một người có đạo đức của chúng ta đây, vong họ làm không nổi. Nhưng họ chỉ nhúc nhích chút xíu cái tâm họ, biết yêu thương con người. Thế là phước họ tăng lên, bắt đầu gương mặt họ bớt u ám, cái bóng đen bớt đi, rồi lòng họ nhẹ nhàng. Mà cứ tụng cho họ nghe, lòng họ cứ khởi lên như vậy. Một ngày nào đó, bỗng nhiên có một Thầy Tu, phải nói một Bậc Sa Môn, ở một cái cõi khác hiện ra đến nói chuyện, thuyết phục họ trong cõi đó, và đưa họ đi, đưa họ về Chùa để tu tập. Vì tâm họ đã đủ tốt rồi, nghĩ được những cái suy nghĩ tích cực rồi.
Nên là đối với những chúng sinh trong cõi âm, để thay đổi cái nghiệp chướng của họ được, thường là những bài Kinh, mà bài Kinh đó gieo vào tâm họ những Đạo lý, những đạo đức tích cực. Những Đạo lý, đạo đức tích cực đó, trước hết là bằng lòng tôn kính Phật, thứ hai - lòng yêu thương chúng sinh, và thứ ba là cái niềm tin đối với Luật Nhân Quả - gieo nhân gì, gặt quả nấy. Đó là sự công bằng tuyệt đối của vũ trụ này.
Nên khi những Đạo lý đó được nhắc đi nhắc lại. Rồi đừng giận hờn, đừng có sống ích kỷ, hãy sống vị tha. Những cái câu Kinh, tiếng Kệ nói về những Đạo lý, đạo đức đó mãi. Thế là họ bị thấm dần, thấm dần, ngày này qua ngày kia. Rồi có những cái vong nghe 3 tháng như vậy, siêu khỏi nhà đó đi mất luôn. Có cái vong phải 1 năm sau thì siêu, bắt đầu đi mất khỏi cái nhà đó luôn.”
- Trích Bài Giảng: “Cõi Sống Cõi Chết” - Thượng Toạ Thích Chân Quang
"Để tránh hiểu nhầm, hiểu sai ý, xin mời quý vị nghe trọn vẹn bài Pháp bên dưới nhé ạ."
- Link Bài Giảng:
quÀ 在 Facebook 的最佳解答
“Khi mà ta biết được những cái lỗi của mình rồi, bắt đầu ta biết tới cái khó chịu của cái bản ngã. Rồi để ta có thể có cái ước mơ Vô Ngã. Thì cái người này thật sự là có một cái lý tưởng Giác Ngộ chân chính, đúng hướng đi. Nghĩa là nói tu sao không biết, nhưng mà phải Vô Ngã, là người tu đúng hướng. Còn nếu mà ta cũng tu theo Phật, ta cũng tụng Kinh, lễ Phật, đủ thứ hết. Nhưng mà ta không hiểu bản ngã là gì, Vô Ngã là gì, thì cái lý tưởng tu hành của ta chưa đúng hướng.
Ví dụ như vầy, ví dụ như bây giờ ta gặp một người tu Thiền.
Nói: ‘Bây giờ anh ngồi Thiền mỗi ngày, để anh đạt cái gì?’
-> Nói: ‘Dạ để tôi đạt được là thần thông, phép lạ, chứng ngộ.’
Câu nói đó nghe xong mình biết người này sai. Vì người này chưa có nói tới cái Vô Ngã, là biết cái hướng đi tu tập tâm linh của người này sai đường. Chưa có chuẩn, cần phải hướng dẫn lại.
Rồi bây giờ ta gặp một người tu niệm Phật Tịnh Độ.
Ta hỏi: ‘Anh niệm Phật để làm gì?’
-> Nói: ‘Tôi niệm Phật là để vãng sanh về cực lạc.’
…thế này thế kia. Mà ta cũng không nghe cái chữ Vô Ngã, ta biết người này cũng sai luôn.
Bây giờ ta gặp một người Mật Tông.
Nói: ‘Anh trì chú để làm gì?’
-> Nói: ‘Tôi trì chú để có năng lực, có quyền năng.’
Nói đi nói lại cũng không nghe cái chữ Vô Ngã, biết người này cũng sai luôn.
Nên tu cái gì không biết, Thiền Tông hay Tịnh Độ Tông hay Mật Tông không biết, mà nếu không có lý tưởng Vô Ngã thì đều sai với lý tưởng Giác Ngộ hết. Cho nên các Phật tử của ta hãy để ý điều này, là khi ta chọn một Pháp môn tu tập, ta đến với một vị Thầy để ta học Đạo, thì ta yêu cầu Thầy ta, ông Thầy mà ta thương quý đó, nói: ‘Thưa Thầy, con có duyên với Thầy, con xin được làm đệ tử Thầy, để Thầy dạy cho con tu hành. Nhưng con thấy khó chịu, bất an, không chấp nhận được những cái lỗi lầm của mình, những cái tham, sân, si, hơn thua, đố kỵ, ganh tị, oán thù, đủ thứ trong lòng con, con khó chịu, con không chấp nhận những lỗi lầm. Nhưng con biết là tất cả những lỗi lầm đó từ bản ngã mà ra. Nên vì vậy, xin Thầy hãy thương con, mà dạy cho con cái con đường để đi đến Vô Ngã.’
Cho nên quý Phật tử nếu cầu Đạo với một vị Thầy nào, thì hãy nói lên cái lời thỉnh cầu tha thiết đó. Mà nếu ta đến với một vị Thầy của mình, mà ta đưa ra cái lời thỉnh cầu là: ‘Xin Thầy hãy dạy cho con cái Đạo lý, cái con đường để đi đến Vô Ngã.’ Thì chính ta đã đi đúng hướng, và có khi ta nhắc luôn ông Thầy mình đi đúng hướng luôn. Vì sự thật, cách Phật đã mấy ngàn năm, cái Giáo lý đôi khi có bị những sự sai lệch. Người ta đạt, người ta đi tìm những cái mục tiêu mà không phải là Vô Ngã. Vô tình nó tô điểm cho bản ngã.
Ví dụ như người đó có thể ngồi Thiền được 7,8 ngày. Người đó có thể có thần thông, nhìn đâu cũng biết hết, đoán biết trước, biết sau, có thể đưa ly nước người ta uống là hết bệnh v.v…Nhưng tất cả những đó chưa chắc là đúng, nếu người đó không phải Vô Ngã. Tất cả những thần thông, phép lạ chỉ đúng khi nào bậc Thầy đó là bậc Thầy Vô Ngã hoàn toàn. Còn không chỉ là một vị tiên, thần, ngoại đạo mà thôi. Nhưng mà Phật tử ta thì không biết điều này, ta nghe ở đâu mà có cái gì phép lạ, là ta đổ xô đến. Nhưng ta đâu biết rằng cái phép lạ mà không phải Vô Ngã chỉ là ngoại đạo, tà giáo mà thôi. Cho nên từ đây về sau, hãy nhớ điều này, để chọn con đường chân chính của Đạo Phật, thì đừng có bị mê hoặc bởi những điều thần thông, phép lạ.
Vị dụ như là nghe nói rằng, à có ông Thầy đó ổng nói gì cũng đúng. Ta lật đật tới ta thăm, ta thăm để mà nhờ Thầy ban phép cho đời sống ta tiến lên. Thì biết ngay ta sai, ông Thầy đó cũng sai luôn.
Ta chỉ được quyền đến một ông Thầy có thần thông là như thế này. Ví dụ nghe nói ông Thầy đó ổng tu, rồi ổng đắc Đạo, ổng có phép. Ta đến ta hỏi về Đạo lý, hoặc là ta sống gần Thầy để xem ông Thầy đó có Vô Ngã hay không thôi? Ổng có hiền lành như mây bay, gió thoảng hay không? Hay là ổng có từ bi thương yêu vạn loài hay không? Mà trong từng lời nói của ông Thầy, không bao giờ còn cái sự hơn thua nữa, lúc nào cũng thấy mình là nhỏ, là bé, là cát bụi, mà đón nhận tất cả chúng sinh trong lòng mình. Phải có ông Thầy có cái phẩm chất Vô Ngã đó, thì cái thần thông của ông Thầy mới đúng là thần thông của Đạo Phật. Còn nếu ông Thầy đó có thần thông, mà trong biểu hiện vẫn còn bản ngã, thì ta biết đây chưa phải là cái tâm linh của Đạo Phật một cách đúng nghĩa.
Nên vì vậy cái Vô Ngã rất là quan trọng. Đây là cái tiêu chuẩn để ta xác định rằng người đó tu đúng Đạo Phật hay không đúng Đạo Phật.”
- Trích Bài Giảng: “Tu Hành Vất Vả B” - Thượng Toạ Thích Chân Quang
"Để tránh hiểu nhầm, hiểu sai ý, xin mời quý vị nghe trọn vẹn bài Pháp bên dưới nhé ạ."
- Link Bài Giảng:
quÀ 在 Qua. - Home | Facebook 的美食出口停車場
Message. See All. 氧顏森活Forest Beauty. Health/Beauty. 11,871 people like this. Like. Liked. Message. Qua., profile picture ... ... <看更多>