Những điều bạn nên biết khi dưỡng da với Vitamin C 🔎
Vitamin C là chất chống oxy hoá cao giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do và các tác nhân khác từ môi trường. Ngoài ra, rất nhiều sản phẩm dưỡng da có chứa Vitamin C hứa hẹn mang lại công dụng làm sáng da, cải thiện cấu trúc da, cải thiện nếp nhăn và tăng độ đàn hồi cho da. Đó cũng là lý do vì sao dưỡng da với Vitamin C 🍊 trở thành xu hướng trong vài năm trở lại đây và gần như là sản phẩm must-have trong routine của rất nhiều bạn. Tuy nhiên, vẫn có một số lưu ý khi dùng thành phần này để đạt hiệu quả tốt nhất cũng như không làm tổn thương da, nên hôm nay Chloe sẽ chia sẻ một vài lưu ý nho nhỏ để giúp việc lựa chọn và sử dụng Vitamin C trong chu trình skincare của mọi người dễ dàng hơn nhé! 😉
🔸 𝗡𝗵𝘂̛̃𝗻𝗴 𝗮𝗶 𝗰𝗼́ 𝘁𝗵𝗲̂̉ 𝗱𝘂̛𝗼̛̃𝗻𝗴 𝗱𝗮 𝘃𝗼̛́𝗶 𝗩𝗶𝘁𝗮𝗺𝗶𝗻 𝗖?
Chloe nghĩ không có độ tuổi chính xác để sử dụng Vitamin C mà nó phụ thuộc vào nhu cầu và tình trạng da của bạn. Nếu nhu cầu của bạn có bao gồm dưỡng sáng da, làm mờ các vết thâm, đốm nâu hoặc muốn dùng các sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa lão hóa, thì Vitamin C sẽ là 1 lựa chọn hợp lý. Bản thân Chloe đã bắt đầu dùng Vitamin C từ lúc mình 18 - 19 tuổi rồi. Và một trong những sản phẩm đầu tiên mình dùng lúc đó là Melano CC (https://bit.ly/3mbekaL), giá hợp lý và thích hợp cho các bạn trẻ mới bắt đầu làm quen với Vitamin C đó.
🔸 𝗖𝗮́𝗰 𝗱𝗮̂̃𝗻 𝘅𝘂𝗮̂́𝘁 𝗩𝗶𝘁𝗮𝗺𝗶𝗻 𝗖 𝗽𝗵𝗼̂̉ 𝗯𝗶𝗲̂́𝗻 𝗻𝗵𝗮̂́𝘁 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗰𝗮́𝗰 𝘀𝗮̉𝗻 𝗽𝗵𝗮̂̉𝗺 𝗱𝘂̛𝗼̛̃𝗻𝗴 𝗱𝗮 𝗵𝗶𝗲̣̂𝗻 𝗻𝗮𝘆?
Bạn sẽ khó có thể tìm thấy cụm từ “Vitamin C” trong bảng thành phần của các sản phẩm có chứa Vitamin C, thay vào đó là L-ascorbic Acid, Ascorbyl Palmitate,… Chloe sẽ liệt kê vài dẫn xuất phổ biến của Vitamin C mà chúng mình hay thấy và vài thông tin cơ bản của từng loại nhé:
► L-ascorbic Acid (LAA): Dạng tinh khiết nhất của Vitamin C, phát huy tác dụng nhanh và mạnh trên da.
► Ascorbyl Palmitate (AP): Một dạng acid béo được ester hóa từ Acid Ascorbic. Khả năng thấm sâu vào mô dưới da của bạn này kém hơn hẳn so với LAA và tác dụng trên da cũng sẽ thấy chậm hơn.
► Sodium Ascorbyl Phosphate (SAP): Nhóm dẫn xuất hoạt động gần như ổn định nhất của Vitamin C. So với các nhóm dẫn xuất còn lại, SAP có thêm tính kháng khuẩn với vi khuẩn mụn và cũng đủ dịu nhẹ để sử dụng trên da khô hay da nhạy cảm.
🔸 𝗡𝗲̂𝗻 𝘀𝘂̛̉ 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝗩𝗶𝘁𝗮𝗺𝗶𝗻 𝗖 𝗼̛̉ 𝗻𝗼̂̀𝗻𝗴 đ𝗼̣̂ 𝗻𝗮̀𝗼?
Đây cũng chính là 1 trong những tiêu chí đầu tiên cần được quan tâm khi bắt đầu sử dụng Vitamin C. Nồng độ Vitamin C trong các sản phẩm dưỡng da hiện nay sẽ dao động từ khoảng 3% đến 30%. Cho dù bạn có loại da gì, việc bắt đầu với những sản phẩm có nồng độ thấp sẽ giúp da tránh được nguy cơ bị kích ứng. Khi đã làm quen dần với Vitamin C thì bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những sản phẩm chứa Vitamin C với nồng độ cao hơn 💪🏻. Bạn cũng đừng nghĩ rằng phải dùng chỉ số càng cao mới càng có hiệu quả nhé! Đôi khi cố ép da với % Vitamin C cao quá lại gây kích ứng cho da đó.
🔸 𝗡𝗲̂𝗻 𝗱𝘂̀𝗻𝗴 𝘃𝗮̀𝗼 𝗯𝗮𝗻 𝗻𝗴𝗮̀𝘆 𝗵𝗮𝘆 𝗯𝗮𝗻 đ𝗲̂𝗺?
Tùy sản phẩm mà bạn có thể chọn sử dụng vào chu trình dưỡng da ban ngày hoặc ban đêm. Tuy nhiên có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu dùng Vitamin C vào buổi sáng, trước bước chống nắng thì sẽ còn giúp phát huy tác dụng của kem chống nắng và nâng cao hiệu quả bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời ☀️. Dù vậy Chloe nghĩ bạn vẫn nên đọc kỹ thông tin sản phẩm, vì có 1 vài sản phẩm Vitamin C mà Chloe sử dụng thì chỉ dành riêng cho ban đêm (ví dụ như Vichy Glyco-C Ampoule trong thành phần có kết hợp với AHA để tẩy tế bào chết nữa). Đây cũng là một sản phẩm rất được yêu thích trong việc kết hợp dưỡng sáng da cũng như chống lão hoá của Vichy đó (https://bit.ly/3AR5hQf).
🔸 𝗕𝗮̉𝗼 𝗾𝘂𝗮̉𝗻 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼?
Vitamin C “nổi tiếng” về việc khó bảo quản, đây cũng là một khuyết điểm lớn của thành phần này. Đó cũng là lý do nhiều nhà sản xuất thường thiết kế bao bì tối màu cho những sản phẩm có chứa Vitamin C để giảm quá trình oxy hoá nhất có thể. Bản thân Chloe thì sẽ bảo quản những lọ serum C của mình ở nơi khô thoáng nhất, tuyệt đối không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu bạn thấy sản phẩm có chứa Vitamin C bị chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu thì có nghĩa là sản phẩm đã mất hiệu quả nhiều rồi 🙅🏻♀️. Vậy nên khi dưỡng da với Vitamin C, mọi người nhớ phải thật chú ý đến màu của sản phẩm nha!
🔸 𝗖𝗮́𝗰 𝘀𝗮̉𝗻 𝗽𝗵𝗮̂̉𝗺 𝗩𝗶𝘁𝗮𝗺𝗶𝗻 𝗖 𝘆𝗲̂𝘂 𝘁𝗵𝗶́𝗰𝗵 𝗰𝘂̉𝗮 𝗖𝗵𝗹𝗼𝗲?
Chloe đã dùng thử qua rất nhiều sản phẩm có chứa Vitamin C để dưỡng da đến mức mình không thể nhớ hết được 😅. Nhưng những sản phẩm mang lại kết quả tốt thì chắc chắn phải có ấn tượng mạnh hơn rồi. Ngoài 2 loại đã liệt kê ở phía trên thì Chloe sẽ để ở đây 3 sản phẩm Vitamin C có tác dụng rõ rệt nhất trên da mình ứng với 3 nhu cầu dưỡng da khác nhau nữa nha:
► 𝗗𝘂̛𝗼̛̃𝗻𝗴 𝘀𝗮́𝗻𝗴 𝗱𝗮: Kiehl's Clearly Corrective Dark Spot Solution (https://bit.ly/3surQHB). Ngay từ cái tên mọi người cũng dễ dàng nhận ra serum này có chức năng chính là làm mờ vết thâm và dưỡng sáng da. Thành phần có chứa EAA - dẫn xuất ổn định và có hiệu quả dưỡng sáng da cao kết hợp với chiết xuất từ hoa mẫu đơn và cây bạch dương trắng giúp da sáng và trong hơn sau một thời gian sử dụng đều đặn đó. ✨
► 𝗟𝗮̀𝗺 𝗺𝗼̛̀ đ𝗼̂́𝗺 𝗻𝐚̂𝘂, đ𝗲̂̀𝘂 𝗺𝗮̀𝘂 𝗱𝗮: SkinCeuticals Phloretin CF (https://bit.ly/3CWCZFY). Sản phẩm này có 10% L-Ascorbic Acid, 2% Phloretin và 0.5% Ferulic Acid. Skinceuticals cũng là hãng nổi tiếng nhất về các serum Vitamin C vì tính ổn định cũng như độ hiệu quả sản phẩm. Nổi tiếng nhất phải kể đến bạn C E Ferulic của hãng, nhưng để nói về làm mờ đốm nâu thì Phloretin CF sẽ có hiệu quả hơn đó. Nếu bạn thật sự muốn đầu tư cho một lọ Vitamin C “đắt xắt ra miếng” thì có thể yên tâm với SkinCeuticals 💯. Mọi người có thể tham khảo thêm trên gian hàng chính hãng của hãng tại đây nha: https://bit.ly/3xYFYtV
► 𝗖𝗵𝗼̂́𝗻𝗴 𝗹𝗮̃𝗼 𝗵𝗼́𝗮: Vichy Liftactiv Peptide-C Ampoule (https://bit.ly/2Uu5Obr). Bạn này có chứa đến 12% Vitamin C cô đặc và hoạt chất Peptides, cùng Hyaluronic Acid gốc tự nhiên nên cực kỳ hiệu quả trong việc cải thiện nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác trên da. Chloe khá thích dạng ống của sản phẩm này vì khi đã mở ống là mình buộc phải dùng ngay và liên tục, chứ không thể lười được 🥶. Nếu Glyco-C chỉ dùng buổi tối thì mọi người có thể dùng Peptide-C này vào buổi sáng nha!
Bài viết này khá dài và nhiều thông tin, nhưng Chloe hy vọng sau khi đọc bài này thì mọi người đã có cái nhìn bao quát hơn về dưỡng da với Vitamin C, để có những bước chuẩn bị, hoặc điều chỉnh chu trình dưỡng da của mình với các sản phẩm có chứa thành phần này. Đừng quên comment loại Vitamin C bạn đang sử dụng hoặc cho Chloe biết bạn muốn Chloe viết về thành phần nào tiếp theo nha! Tranh thủ đợt này có nhiều thời gian, Chloe sẽ cố gắng viết nhiều và chi tiết hơn về chăm sóc da, đặc biệt là các loại treatment á. Cùng nhau dưỡng da thật khỏe và đẹp để đợi ngày mọi thứ bình thường sẵn sàng quay lại với công việc và cuộc sống thôi nàooo! 🥰
Stay gorgeous,
Chloe 💋
「phosphate sodium solution」的推薦目錄:
phosphate sodium solution 在 Angela On Mars Facebook 的最佳貼文
GỢI Ý SẢN PHẨM TRỊ THÂM NÁM (UPDATED 20-2-2019)
Chào các bạn,
Hôm trước, mình có viết bài “Xử lý thâm theo 4 giai đoạn” (link đây nè: https://www.facebook.com/angelaonmars/posts/2560328020713657?__tn__=K-R ), liệt kê ra các thành phần giải quyết thâm nám tương ứng với từng giai đoạn hình thành vết thâm.
Qua bài viết ấy, mình mong các bạn hiểu được rằng, có rất ít các thành phần trị thâm thực sự hiệu quả trong tất cả các giai đoạn hình thành vết thâm. Vì thế, để thâm phai đi nhanh hơn, chúng ta nên kết hợp các thành phần lại, mỗi thành phần “chặn” một khâu, từ đó, hợp sức lại giúp chúng ta “đá bay” thâm nám.
Mình biết, không phải ai cũng có hứng thú tìm hiểu về thành phần, nhưng mình vẫn khuyên các bạn nên đọc bài ấy để xác định xem trong skincare routine của mình đã có thành phần nào rồi, xem là mình còn thiếu thành phần giải quyết giai đoạn nào của quá trình hình thành thâm, từ đó, chọn ra thành phần khác để kết hợp thêm cho routine (nếu muốn).
Khi bạn đã chọn được thành phần mình muốn kết hợp thêm, có thể đối chiếu vào bài viết này, nơi mình tổng hợp các gợi ý sản phẩm trị thâm tương ứng với từng thành phần.
(*) LƯU Ý: Đây là tổng hợp các sản phẩm mình cho là có thể trị thâm hiệu quả theo đúng chức năng của từng thành phần, chứ không hẳn là danh sách sản phẩm trị thâm yêu thích của mình (mình có mỗi 1 cái mặt thôi, không thử hết được T.T). Nên các bạn muốn biết sản phẩm có hợp với da các bạn không thì chỉ có cách tốt nhất là mua dùng thử thôi nha, chứ mình cũng không thể chỉ ra cho từng bạn là cái nào sẽ hiệu quả với các bạn.
…
<3 HYDROQUINONE <3
Khi chọn sản phẩm chứa Hydroquinone (HQ), các bạn nên chọn loại có nồng độ HQ từ 2 đến 4%, độ mạnh bạo và dễ gây phản ứng trên da nhạy cảm tất nhiên tăng dần theo nồng độ. Với HQ, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của NSX hẵng dùng nhé, đừng bôi vô tội vạ nghen.
- Paula’s Choice Triple Action Dark Spot Eraser 7% AHA Lotion (2% HQ + AHA)
- Alpha Skincare Dual Action Skin Lightener (2% HQ + 10% AHA)
- Murad Rapid Age Spot and Pigment Lightening Serum (2% HQ)
- Ambi Fade Cream (2% HQ)
- Glytone Dark Spot Corrector (2% HQ)
- NeoStrata HQ Plus Gel (4% HQ)
- Obagi Nu-Derm Clear FX 3 (4% HQ)
…
<3 ARBUTIN <3
Vì HQ có một số lo ngại về vấn đề an toàn cho da và sức khỏe nên nếu thâm nám không quá nặng, các bạn có thể dùng Arbutin thay thế cũng rất ok. Đồ chứa Arbutin thì chọn loại nào từ 2% trở lên nhé.
Lưu ý là Arbutin chia thành Alpha Arbutin và Beta Arbutin (cái Beta này thường gọi tắt là Arbutin thôi). Alpha Arbutin thì hiệu quả hơn Beta Arbutin nhé.
- The Ordinary Alpha Arbutin 2% + HA
- Skinlex 2% Alpha-Arbutin Serum
- Sidmool Alpha Whitening Power Ampoule (2% Alpha Arbutin + 3% Niacinamide)
- Sidmool Dr.Troub Skin Returning Niaten Serum (2% Arbutin + 10% Niacinamide)
- Obagi Nu-Derm Blend Fx (7% Arbutin)
- Emmié Spot Treatment Serum (10% Alpha Arbutin + VitC dạng 3-O-Ethyl-L-Ascorbic Acid)
…
<3 RETINOIDS (VITAMIN A) <3
Hiệu quả nhất cho trị thâm nám trong nhà Retinoids theo mình vẫn là Tretinoin, mà đây lại là thuốc đấy nhé, dùng phải cẩn thật vô cùng.
Bắt đầu bằng liều ít một, thấp nhất từ khoảng 0.025% rồi dần dần vài tháng sau dùng lên 0.05%, cuối cùng mới lên đến 0.1%. Bôi ban đầu chỉ từ 1 lần/tuần rồi tăng dần lên tùy theo mức độ chịu đựng của da. Nếu thấy tác dụng phụ như đau rát da, khô da, đỏ da, bong tróc thì dùng thưa lại 1 chút để da không bị tổn thương, kèm theo dưỡng ẩm da thật kỹ.
Nhớ là chỉ dùng ban đêm, trước khi tắt đèn đi ngủ, và ban ngày thì chống nắng cật lực nha!
- Tretinoin:
+ Retacnyl
+ Retin-A
+ Obagi Tretinoin Cream
- Nếu da bạn chưa từng dùng Retinoids nào, chưa dám dùng Tretinoin, nên dùng thử Retinol trước nhé. Retinol là phiên bản nhẹ hơn Tretinoin 20 lần. Nồng độ các bạn có thể dùng là khoảng 0.1% đến 1%.
+ Alpha Skincare Enhanced Wrinkle Repair (0.15%)
+ Dòng Neutrogena Wrinkle Repair Regenerating Retinol (không rõ nồng độ nhưng chắc là thấp thôi, vừa đủ cho người mới bắt đầu)
+ Các sản phẩm Retinoid của The Ordinary (nhiều nồng độ từ thấp đến cao, chọn theo chỉ dẫn của hãng)
+ First Aid Beauty Skin Lab 0.25% Retinol Serum
+ SkinMedica Age Defense Retinol Complex 0.5%
+ Dr Dennis Gross Ferulic + Retinol Brightening Solution (không rõ nồng độ)
+ Paula’s Choice Clinical 1% Retinol
+ Drunk Elephant A-Passioni™ Retinol Cream (1%)
+ Indeed Labs Retinol Reface (khoảng hơn 1%)
+ Peter Thoma's Roth's Retinol Fusion PM (1.5%)
- Ngoài ra, các bạn có thể dùng các sản phẩm chứa Retinaldehyde (Retinal), mạnh và nhanh hơn Retinol nhưng thường đắt và khó tìm hơn.
+ Medik8 Crystal Retinal 6 (0.06% Retinal)
+ Obagi RETIVANCE® Skin Rejuvenating Complex (0.1%)
+ Avene RetrinAL Intensive Cream (0.1%)
+ A313 Vitamin A Pommade (0.12%)
…
<3 AZELAIC ACID <3
Azelaic Acid là sự thay thế khá nhẹ nhàng cho các loại Retinoids vì nó ít gây phản ứng phụ hơn, còn giúp chữa chứng đỏ mặt Rosacea. Vì nó nhẹ nên các bạn nên chọn sản phẩm liều cao một chút nếu muốn thấy hiệu quả trên vết thâma, tầm từ 10-20%.
- The Ordinary 10% Azelaic Acid Suspension (10%)
- Garden of Wisdom Azelaic Acid Serum (10%)
- Paula’s Choice Azelaic Acid Booster (10%)
- Finacea Gel (15%)
- Skinoren Cream (20%)
- AzClear Lotion (20%)
…
<3 VITAMIN C <3
- Loại Vitamin C tinh khiết và được nghiên cứu nhiều nhất là Ascorbic Acid (AA). Với em này, các bạn có thể dùng từ 5-20% (hoặc cao hơn nữa nếu da bạn chịu được) để thấy hiệu quả trị thâm, nồng độ càng cao càng dễ xót da và khó hợp da nhạy cảm. Nên chọn sản phẩm chứa AA ở độ pH thấp hơn 3.5 để AA có thể thẩm thấu vào da và hoạt động tốt.
+ Dear Klairs Freshly Juiced Serum (5%)
+ Make P:rem C-10 Radiance Serum (10%)
+ Stratia C + C Serum (10%)
+ Obagi Professional C Serum (có cả loại 10, 15 và 20%)
+ Skinceuticals C E Ferulic Serum (15%)
+ Paula’s Choice C15 Super Booster (15%)
+ Drunk Elephant C-Firma Day Serum (15%)
+ Timeless C E F Serum (20%)
+ Tiam's My Signature C Source Vitamin C Serum (20%)
+ Skinlex 20% L-Ascorbic Acid Serum
+ Cosrx Lightning Liquid Vitamin C Serum (20.5%)
+ By Wishtrend Pure Vitamin C Advanced Serum (21.5%)
+ The Ordinary Vitamin C Suspension 23%
+ Inkey List Vitamin C Serum (30%)
+ Obagi Professional-C Microderm Polish + Mask (30%)
- Ngoài AA, Vitamin C có nhiều dẫn xuất khác được cho là có hiệu quả với thâm nám. Những dẫn xuất này sẽ ổn định hơn AA, lâu hỏng hơn nhưng hoạt động cũng chậm hơn AA. Có thể khả năng không mạnh bằng AA trên lý thuyết, nhưng biết đâu, chúng lại hợp với da bạn hơn :-?
+ Rohto Melano CC Serum (không rõ nồng độ Ascorbyl Tetraisopalmitate)
+ The Ordinary Ascorbyl Tetraisopalmitate Solution (20%)
+ The Ordinary Magnesium Ascorbyl Phosphate (10% MAP)
+ The Ordinary Ascorbyl Glucoside (12% AG)
+ Mad Hippie Vitamin C Serum (10% Sodium Ascorbyl Phosphate - SAP)
+ Asterwood Naturals Vitamin C Serum (không rõ nồng độ MAP)
+ Emmié Spot Treatment Serum (15% Ethyl AA)
+ Hylamide C25 Booster (25% Ethyl AA)
…
<3 NIACINAMIDE <3
Niacinamide (Vitamin B3) khoảng từ 3% trở lên là đã hỗ trợ giảm thâm được rồi. Nhưng mình khuyên các bạn dùng sản phẩm Niacinamide có thêm N-Acetyl Glucosamine (NAG) nữa vì 2 thành phần này phối hợp với nhau rất tốt để mờ thâm sáng da.
- Olay: dòng Total Effects (5% Nia), dòng Regenerist Luminous (không rõ nồng độ Nia + NAG)
- Skinlex 10% Niacinamide, cả bản thường tên là Essence và bản Extended tên là Serum (10% Nia + NAG)
- The Ordinary 10% Niacinamide + 1% Zinc
- Sidmool Alpha Whitening Power Ampoule (2% Alpha Arbutin + 3% Niacinamide)
- Sidmool Dr.Troub Skin Returning Niaten Serum (2% Arbutin + 10% Niacinamide)
- Shark Sauce (5% Nia + 3% NAG)
- Paula's Choice 10% Niacinamide Booster (10% Nia + NAG)
- Good Molecules Niacinamide Serum (10% Nia)
- Garden of Wisdom Niacinamide Serum (5% Nia)
- Stratia Rewind (5% Nia + NAG)
- Stratia Liquid Gold (4% Nia)
- Ishtar Skinlights Brighten Up Dark Spot Corrector (4% Nia)
- Naruko Magnolia Brightening and Firming Toner Ex (5% Nia)
- Naruko Dermalane Zero Dark Spot Serum (5% Nia + 3% Tranexamic Acid)
- Nacific Phyto Whitening Essence (5% Nia)
- Manyo Factory Niacin Alpha (5% Nia)
- CeraVe PM Lotion (4% Nia)
- Elta MD AM Therapy (4% Nia)
- Tony Moly Floria Whitening Capsule Essence bản mới (5% Nia)
- Purito Galacto Niacin 97 Power Essence (5% Nia)
- Bring Green Vita Dark Spot Serum (4% Nia + 3% Tranexamic Acid)
- Be Plain Vitamin Brightening Ampoule (5% Nia)
...
<3 KOJIC ACID <3
Sản phẩm chứa kojic acid không phổ biến lắm trong mỹ phẩm thông thường vì thằng acid này hơi bị khô da. Có 1 số loại soap Kojic Acid trên thị trường dùng để tắm nhưng khô lắm, nên chỉ dùng để 2-3 lần tuần tắm da cơ thể, những chỗ bị tối màu và sạm thôi, chứ mình không recommend bạn dùng nó trên da mặt.
Tuy nhiên, các bạn có thể dùng mấy thứ chứa Rice Ferment Filtrate (gạo lên men), Sake, vì đây là nguồn Kojic Acid tự nhiên, dưỡng trắng sáng dần kiểu dịu nhẹ thôi nha chứ cũng không mạnh bạo nên chỉ kiểu đều màu, tươi sáng da thôi chứ trị nám chắc không được. Các sản phẩm này gồm:
- Kiku Masamune Sake Lotion
- Neogen Real Ferment Micro Essence
- Swanicoco Fermentation Snail Care Emulsion
- SKII First Treatment Lotion
- Secret Key Treatment Essence
...
<3 AHAs <3
AHA có nhiều loại, phổ biến nhất gồm Glycolic acid (mạnh nhất), Lactic acid (mạnh vừa), Mandelic acid, Malic acid (dịu nhẹ). Dùng acid mạnh thì nồng độ dùng có thể thấp thôi (5-7%) là cũng đã hiệu quả rồi. Dùng acid yếu hơn thì nồng độ phải cao hơn (10-20%). Tất nhiên, nồng độ càng cao, khả năng gây rát đỏ da, châm chích càng lớn. Nên nếu mới dùng, các bạn bắt đầu bằng acid nhẹ thôi, nồng độ nhỏ nhỏ thôi cho da quen dần rồi hẵng chuyển sang loại mạnh hơn nhé. Hiện nay thị trường có nhiều loại peel da dùng AHA ở nồng độ rất cao (mà thường hồi xưa chỉ dùng trong spa hoặc phòng khám), bạn tuyệt đối không được dùng bừa bãi mà phải đọc thật kỹ hướng dẫn của hãng nhé.
Các bạn chú ý khi mua đồ AHA là nên kiểm tra độ pH của sản phẩm (google thông tin trên mạng, hỏi người bán hoặc hỏi hãng), vì AHA hoạt động hiệu quả trong độ pH 3-4 thôi (thấp quá thì đau da, cao quá thì giảm hiệu quả đi nhiều). Trái ngược với nồng độ, độ pH của sản phẩm càng thấp, khả năng hoạt động của acid càng cao, nhưng đi kèm với đó là nguy cơ châm chích da, làm yếu da dần theo thời gian cũng tăng lên. Thế nên đừng "cố đấm ăn xôi" thường xuyên dùng đồ có độ pH thấp quá nếu như da chưa khỏe nhé.
- Alpha Skincare Glycolic Acid: có nhiều loại và nồng độ khác nhau, tùy chọn theo mức độ chịu đựng và nhu cầu của da. Nhưng vì độ pH hãng này dùng cao (4.0) nên lượng acid tự do hoạt động thực tế trên da thấp (chỉ bằng khoảng 75% so với nồng độ ghi trên bao bì). Nên các bạn có thể mạnh tay chọn tầm 10% trở lên cũng ok.
- Alpha Liquid Gold (5% Glycolic)
- Paula's Choice Weekly Resurfacing Treatment 10% AHA
- Paula's Choice Skin Perfecting 8% AHA Lotion
- Paula's Choice Advanced Smoothing Treatmend 10% AHA
- Krave Beauty Kale Lalu y-AHA (5,25% Glycolic)
- Drunk Elephant T.L.C. (12% AHA+BHA)
- SkinCeuticals Glycolic 10 Renew Overnight (10% Glycolic tự do)
- Peter Thomas Roth AHA/BHA Acne Clearing Gel (10% Glycolic + 2% BHA)
- Obagi Exfoderm Forte (6% Glycolic + 4% Lactic)
- The Ordinary 7% Glycolic Acid Toner
- The Ordinary AHA 30% + BHA 2% Peeling Solution
- The Ordinary 10% Lactic Acid
- The Ordinary 10% Mandelic Acid
- Dr. Wu 18% Mandelic Acid Serum
- Ishstar Skinlights Ultralase 15 Serum (15% Mandelic Acid)
- For Beloved One Mandelic Acid Serum (có nhiều nồng độ)
- Bielenda Mandelic Acid Skin Toner (không rõ nồng độ)
- Garden of Wisdom 8% Mandelic Acid
- Biologique Recherche Lotion p50
...
<3 LICORICE EXTRACT <3
Đồ chứa chiết xuất rễ cam thảo tốt và mạnh mẽ trên thị trường không có nhiều, thường thì cam thảo chỉ ở lượng thấp thôi, nhưng nếu dùng chung với các sản phẩm trị thâm khác thì cũng rất ok vì cam thảo không chỉ làm sáng thâm mà còn giúp giảm viêm nữa. Trong mỹ phẩm, các bạn có thể tìm chữ Licorice Root Extract, Glycyrrhiza Glabra, Glycyrrhizic Acid, Glabridin, Liquiritin để xác định thành phần thuộc "dòng dõi" cam thảo nhé.
- Tunemakers Licorice Root Essence
- It’s Skin Power 10 LI Effector
- Swanicoco Fermentation Snail Emulsion
- Stratia Rewind Serum
- Holy Snails Shark Sauce
- Skinlex 10% Niacinamide Serum
- Scinic First Treatment Essence
- Acwell Licorice pH Balancing Toner/Essence Mist
- Paula's Choice 10% Niacinamide Booster
(mình sẽ tiếp tục cập nhật nhé, buồn ngủ quá :( )