GIÁ TRỊ VIỆT – TỪ NHỎ TỚI LỚN
Bấy lâu nay – chúng ta đều nói về một vấn đề mà – ai – cũng – biết – điều – gì – đấy, đó chính là mặc dù thời trang đặc biệt là thời trang đường phố ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh, không thua kém một bất kì cường quốc hay người anh em hàng xóm Đông Lào nào cả. Nhưng nhắc tới thời trang đường phố Việt Nam, chúng ta đọng lại được cái gì?
Đọng lại thì ít mà vơi đi thì nhiều – các bạn đếm được trên đầu ngón tay bao nhiêu thương hiệu thời trang Việt Nam có thể khiến mọi người nhớ và biết rõ về nó. Có nhưng không nhiều. Bởi vì chúng ta còn tự ti về bản thân, thị hiếu khách hàng còn đam mê những thứ ngoại bang khiến các local brands phải đi theo nếu muốn tồn tại. Và cứ thế cứ thế, những gì đọng lại trong chúng ta là 1 nền thời trang đường phố không quá đặc sắc và mang tinh thần Việt.
Có thể so sánh hơi khập khiễng – nhưng hãy nhìn thời trang đường phố của Nhật Bản mà xem. Khởi điểm của họ - không cao đâu, cũng như những người Việt mình bây giờ thôi. Yohji Yamamoto hay Rei Kawakubo, cũng trải qua 1 thời gian dài ngụp lặn – nhưng họ không đi theo thị trường mà còn nhờ chính tinh thần lí tưởng của dân tộc mà khiến cả nền công nghiệp thời trang phải thay đổi. Hay Tomoaki Nagao (Hay Nigo) đã mang hình ảnh chú khỉ lười biếng cùng văn hóa đường phố Harajuku phổ biến ra toàn thế giới. Quá trình này không phải ngày 1, ngày 2..mà nó khá dài, nhưng không phải là không thể. Phải có những người tiên phong, mở đường thì mới có thế hệ sau phát triển mạnh hơn. Thế hệ tiên phong của thời trang đường phố Việt Nam có không? Có, nhưng vì cơm áo gạo tiền – sức mạnh của tờ giấy khiến người nước ngoài nhìn vào “Thời trang Việt Nam” không quá nhiều gợn. Nhưng không nên tiêu cực quá, vì rõ ràng sẽ xuất hiện những nhà tiên phong tương lai mà mình rất mong đợi để giao thoa giữa tinh thần của người trẻ và giá trị văn hóa Việt.
Quay trở lại
Việt Nam – giờ đã mở cửa và thế hệ tài năng rất nhiều. Chúng ta đã có những celebs, những tên tuổi đi lên và được cả thế giới bắt đầu biết đến. Các show diễn thời trang, cũng rất nhiều người Việt ngồi ở Front-line. Sự kết nối của chúng ta với bên ngoài – không phải là không có, tại sao nhắc tới streetwear Việt Nam – người nước ngoài vẫn nhìn thấy nhiều chi tiết nước ngoài hơn là 1 cái gì đó “Đậm chất người Việt”? Do chúng ta xấu hổ ư? Hay do chúng ta cảm thấy thật “xấu xí” khi mang hình ảnh người Việt ra nước ngoài? Hay do chúng ta tự ti??
Nói qua vẫn phải nói lại – một trong những gốc rễ, chính là thị hiếu của người Việt – của cả thị trường Việt. Không kể các thương hiệu, những nhãn hàng của người Việt nhưng bắt đầu ở nước ngoài – hãy nhắc tới thương hiệu lấy người Việt là đối tượng khách hàng chính, là cốt lõi. Mà cái tâm lý “yêu nước người ta hơn nước mình” khiến họ sẽ quan tâm những thứ gì đó mắc mỏ hơn, MADE IN ABC, XYZ hơn là MADE IN VIETNAM, DESIGNED BY VIETNAM. Rõ ràng – các local brands và Celebs có cái lý của riêng họ, khi thị trường muốn vậy – họ phải đáp ứng thì mới nhận được sự quan tâm.
Tỉ dụ - có những thứ gần gũi ở nước ta, lại trở thành một trào lưu ở streetwear nước ngoài. Điều này không biết là nên cười hay nên khóc. Vì chính những thứ chúng ta gần gũi, mà lại không khai thác được mà phải nhờ người khác phổ biến?
Còn nhớ những năm 2014 -2016, ở Nhật Bản – túi cám con cò, con lợn và con ngan ở Việt Nam lại trở thành 1”trend” ở Nhật Bản. Nó hot đến mức đã trở thành “Key Item” của những thanh niên Nhật lúc đó – thứ nhất là những hình ảnh động vật nuôi khá gần gũi với người Châu Á, thứ Hai là nguyên liệu làm chiếc túi đó thường là vải bố, vải tái chế nên được tin dùng rất nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam – những chiếc túi đó vứt đầy ra và chỉ đợi lên xe bán đồng nát(??).
Hay trong Lookbook của Balenciaga mùa Xuân/Hạ 2017 của nhiếp ảnh gia Harley Weir có một bức hình model ôm 1 chiếc túi nhựa có chiếc chăn bông hoa trong đó, dù mình không chắc chắn, nhưng đối với ở Việt Nam hay đúng hơn là Hà Nội. Chiếc chăn bông hoa trong túi nhựa đó – khá phổ biến và rất lâu rồi đúng không?
Áo dài của người Việt cũng là niềm cảm hứng của nhiều nhà thiết kế nước ngoài. Nhưng – lại 1 cái nhưng to đùng – nếu là 1 Viet designer phá cách thì thiên hạ sẽ bay vào
“ÔI ZỒI ÔI! ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG MÀ CÒN PHÁ CÁCH À. QUỐC HỒN QUỐC TÚY Ở ĐÂUUUU?”
“THÔI DẸP MẸ ĐÊ! ÁO DÀI MÀ LÀM VẬY CÒN RA THỂ THỐNG GÌ NỮA”.
Và trong 1 phương diện khác, 1 Fashion Designer nước ngoài nào đó sử dụng hình ảnh áo dài để làm thiết kế. Anh em ta sẽ chả ngại mà xun xoe:
“TỰ HÀO QUÁ VIET NAM ƠI!!!”
“CẢM ƠN BẠN – ĐÃ MANG HÌNH ẢNH ÁO DÀI RA NƯỚC NGOÀI??”
“ĐẤY! CÁCH ĐIỆU NHƯ VẬY MỚI ĐÚNG, MỚI PHÁ CÁCH NHÉEE!!!”
Vậy – lối đi nào cho chúng ta?...
--
Lại nhắc về thổ cẩm – một trong nhiều nét đặc sắc của văn hóa trang phục Việt Nam.
Trong cái sự may mặc thì việc ứng dụng các kĩ thuật, chất liệu truyền thống lên ngành thời trang đương đại không phải là một điều mới mẻ. Khá nhiều các thương hiệu (Đặc biệt là Nhật Bản – đó là cái mình thích ở các fashion designer người Nhật) như Kapital, CDG, Visvim, Undercover sử dụng niềm cảm hứng từ vật liệu và kĩ thuật may truyền thống như kĩ thuật nhuộm Shibori, hay Boro (Tất cả mình đều có bài viết, các bạn có thể tìm lại). Hay những chiếc váy truyền thống của người đàn ông Scotland, chiếc khăn choàng và họa tiết của người da đỏ Anh-điêng, của nền văn hóa Americana đặc sắc (Navajo cũng vậy).
Vậy, nước ta có một thứ vải/chất liệu/ kĩ thuật may đậm chất Việt Nam – mà có rất nhiều diễn giả nước ngoài viết về nó. Đó chính là Thổ Cẩm.
Thổ cẩm là gì?
Không nói tới các loại vải thổ cẩm công nghiệp bán cho khách hàng du lịch đầy rẫy ngày nay, thổ cẩm truyền thống là một loại vải được dệt thủ công với các hoa văn, họa tiết đầy màu sắc đầy nổi bật trên bề mặt vải.
Thổ cẩm hay dệt thổ cẩm là một trong những kĩ thuật may mặc hiếm hoi còn giữ được một số giá trị tinh túy tại thời điểm hiện tại. Xuất hiện ở Việt Nam rất lâu đời, là một nét đặc trưng của những dân tộc thiểu số ít người. Hoa văn/ Họa tiết xuất hiên trên thổ cẩm thường thể hiện nét văn hóa và góc nhìn của các dân tộc đó – như bao cộng đồng khác trên thế giới – cây cối, mặt trời, chim muông và con người cách điệu.
Vậy tại sao thổ cẩm lại giá trị cao?
Quy trình làm vải hay dệt thổ cẩm khá tỉ mỉ và phức tạp – yêu cầu sự khéo léo của người làm ra nó (Ở đây thường là các mẹ). Và hơn hết, thổ cẩm là handcraft/ Thủ công hoàn toàn. Từ khâu sản xuất, nguyên liệu chính là các sợi lanh, sợi bông được lấy trong vỏ cây đay, vỏ cây gừng – nhuộm màu tự nhiên trong các vật liệu cũng đến từ thiên nhiên (Mủ cây, lá cây vv..vv) để tạo ra các màu sắc đặc trưng và khó nhầm lẫn với các chất vải khác.
Chưa hết, làm ra được chất liệu/material rồi thì sản xuất cũng công phu không kém. Những người phụ nữ dân tộc thiểu số sẽ phải thực hiện bằng cảm quan của mình – với khung dệt gỗ đơn sơ và thuê bằng chỉ tay. Kĩ thuật dệt, sự tinh tế và sắp xếp bố cục bằng phương pháp tự nhiên (Mắt người) đã tạo ra các sản phẩm hay vải thổ cẩm đầy tinh tế và xao xuyến tất cả ai có thể theo dõi được quá trình đó.
Không may rằng, với nhịp sống hiện đại và nhu cầu ăn mặc khá “hiện đại” của thị trường đại chúng. Thổ cẩm đã ít được nhiều người biết tới lại càng khó khăn được “di truyền” tới thế hệ ngày nay. Ở một điều nữa là hầu hết design/ thiết kế của sản phẩm thổ cẩm thường bị đóng y 1 màu (Vì đó là truyền thống của những người dân tộc mà) nên nếu may mắn, thổ cẩm sẽ chỉ là 1 thứ mang tính “Kỉ niệm/ Đồ lưu niệm” chứ không thể nào mang tính “Fashion Season/ Thời trang theo mùa” lên được.
Sự tiềm năng của những khách hàng trẻ là có. Thị trường Việt Nam ngày nay, đặc biệt là Gen Z (những bạn trẻ sinh năm 1996 trở lên) đang phân khúc dần và ngày càng học hỏi. Sự nhận thức của họ về các ứng dụng văn hóa truyền thống (Đặc biệt cảm hứng từ các brands Nhật Bản như mình kể ở trên) kèm theo tính thời trang đã được nhân rộng khá là nhiều. Bằng chứng là những chiếc shirt, chiếc tee kiểu Patchwork hay full pattern bandana/ JP culture và cả cộng đồng Indigo đều đang phát triển.
Thị trường có, dù nhu cầu không nhiều – nhưng cần phải có những người tiên phong, đầu tiên để làm niềm cảm hứng cho các bạn đi theo. Vậy nếu những chiếc áo do Local brand Việt làm - ứng dụng chi tiết thổ cẩm hay vải dệt thổ cẩm một cách khéo léo – đó cũng sẽ là 1 thứ thay thế cho việc các bạn phải tìm mua những chiếc mang văn hóa nước ngoài kia (Ao ta thì ta lại về tắm ao ta chứ). Ủng hộ local brands – thì cũng nên ủng hộ tinh thần/ linh hồn của văn hóa Việt chứ nhỉ.
Điều này thực ra không phải là quá bất khả thi. Chỉ cần có thị trường, có những người thực sự ủng hộ và muốn mua. Mình tin rằng ứng dụng thổ cẩm một cách tinh tế sẽ được thị trường đón nhận và các local brands sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn với văn hóa truyền thống của người Việt. Bán được sẽ có nhiều người quan tâm – và mình sẽ sẵn sàng ủng hộ những câu chuyện như vậy. Chứ nếu không, Thổ cẩm sẽ mãi mãi chìm sâu và không được mang ra ánh sáng mất.
Nhưng việc thực thi vẫn còn khá gian nan và đòi hỏi sự cần mẫn của những người yêu nó, thực sự muốn phổ cập văn hóa – nét truyền thống này tới giới trẻ theo một cách gần gũi và dễ tiếp cận nhất. Nhiều khi câu chuyện đánh đổi giữa Duy trì giá trị thật hay chỉ là hình ảnh được kĩ thuật số hóa cũng quan trọng trong việc giáo dục lại thị trường.
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有8部Youtube影片,追蹤數超過1,790的網紅李基銘漢聲廣播電台-節目主持人-影音頻道,也在其Youtube影片中提到,本集主題:「處處花版」品牌創業介紹 訪問:處 處 ▼ 設計師.介紹 :處 處 Pattern Designer ◆藝術設計 歷程: • 國際品牌 設計資歷。 • 「手繪2D動畫」受邀參加『法國安錫動畫影展』。 • 2021台灣『文博會』 以設計品牌在 松菸文創 展出。 • 2020『2030未來...
pattern designer 在 Facebook 的最佳解答
UNDERCOVER NIKE GYAKUSOU: CHẠY TRONG THẬT THỜI TRANG.
Để vào đề dễ cho người đọc, tất nhiên các bạn hẳn ít nhiều cũng biết tới DEAN – là một nghệ sĩ hoạt động rộng và thuộc nhiều nhóm khác nhau bao gồm có Fanxy Child (Bao gồm Zico, Crush…). Đẹp trai, hoàng tử nhạc R&B và tất nhiên rồi, mặc đẹp thì chết không chỉ nhiều chị em mà còn rất nhiều anh giai fanboy của Dean.
Dean là một người thích mặc những sản phẩm không quá nổi tiếng cho lắm, không #Hypebeast và quá #Mainstream – cũng như tính cách lowkey, muốn người ta nghe nhạc hơn là nhan sắc của mình. A Cold Wall của Samuel Ross đến từ London là thương hiệu mà Dean hay mặc – nhưng có một bản hợp tác cũng nổi tiếng nhưng do kén người mang tên NIKE x UNDERCOVER GYAKUSOU.
Không ồn ào, nhưng có hình ảnh Dean mang một đôi Nikelab x Undercover SFB Jungle Dunk, kế gần đây nhất là MV hát bằng tiếng Anh đến từ Dean. Mình khá ấn tượng cái jacket vì pattern kéo dài trên tay áo và nghĩ đó là Undercover – nhưng không phải – sau một hồi căng mắt ra coi đi coi lại – thì đây là chiếc jacket từ Nike Gyakusou. Quả nhiên thanh niên chơi đồ toàn đồ lowkey nhưng cũng khá có “máu mặt” trong giới.
Vậy – Nike x GYAKUSOU là gì?
Tất nhiên, Mình đã nói từ đầu có chữ Undercover, mà Undercover thì chắc nhiều bạn ở Việt Nam chơi đồ archive các thứ các thứ thì rõ ràng là biết. Founder Jun Takahashi, người đồng sáng lập ra NOWHERE cùng Tomoaki Nagao (Nigo) – founder A Bathing Ape thì bên cạnh đứa con cả Undercover của mình thì Gyakusou là một mảnh trời riêng giữa mối tình đầy mồ hôi, sức lực và chạy của Jun Takahashi và Nike.
Trong bối cảnh ngày nay – khi tính thời trang ngày càng được yêu thích hơn, người ta mua bộ đồ không chỉ tính năng của nó mà chỉ vì những độ “ngầu”, độ “Cool” thì độ ứng dụng và tính năng đã giảm bớt nhiều cho các trang phục. Các bản hợp tác giữa các fashion designer với các gã tai to mặt lớn trong làng thể thao như Nike, adidas (AMBUSH, ALYX..) đã mang sự thời trang hơn dành cho các trang phục vốn dĩ được coi là “Sportwear” – Đồ thể thao, mà tất nhiên thể thao thì phải có tính ứng dụng rồi. Việc chạy theo thời trang quá nhanh đã làm giảm bớt đi sự đơn giản, tập trung vào chức năng của các bộ đồ về performance. Giờ, các bản hợp tác chỉ là mượn tên (thương hiệu) để kiếm tiền và không có gì hơn thế.
Tuy nhiên, lại có 1 bản hợp tác không như thế, nó chỉ được sản xuất với tiêu chí đầu tiên là “ đồ để chạy/ Running Gear” của người thiết kế mang tên Jun Takahashi, tính thời trang hoặc đẹp thì có thể để sau hoặc bỏ qua nếu không cần thiết.
Dự án đó mang tên là Nike Gyakusou – một đứa con đến từ tình yêu thích chạy của Jun Takahashi. Không rùm beng, không ồn ào – nhưng Nike Gyakusou được đánh giá rất cao và tôn trọng của những người yêu thích sportwear và những tính năng mà thời trang mang lại cho việc vận động của họ.
Thực ra thì, Nike là con cáo già – chỉ vì gã khổng lồ Mỹ cảm thấy hơi sốt vó khi mà adidas đạt được thỏa thuận với cụ Yohji Yamamoto ra Y3, mang avant garde vào trong sportwear và tất nhiên, đây là bản hợp tác chất lượng của thương hiệu thể thao Đức. Năm 2010, mong muốn tạo thành một running gear – couturier crossover (kiểu giao thoa giữa thời trang và thể thao í) giám đốc marketing của Nike lúc đó là Fraser đã gặp Jun Takahashi, founder của Undercover và cũng là người Nhật – để thỏa thuận và ra đời Gyakusou. Nike muốn mang được điểm mạnh của mình là về performance và tất nhiên như chúng ta đã biết, Jun Takahashi đã không phụ lòng Nike.
Vốn dĩ tại sao như vậy? Vì thực sự Jun là một người mê chạy, ông thường chạy xung quanh khu phố và công viên cạnh nhà – đều đặn 10 dặm mỗi ngày. Nên kinh nghiệm để tạo ra một bộ running gear phù hợp nhất mà vẫn có tính thời trang – là điều Jun hoàn toàn có.Gyakusou được nghiên cứu kỹ lưỡng để tận dụng các công nghệ hiện có của Nike và đáp ứng cái “Tôi” – “Tao không muốn giống thị trường” và “Chỉ những người thích chạy sẽ mặc đồ của Gyakusou”. Vốn dĩ Gyakusou là 1 từ Nhật bản nghĩa là “Reverser Runing” – “Chạy ngược” – Jun Takahashi đang chạy ngược với xu hướng của thị phần, để kiếm cho mình những bản chất, keycore của thời trang và đặc biệt là trong thể thao, là giúp đỡ con người.
Gyakusou là đứa con hợp nhất giữa kho tàng về kĩ thuật khổng lồ của Nike và triết lý, bộ não đáp ứng thiên tài của Jun Takahashi. Mọi collection, mọi sản phẩm đều được theo quan điểm không đến từ thương hiệu, người thiết kế mà đặt vị trí vào chính người sử dụng (Ở đây là người chạy) – Họ cần gì, họ quan tâm gì, quần áo khi chạy cần thoải mái chỗ nào, thoát mồ hôi ra sao. Đó cũng chính là điều mà Jun cảm thấy khi chạy xung quanh nhà vào mỗi sáng. Nike cung cấp chất liệu – công nghệ - Jun biến nó thành của mình với thêm thắt về màu sắc, chi tiết tinh tế mà nó còn thiếu.
Và tất nhiên, do quá kén người mặc – nên Gyakusou không thực sự nổi bật tại thị trường đại chúng.(Đặc biệt là Việt Nam). Nó chỉ dành cho những người thích chạy và là một mảng trời riêng của Jun Takahashi trong cơn bão thị trường này.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
pattern designer 在 Facebook 的最佳貼文
漢聲廣播電台「fb新鮮事」節目
李基銘主持人
本集主題:「處處花版」品牌創業介紹
訪問:處 處
▼ 設計師.介紹 :處 處 Pattern Designer
◆藝術設計 歷程:
• 國際品牌 設計資歷。
• 「手繪2D動畫」受邀參加『法國安錫動畫影展』。
• 2021台灣『文博會』 以設計品牌在 松菸文創 展出。
• 2020『2030未來超越圈圈』 華山文創 展出,循環經濟「設計產業」代表。
• 台北市政府青年住宅 地墊設計。
• 『花蓮遠雄海洋公園』公仔玩偶ip 周邊商品整合設計。
◆品牌資歷:
迪士尼、Hello kitty 、NBA 、Gap、Victoria’s secret、Pink、Walmart、Target、Roxy、Jeep...。
◆處處花版.優勢:
因為擁有紮實 藝術基礎、3D動畫 & 電影製作 & 流行文化 資歷。我的創作讓即便是平面 2D 的「循環花版」, 也能透過我的設計與色彩表現,展現出作品層次的與眾不同,甚至達到光影透視效果。
處處設計的『花版』取其一部分來看,也是『藝術創作』。
處處畫的花版是〝打破疆域〞大片〝渲染交錯〞
粉絲頁: 處處有花版
👇YouTube頻道,可以收看👇
https://goo.gl/IQXvzd
👇podcast平台,可以收聽👇
SoundOn https://bit.ly/3oXSlmF
Spotify https://spoti.fi/2TXxH7V
Apple https://apple.co/2I7NYVc
Google https://bit.ly/2GykvmH
KKBOX https://bit.ly/2JlI3wC
Firstory https://bit.ly/3lCHDPi
👇請支持七個粉絲頁👇
李基銘主持人粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.lee
李基銘的影音頻道粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.video
Fb新鮮事新聞報粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.fbnews
LIVE直播-fb新鮮事:https://www.facebook.com/live.fbshow
漢聲廣播電台「fb新鮮事」節目粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.vhbn
漢聲廣播電台「快樂玩童軍」節目粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.scout
漢聲廣播電台「生活有意思」節目粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.life
pattern designer 在 李基銘漢聲廣播電台-節目主持人-影音頻道 Youtube 的最讚貼文
本集主題:「處處花版」品牌創業介紹
訪問:處 處
▼ 設計師.介紹 :處 處 Pattern Designer
◆藝術設計 歷程:
• 國際品牌 設計資歷。
• 「手繪2D動畫」受邀參加『法國安錫動畫影展』。
• 2021台灣『文博會』 以設計品牌在 松菸文創 展出。
• 2020『2030未來超越圈圈』 華山文創 展出,循環經濟「設計產業」代表。
• 台北市政府青年住宅 地墊設計。
• 『花蓮遠雄海洋公園』公仔玩偶ip 周邊商品整合設計。
◆品牌資歷:
迪士尼、Hello kitty 、NBA 、Gap、Victoria’s secret、Pink、Walmart、Target、Roxy、Jeep...。
◆處處花版.優勢:
因為擁有紮實 藝術基礎、3D動畫 & 電影製作 & 流行文化 資歷。我的創作讓即便是平面 2D 的「循環花版」, 也能透過我的設計與色彩表現,展現出作品層次的與眾不同,甚至達到光影透視效果。
處處設計的『花版』取其一部分來看,也是『藝術創作』。
處處畫的花版是〝打破疆域〞大片〝渲染交錯〞
粉絲頁: 處處有花版
#李基銘 #fb新鮮事 #生活有意思 #快樂玩童軍
#漢聲廣播電台
YouTube頻道,可以收看
https://goo.gl/IQXvzd
podcast平台,可以收聽
SoundOn https://bit.ly/3oXSlmF
Spotify https://spoti.fi/2TXxH7V
Apple https://apple.co/2I7NYVc
Google https://bit.ly/2GykvmH
KKBOX https://bit.ly/2JlI3wC
Firstory https://bit.ly/3lCHDPi
請支持六個粉絲頁
李基銘主持人粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.lee
李基銘的影音頻道粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.video
Fb新鮮事新聞報粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.fbnews
漢聲廣播電台「fb新鮮事」節目粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.vhbn
漢聲廣播電台「快樂玩童軍」節目粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.scout
漢聲廣播電台「生活有意思」節目粉絲頁:https://www.facebook.com/voh.life
pattern designer 在 Anthony Carrino Youtube 的最佳貼文
Full Project Details @ http://www.TheBuild.tv/stone-house-project
This was the first floating floor install I have ever installed; both for straight plank and herringbone, and I'm super impressed with the install and the look!
Note: if you're a beginner DIY'er I would confidently recommend installing the straight plank. The Herringbone takes a bit more skill and preparation with the layout.
More Info on my flooring selection:
https://coretecfloors.com
Straight Plank: Rome 7" wide
https://coretecfloors.com/en-us/products/coretec-plus-premium-7/reserve-oak-vv458-02701
Herringbone: Rome Oak, all pieces are 26x4 and come with an 'A' and 'B' floor to allow the herringbone pattern to work flawlessly
https://coretecfloors.com/en-us/products/coretec-plus-enhanced-herringbone-(1)/rome-oak-vv497-00793
#TheBuildTV #LoveTheProcess #Flooring
#StoneHouse #Construction #Design #Renovation #HomeRenovation #RenovationProject #InteriorDesign #Contractor #Builder #Designer #Catskills #catskillsmountains #mountainlife #mountainhideaway
Follow Me!
http://www.instagram.com/CarrinoAnthony
http://www.facebook.com/CarrinoAnthony
http://www.twitter.com/CarrinoAnthony
https://www.pinterest.com/CarrinoAnthony
pattern designer 在 在地上滾的工程師 Nic Youtube 的最佳貼文
軟體工程師在進入職場後,前 3 年是想法塑形以及定義價值觀的最佳時機,往往在初期沒建立好的觀念和實力,到了後面更是被日新月異的技術以及更強更年輕的新血注入給淹沒。
要如何保持高速成長及不斷學習,是工程師生涯得不斷思考的問題,而這部影片將會和你分享,我如何用日本劍道的三字心訣,分析我自己生涯的前三年在做的學習,並一步步判斷自己成長學習的階段及改善。
章節:
00:00 有投票一定要來看
01:02 學習三階段
03:17 刻意練習的第一年
07:15 成長衝刺的二至三年
09:54 三年以後呢?
喜歡影片的話!可以幫忙點個喜歡以及分享、訂閱唷!😘
━━━━━━━━━━━━━━━━
⭐ 蝦皮賣場: https://shopee.tw/bboyceo
⭐ instagram (生活日常): https://www.instagram.com/niclin_tw/
⭐ Facebook (資訊分享): https://www.facebook.com/niclin.dev
⭐ Blog (技術筆記): https://blog.niclin.tw
⭐ Linkedin (個人履歷): https://www.linkedin.com/in/nic-lin
⭐ Github: https://github.com/niclin
⭐ Podcast: https://anchor.fm/niclin
━━━━━━━━━━━━━━━━
🌟 任何問題或合作邀約信箱: niclin0226@gmail.com
#前端 #後端 #工程師 #守破離