[English Club HEC] Một lần nói hết: 5 BƯỚC TỚI 8.5 IELTS!
Một bài viết đạt hơn 1K like và share trong group English Club HECcủa bạn Như Huyền - dành được 6 học bổng trong thời gian nghỉ dịch. Cả nhà join group để học Tiếng Anh và IELTS free quá những bài sharing chất như nước cất nhé ;)
_______________________________
Nếu bạn là newbie toàn tập, hoặc đang ôn luyện trong tình trạng quay cuồng trong mơ hồ thì mình xin gợi ý lộ trình 5 bước học và thi IELTS như sau:
1/ TẠI SAO THI IELTS?
Mọi việc đều cần phải “Start with WHY”. Bạn cần bằng IELTS để đi du học, để apply học bổng, để được cộng điểm ưu tiên vào cấp 3/Đại học, vì công việc… Một cái WHY đủ lớn sẽ giúp bạn có động lực để vượt qua thử thách và đạt được điểm số bạn mong muốn.
Ngược lại, một cái WHY be bé và nhất thời như kiểu hâm mộ anh này chị kia, học theo phong trào, hoặc xuôi theo “lời đường mật” của các trung tâm Anh ngữ mà đăng ký đại một khóa học… khả năng cao sẽ chẳng đưa bạn đến đâu. Hãy tìm hiểu và suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định dành thời gian, công sức và tiền bạc cho IELTS, bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- IELTS là gì? Bằng IELTS có giá trị như thế nào, trong ngắn hạn và dài hạn?
- Mục tiêu lớn của bạn là gì? IELTS có phục vụ mục tiêu đó không? (Ví dụ: Cái đích cuối cùng là du học bậc Đại học ở Đức, thì có lẽ bạn cần thi bằng B1 tiếng Đức, chứ không phải bằng IELTS)
- IELTS có phải công cụ tối ưu để đạt mục tiêu không, xét theo chi phí và độ “khoai”? (Ví dụ: TOEFL cũng là một chứng chỉ ngoại ngữ phổ biến, lệ phí thi thấp hơn, một số bạn đánh giá TOEFL dễ hơn, vậy tại sao lại thi IELTS mà không phải TOEFL?)
Chốt đơn IELTS rồi, quyết tâm hừng hực rồi mới được nhảy qua bước tiếp theo nhé.
2/ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU SMART
Vẫn là công thức SMART quen thuộc, mình đã từng share rồi:
- SPECIFIC - Cụ thể: Điểm overall bao nhiêu? Điểm thành phần mỗi skill bao nhiêu?
- MEASURABLE - Đo lường được: Điểm số chính là thang đo. Ngoài ra, bạn còn có thể đo lường theo thời gian/số lượng để kiểm soát tiến độ trong quá trình ôn tập, ví dụ: cày 3 full test Listening/tuần, dành 30 phút học từ vựng mỗi sáng, luyện Speaking trong khung giờ 20h-21h.
- ATTAINABLE/ACHIEVABLE - Khả thi, Có thể thực hiện được: đừng đặt mục tiêu “đạt 8.0 IELTS” nếu như xuất phát điểm hiện tại của bạn là mất gốc tiếng Anh. Ý mình không phải là bạn chắc chắn sẽ không đạt được mục tiêu đó, nhưng nó đang “quá tham vọng” so với trình độ, khả năng hiện tại của bạn, và rất có thể sẽ khiến bạn bị ngợp, nản, và sớm bỏ cuộc. Thay vào đó, hãy đặt mục tiêu thực tế, nằm trong khả năng của mình, rồi nâng lên dần dần nhé.
- RELEVANT/REALISTIC - Có liên quan, thực tế: Xét tất cả các yếu tố ngoại lực có ảnh hưởng tới việc học và thi IELTS của bạn. Nếu bạn là học sinh đang nghỉ hè, có nhiều thời gian rảnh thì có thể đặt mục tiêu “tăng 2.0 band trong vòng 2 tháng hè”, nhưng nếu bạn là sinh viên vừa lo chạy assignment, vừa đi intern thì mục tiêu này có lẽ hơi quá sức.
- TIME-BOUND - Có thời hạn: nếu mục tiêu của bạn chỉ dừng lại ở “đạt IELTS 7.5” mà không có deadline nào cả, thì không biết tới bao giờ mới đạt đâu, bạn sẽ liên tục trì hoãn (because it’s human nature=))). “Đạt IELTS 7.5 trong vòng 3 tháng” sẽ là một mục tiêu hiệu quả hơn nhiều, và bạn phải cam kết hoàn thành trước thời hạn nếu không muốn chịu hình phạt nào đó (tự chọn hình phạt nghiêm khắc vào nha). Ai máu chiến thì chọn ngày thi và nộp xèng luôn, từ giờ tới đó còn chừng này thời gian, trả 5 củ cho combo 2 bút chì 1 tẩy hay một tấm bằng xịn xò đẳng cấp quốc tế hoàn toàn do bạn quyết.
3/ BIẾT MÌNH ĐANG Ở ĐÂU
Bước này rất ez, thi thử là xong.
Bạn có thể thi thử online trên các trang web miễn phí: IELTS Online Tests, IELTS Exam, Mini IELTS và IELTS Buddy.
Nhưng mình khuyên các bạn thi thử offline ở ZIM nhé, lệ phí có chút xíu mà trải nghiệm gần với thi thật lắm luôn, còn được feedback Writing và Speaking tại chỗ nếu bạn có nhu cầu nữa. Link đăng ký: https://zim.vn/ielts/thi-thu-ielts-de-thi-ielts-chuan-tu-examiners
4/ ĐỌC BAND DESCRIPTORS
Okay đặt mục tiêu và thi thử xong có mấy con số lù lù ở đó rồi, nhưng mấy số đó có nghĩa là gì?
- Với Writing và Speaking:
Đầu tiên, đọc Band Descriptors cho band score hiện tại của mình (điểm thi thử), viết ra các điểm mạnh, điểm yếu của mình trong từng kỹ năng và từng tiêu chí chấm, hiểu rõ tại sao mình lại đạt band đó mà không phải band thấp/cao hơn.
Sau đó, đọc Band Descriptors cho band score mục tiêu (vừa xác định trong bước 2), nắm được tiêu chuẩn của mức điểm đó, rồi so sánh với với profile của mình hiện tại xem cần cải thiện điều gì. Có thể xem thêm các video sample trên Youtube để hình dung rõ hơn (tra từ khóa “IELTS Speaking Band 8 Sample”, “IELTS Speaking Band 8 Score Explained”). Đó, ôn sao thì ôn, cứ perform như vậy là đạt target nha 😀
- Với Listening và Reading thì đọc cái bảng 2 cột, dò xem để đạt band score mục tiêu thì phải làm đúng bao nhiêu trên 40 câu.
5/ LÊN KẾ HOẠCH VÀ KIỂM SOÁT TIẾN ĐỘ
Từng ngày, từng tuần, từng tháng bạn cần làm gì để hoàn thành mục tiêu đúng hạn.
Một từ khóa rất quan trọng trong việc lập kế hoạch mình mới học được từ anh sếp là “Phasing” - chia giai đoạn. Ví dụ: bạn muốn tăng 2.0 band trong 2 tháng, có thể chia ra thành 2 phase: tháng đầu tăng 1 điểm, tháng sau tăng 1 điểm nữa, hoặc chia thành 4 phase: cứ 2 tuần lại tăng 0.5 band. Kết thúc mỗi phase bạn thi thử 1 lần.
Tại sao cần chia nhỏ mục tiêu lớn thành các giai đoạn nhỏ hơn? Để dễ dàng kiểm soát và chỉnh sửa. Sau 2 tuần, điểm số có cải thiện đúng tiến độ không? Nếu có thì yên tâm học tiếp, còn nếu không thì cần phân tích các yếu tố liên quan (phương pháp, thời gian, cường độ, học liệu…) để xác định và kịp thời giải quyết vấn đề. Chứ cứ lao vào ôn rồi đùng cái đi thi thật trong thấp thỏm lo âu là bạn đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để ôn tập hiệu quả hơn và đạt điểm số tốt nhất trong khả năng của mình rồi đấy.
Cuối cùng, mình có hai điều nho nhỏ muốn nhắn nhủ với mọi người:
1) Mình học chuyên Anh, ôn trong Đội tuyển Quốc gia của Chuyên Ngữ 2 năm, nên mình có nền tảng và xuất phát điểm tốt để đạt điểm IELTS cao, vậy nên không cần so sánh với mình rồi tự áp lực quá, cứ xác định rõ ràng mọi thứ rồi kiên định với lộ trình của mình là được.
2) Mục tiêu của việc học tiếng Anh không phải là để thi IELTS. Đừng chỉ học mẹo, học thủ thuật, học thuộc, học vẹt, lao đầu vào luyện đề. Hãy học thực chất, học để ứng dụng. Khi đã giỏi tiếng Anh rồi thì điểm gì cũng cao thôi.
Trong các post tiếp theo, mình sẽ chia sẻ về Vocab, Listening + Speaking, Reading + Writing. Các bạn phải làm xong 5 bước trong post này thì mới được level up lên các post sau nhé hehe. Tranh thủ mùa dịch ở nhà ngoan ngoãn học hành làm việc, cần gì nhắn hỏi tui chứ đừng ra ngoài nha nha nha.
Stay home, stay safe, stay happy and productive 💞
❤️ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過3萬的網紅Eric's English Lounge,也在其Youtube影片中提到,IELTS Live Stream: Writing 📌7/4 Writing Handout (講義): https://goo.gl/wXv9Xj Task 1 Band Descriptors: http://bit.ly/30Qj2NL Task 2 Band Descriptors: ...
「ielts band descriptors」的推薦目錄:
ielts band descriptors 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
[English Club HEC] 💯 KINH NGHIỆM ÔN THI WRITING, SPEAKING VÀ READING ĐẠT 8.0 OVERALL 💯
Một bài sharing từ bạn Hùynh Xuân Hoa trong group English Club HEC của page về Reading, Writing, và Speaking nè cả nhà ơi. Join group ngày để học Tiếng Anh và IELTS free nhé 😉 Hoa cũng là cựu học sinh lớp học bổng HannahEd luôn đó cả nhà.
_______________________________
Hello cả nhà, lại là mình đây :)) Mình là Xuân Hoa, quản trị viên của group chúng ta.
Chuyện là tháng 12/2020 vừa qua mình thi IELTS và đạt kết quả (đối với cá nhân mình) là ưng ý – 8.0 overall và không band nào dưới 7.0. Tuy vẫn chưa đc như các cao thủ 9.0 hay gì nhưng đc mà được cái mình thi hơi nhiều (4 lần luôn á) :)) Đùa thôi hehe còn nghiêm túc thì là mình tích luỹ được một vài kinh nghiệm và phương pháp học qua các lần thi, nên mình muốn chia sẻ với mọi người. Mong sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học và luyện thi IELTS 😀
Hôm trước mình có viết 1 bài chia sẻ về Listening rồi. Các bạn có thể xem lại bài chia sẻ về Listening của mình ở link này nhé:
https://www.facebook.com/photo?fbid=4162672250514402&set=gm.4740460259315814
Hôm nay mình sẽ kể tiếp về 3 kĩ năng còn lại: Reading, Writing, và Speaking.
1. Reading:
Đây là kỹ năng dù điểm cũng ổn ổn nhưng quá trình mình luyện tập trầy trật nhất ạ. Mình là 1 auditory learner (người học qua thích giác) và cực ngại đọc này đọc nọ kể cả bằng tiếng Việt. Làm đề Reading thì cứ được 1 passage là buồn ngủ díp cả mắt lại, mò lên Thư Viện Tổng Hợp ngồi vẫn gà gật xuống bàn ngủ. Cộng thêm lúc ấy chưa tìm được đúng phương pháp học nên cũng bèo nhèo lắm, điểm cũ của mình xưa được 6.0 Reading thôi í :<
Nên mình xem việc cải thiện kĩ năng đọc nói chung và IELTS Reading nói riêng là 1 bước chuyển mình vĩ đại của bản thân :)) Những kinh nghiệm mình rút ra được trên hành trình này là:
- Thứ 1: Tài liệu uy tín + sửa bài kĩ:
Lời khuyên đầu tiên của mình là hãy sử dụng các nguồn tài liệu luyện đề uy tín nha các bạn ơi 😀 Mình từng thử qua đủ loại tài liệu và chật vật, xong rút ra được kinh nghiệm này. Ví dụ có đợt kia mình làm vài bài trong bộ Actual gì có nhiều chữ Trung Quốc í nhưng không hiệu quả. Mình thấy độ khó, dễ các đề không sát với đề thật lắm. Với cả cá nhân mình cũng không thấy đáp án logic, thuyết phục, kiểu đúng cũng ko biết vì sao đúng, mà sai cũng ko hiểu sao mình sai í. Xong vài lần như vậy mình quyết định chỉ làm bạn với các nguồn tài liệu tin cậy như: Bộ Cambridge, Road to IELTS (của British Council) thôi ấy.
Chất lượng vẫn hơn số lượng. Mình thấy không quan trọng mình giải bao nhiêu đề mà quan trọng sau mỗi đề mình biết mình sai lỗi gì & học được bao nhiêu từ vựng/ phương pháp. Nên mình chỉ chọn 1-2 bộ tài liệu tin tưởng và giải, sửa thật kĩ, đến độ gần như hiểu hoàn toàn, không còn khúc mắc gì nữa luôn ấy. Có khi sau mỗi test như vậy mình học (và vận dụng được) đc mấy chục từ mới luôn á.
- Vậy mình sửa bài như thế nào?
→ Thường mình làm đề xong xem đáp án + giải thích trên mini-ielts.com í. Vì trang này ngoài ghi đáp án còn locate giúp mình clues của đáp án nằm đâu trong bài, giúp quá trình sửa bài của mình trơn tru hơn nhiều. Đôi khi có trường hợp xem đáp án và biết đáp án nằm đâu nhưng câu/từ phức tạp quá, đọc vẫn không hiểu thì mình làm thêm 1 động tác nữa: Là search bài dịch để hiểu đại ý câu đó nói gì (chứ không nên quá phụ thuộc phần dịch tiếng Việt nhé ạ). Thường mình thấy những bài trong cuốn Cam thì bạn chỉ cần search tên + dịch là ra. (Vd: When evolution runs backwards IELTS reading dịch). Còn mà xem giải thích đáp án, xem dịch bài rồi vẫn không hiểu thì...mình vác bài đi hỏi vậy hehe, chủ động làm nhiều cách miễn là phải đảm bảo mình hiểu bài trước khi qua giải bài mới. 😀
→Về học từ vựng: Mình lọc ra những active vocab (từ vựng sử dụng thường xuyên, nhiều ngữ cảnh) để học. Trong đó ngoài nghĩa thì mình học luôn cả phiên âm, word family, và cách sử dụng. Những từ vựng advanced hơn, nhưng vẫn có gặp trong cuộc sống hằng ngày (Ex: equilibrium) mình vẫn cố gắng at least nắm được nghĩa + phiên âm để lần sau gặp lại trong những bài khác vẫn hiểu được. Còn những từ quá khoa học như tên chất hoá học, tên bệnh, tên vi khuẩn dài thườn thượt thì...thôi ạ 😀 Mình thấy câu hỏi cũng không bao giờ ác đến mức bắt mình hiểu hết những từ khoa học ấy mà chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu của bạn thôi. Nên hiểu được hết thì tốt, không thì thôi, cố gắng lần sau hehee.
- Thứ 2: Quản lý thời gian khi giải đề: Các bạn nhớ phân thời gian các passage khi luyện tập cho quen, tránh lố giờ chưa hoàn thành bài thì hơi tiếc nha. Một bài thi 60 phút nên mình dành thời gian cho 3 passages lần lượt là: 15’-20’-20’. Còn 5 phút cuối mình để dành kiểm tra lại và transfer câu trả lời vào tờ đáp án.
2. Writing:
Xưa ở lần thi đầu tiên mình có đi học 1 khoá IELTS để nắm các dạng đề/ dạng câu hỏi và cách tiếp cận. Về sau có nền rồi mình tự tham khảo thêm các nguồn trên mạng và luyện tập thêm để định hình cách viết cho riêng mình.
- Về cách tham khảo các nguồn:
Mình cực chăm đi đọc bài mẫu. Tất nhiên không phải để copy từ họ, mà sau mỗi bài, mình hay để ý cách họ triển khai và lập luận ideas, có thêm góc nhìn về 1 topic, cách diễn đạt và các collocations hay. (mọi người nhớ học collocations sẽ tốt cho writing lắm ạ).
Tuy nhiên việc tham khảo trên mạng mình nghĩ cũng hơi rủi ro ở chỗ: Thị trường IELTS giờ hơi tùm lum, bài mẫu nhiều vô kể và mỗi người viết mỗi kiểu. Chưa bàn tới ai viết đúng sai, khi mình chưa vững cách học mà đối mặt nhiều nguồn thông tin quá dễ loạn và hoang mang, không biết nên theo ai. Nên các bạn có tham khảo nhớ bình tĩnh sáng suốt tí nha hehe. Riêng mình thì hay theo 2 kênh tin tưởng là IELTS Liz và IELTS Simon (đây là 2 giáo viên/ex-examiner bản xứ chuyên về IELTS luôn).
- Về luyện tập:
Không như Listening và Reading làm xong có thể xem được thang điểm liền, mình nghĩ môn viết hơi khó tự đánh giá bản thân, nên rất cần có một người giáo viên hoặc tiền bối, ai đó bạn tin tưởng sửa bài và góp ý. Ở lần thi gần nhất mình may mắn được chữa bài bởi một người chị có tâm và nhận được nhiều lời khuyên hữu ích nên mau tiến bộ lắm hehe.
- Về quản lý thời gian:
Cái này mình nghĩ cũng quan trọng lắm í. Vì ở lần thi đầu tiên mình không control tốt, viết lố mất 35 phút cho task 1, đến task 2 chỉ còn 25 phút nên làm vội làm vàng, chưa chốt được thân bài 2 đã phải chuyển vội sang kết bài cho kịp. Kết quả là bài bị đầu voi đuôi chuột í, và tất nhiên cũng không kịp dò lại bài luôn :<
Sau này mình chia ra như sau: Task 2 mình dành 5 phút lên ideas – 30 phút viết – 5 phút dò lại bài. Task 1 mình phân tích đề 5 phút – viết 12 phút – dò 3 phút. Vì lên ideas/phân tích đề tốt đến khâu viết sẽ suôn sẻ hơn. Ngoài ra thì viết xong có dành thời gian dò lại giúp mình tránh được những lỗi ngớ ngẩn, đặc biệt là band 7.0+ cần chú ý khoảng “produce frequent error-free sentences” (viết câu không lỗi ngữ pháp) nên càng cần rà soát kĩ ạ.
3. Speaking:
- Đầu tiên mình xem kĩ format đề và band descriptors để biết ở thang điểm mình đặt target người ta yêu cầu những gì, rồi từ đó tìm cách học và tiếp cận phù hợp.
- Sau đó mình tham khảo các nguồn để học thêm về từ vựng, cách trả lời. Các nguồn mình tham khảo là: các videos trên Youtube của thầy Đặng Trần Tùng (IELTS Speaking 9.0, 4 lần thi 9.0 overall), thầy Datio (IELTS Speaking 9.0, 8.5 overall) – mình thích xem thầy này lắm tại thấy thầy phát âm hay mà clip thú vị nữa hehe. Còn GV bản xứ thì có kênh Youtube của thầy Keith tên là English Speaking Success – thầy dễ thương mà làm nhiều clips dạy IELTS lắm í. Hoặc bạn có thể xem cuốn 31 High-Scoring Formulas to Answer Every IELTS Speaking Questions của Johnathan, Oliver, Adrian để học cách trả lời theo các dạng câu hỏi cũng okie nè.
- Nếu được, các bạn hãy xem sơ qua bộ Forecast (bộ dự đoán đề speaking theo quý) nhé. Hông phải tụi mình học tủ hay phụ thuộc gì, chỉ là để có sự chuẩn bị tốt hơn thôi á. Vì trong bộ đề có những đề dị dị kiểu như: “Describe a time when you looked at the sky” (Tả 1 lần bạn nhìn lên trời” ?!? :D). Giả bộ có ai tự nhiên kêu mình tả bằng tiếng Việt Nam mình còn kiểu “Ủa gì dạ trời ?!?” á :)) Bình thường đi ngoài đường lâu lâu nhìn lên coi mây có đen hông, trời có xanh hông thôi, nay đùng cái kêu tả bài dài 2 phút. Vậy nên mình tham khảo trước để lỡ gặp đề như nào cũng đỡ sang chấn tâm lý, mà tâm lý bình ổn rồi thì dễ đảm bảo được fluency. Ngoài ra nếu siêng hơn nữa, bạn có thể tính toán trước ý tưởng sẽ nói, từ vựng và cấu trúc hay cho mỗi topic, để maximize được độ lưu loát và performance nói chung á.
Bên cạnh đó, chủ đề nào mình thấy tương tự mình hay gộp đề chung luôn cho khoẻ. Ví dụ cũng là tả người, đợt đó mình có 3 đề:
1. Describe someone in your family who you really admire. (người mình ngưỡng mộ)
2. Describe a person to whom you are very close in your family (người mình thân trong gia đình)
3. Describe an interesting old person (người già thú vị)
Mình thấy ok cũng đều là tả người. Xong rà soát trí nhớ xem có ai có đủ những đặc điểm đó không. → Nhớ ra có ông nội là người già, sống cùng nhà thân thiết nè, ông nội làm vườn giỏi quá ngưỡng mộ ông nội nè, ông nội kể chuyện hay thú vị nè. → Ok vậy tả ông nội cho 3 đề luôn.
Trên đây là toàn bộ phần chia sẻ về trải nghiệm học và thi IELTS của mình. Ảnh mèo Tom là mình chế vui í, chứ trải nghiệm với IELTS của mình cũng thú vị, ko kinh dị vậy đâu haha.
Trải nghiệm của các bạn như thế nào, comment kể mình nghe nha 😀
Với cả có nội dung nào còn thắc mắc, các bạn cứ comment, inbox cho mình thoải mái nhé 😀
Hẹn các bạn ở buổi tiếp theo, mình sẽ chia sẻ tiếp chuyện mình học từ vựng theo sở thích nha hehe.
__________________________________________
❤ Like page, tag và share cho bạn bè cả nhà nhé ❤
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudents
ielts band descriptors 在 IELTS with Datio Facebook 的最讚貼文
HẠNH NGUYÊN - IELTS 8.0 | Writing 8.0 | Speaking 7.5
Chúc mừng học viên Hạnh Nguyên lớp Thanh Niên đã xuất sắc đạt 8.0 overall 🥳. Cùng tham khảo quá trình ôn luyện của Hạnh Nguyên nhé các bạn:
"Chiều hôm nay mình nhận được kết quả thi IELTS chính thức. Phải nói là mình vỡ oà cảm xúc, sung sướng lâng lâng tận chín tầng mây vì kết quả thật vượt mong đợi của mình. Target ban đầu là 7.0 cho Speaking, Writing, và Reading và 8.0 cho Listening. Kết quả thực tế đạt được là Reading 8.0, Listening 8.5, Writing 8.0, và Speaking 7.5 —> Overall: 8.0.
Hành trình học tiếng Anh và thi IELTS của mình khá là đặc biệt nên mình cũng muốn chia sẻ vài điều để các bạn từng có xuất phát điểm 0 như mình cũng có thể đạt được IELTS 8.0 nhé.
À, mình thi IELTS General Training cho mục đích định cư nước ngoài nên có khác biệt ở Reading và Part 1 Writing so với Academic version.
1️⃣ Đôi điều về bản thân: Mình xuất phát là 1 học sinh chuyên Pháp, chỉ bắt đầu học tiếng Anh khi vừa bước vào đại học. Nhà mình lại eo hẹp về kinh tế nên mình không dám đăng ký lớp tiếng Anh nào, chỉ tự học là chính, sau đó là đăng ký 1-2 khoá IELTS ở đại học sư phạm, tiếp đến là chuỗi ngày tự luyện bộ IELTS Cambridge ở nhà. Mình thi IELTS Academic lần đầu tiên là năm 2014, được overall 7.5 (Reading 9.0, Listening 8.0, Writing 7.0, và Speaking 6.0). Sau đó, mình đạt học bổng toàn phần và du học tại Anh 1 năm. Tuy nhiên, không phải vì đã từng thi IELTS và có background du học mà lần thi IELTS thứ 2 này của mình dễ dàng hơn. Sau khi sinh em bé, mình bị mắc hội chứng suy giảm trí nhớ sau sinh nên học nhồi từ vựng kiểu gì mình cũng quên sạch, đầu óc lúc nào cũng trống rỗng. Thế là mình hạ quyết tâm “tầm sư học đạo” và lần đầu tiên trong cuộc đời mình đăng ký học 1 khoá tiếng Anh thật sự bài bản và chuyên nghiệp. Mình đã chọn thầy Đạt - IELTS Datio sau một thời gian “tàu ngầm” kênh Youtube của thầy. Và đây quả thật là quyết định cực kỳ đúng đắn của mình.
2️⃣ Reading: Đây là kỹ năng mà mình tự tin nhất và có phần chủ quan nên gần như không ôn gì cả. Mình chỉ làm đề Cambridge cho quen format của bài thi trên máy tính chứ cũng không dành thời gian kiểm tra kỹ từng câu trả lời sai thế nào, vì sao mà . Mình đoán là vì vậy mà kết quả thấp so với mình kỳ vọng. Lời khuyên của mình cho bạn nào muốn chinh phục Reading là phải chăm chỉ và nghiên cứu kỹ các bài trong bộ Cambridge. Lần thi IELTS Academic đầu tiên mình chăm lắm nên điểm được 9.0.
3️⃣ Listening: Đây cũng là kỹ năng mà mình khá tự tin nên cũng không dành thời gian ôn nhiều trong lần thi thứ 2 này. Phần này thì rõ ràng background du học của mình rất hữu ích. Tuy nhiên, các bạn khả năng nghe tốt cần lưu ý tập trung khi làm bài IELTS Listening. Trong lúc làm bài thi thử, rất nhiều lần mình thấy dễ nên mất tập trung, rút cục là bỏ qua mất những phần mấu chốt liên quan đến câu trả lời trong bài, thành ra mất điểm oan uổng.
4️⃣ Writing: Writing theo mình là kỹ năng cực kỳ khó lên điểm. Trước đây, thật sự mình không biết ôn thế nào, hoàn toàn dựa vào bản năng. Nhưng từ khi mắc “hội chứng cá vàng”, mình không còn dựa vào bản năng được nữa. Mình bắt đầu nghiên cứu kỹ Writing Band descriptors cho từng task và chia nhỏ thành các skills mà mình cần luyện tập.
✅ (1) Task achievements: Phần này hiểu nôm na là làm hết những yêu cầu của đề. Nghĩa là đề hỏi những câu hỏi nhỏ nào bạn đều trả lời hết. Do vậy đọc kĩ đề nha, nên chia tách thành các đoạn, mỗi đoạn tương ứng với một câu hỏi để bố cục bài viết cũng mạch lạc hơn.
✅ (2) Coherence and Cohesion: Cái này gồm 2 phần, coherence là kiểu diễn đạt mạch lạc, rõ nghĩa còn cohesion là kiểu các câu, các đoạn có sự gắn kết với nhau. Với phần coherence thì cần nhớ là mỗi đoạn văn nên tập trung diễn đạt xoay quanh một ý, thể hiện rõ quan điểm của mình, không được câu trước phản đối câu sau, hoặc quá nhiều ý trong 1 đoạn. Để có cohesion thì nên dùng nhiều từ nối để các câu có sự gắn kết, không rời rạc lẻ tẻ (vd. Therefore, hence, on the one hand, in contrast, …).
✅ (3) Lexical resources: là dùng từ vựng đa dạng, một số từ phức tạp, không quá quen thuộc. Một trong những lưu ý quan trọng của phần này là không dùng lại từ, dùng lại y chang câu dẫn và câu hỏi trong bài. Nghĩa là tìm cách dùng từ đồng nghĩa hoặc diễn đạt khác đi.
✅ (4) Grammar range and accuracy: dùng ngữ pháp chuẩn, đa dạng thì, đa dạng cấu trúc câu.
Rất may cho mình là thầy Đạt hướng dẫn vô cùng kỹ các dạng bài và có hẳn checklist để đảm bảo gom được tất cả những điểm có thể có. Còn về Lexical resources, thầy Đạt cho mình hẳn một list Collocations for Writing, cực kỳ hữu ích. Trước ngày thi mình hầu như chỉ cầm list này đọc đi đọc lại.
Và điều quan trọng nhất là mình được thầy chữa bài rất rất kỹ, lỗi sai nào cũng được chỉ ra. Mình cảm kích thật sự vì từ nhỏ đến lớn thầy cô toàn khen bài mình viết hay viết tốt, cho điểm cao nhất lớp, nhất trường, nhất thành phố luôn và cuối cùng mình chẳng học được gì từ các bài viết của mình cả. Nhưng lần học ôn IELTS này hoàn toàn khác, mình học được cách tự nhìn ra các lỗi và sai sót của bản thân và áp dụng cách khắc phục hiệu quả.
5️⃣ Speaking: Đây là kỹ năng mà mình thấy tự hào nhất trong đợt thi này, và cũng là kỹ năng mình lo sợ nhất trước khi thi. Kinh nghiệm cho thấy nếu mình thi IELTS Speaking mà nói như giao tiếp trao đổi thông tin đơn thuần trong học tập và công việc thì không thể đạt điểm cao được. Trong khi ôn luyện, mình tập trung vào các phần chính như sau:
✅ (1) Pronunciation: Mình dành hẳn 1 tuần để ôn lại các video dạy về phát âm tiếng Mỹ và hằng ngày luyện đọc để giọng xuống được tông trầm. Mình quan niệm là dù ngôn ngữ nào thì tông trầm cũng làm người nghe thấy dễ chịu, thoải mái, và có xu hướng lắng nghe và làm theo hơn. Pronunciation sẽ giúp tạo ấn tượng tốt với giám khảo và giúp các từ vựng và cấu trúc tốt mà bạn sử dụng phát huy hiệu quả cao nhất. Phát âm thì mình học theo thầy Paul Gruber - Pronunciation Workshop.
✅ (2) Lexical resources: Part 1 and 2 thì mình dùng list Collocations for Speaking của thầy Đạt và một list dài những từ vựng chất mà mình học được từ thầy. Part 3 thì mình tận dụng list Collocations for Writing để nói cho văn vẻ hoa hoè một tí. Mình không có nhiều thời gian luyện nên cái nào tận dụng được là mình áp dụng thôi.
✅ (3) Grammar range and accuracy: Mình viết ra giấy các cấu trúc hữu ích cho phần thi nói và cố gắng đặt mục tiêu là sử dụng được càng nhiều càng tốt trong bài thi nói.
✅ (4) Fluency: Để đạt được điểm fluency cao, mình khuyên mọi người nên luyện tập càng nhiều càng tốt. Và khi luyện tại nhà hãy làm như thi thật, nghĩa là nhờ ai đó đặt câu hỏi cho bạn và số lượng câu hỏi cũng tương đương 1 bài thi IELTS thật. Mình thường nhờ chồng mình hỏi mình 4 set Part 1 questions + 1 Part 2 cue card + 4 set Part 3 questions. Mỗi lần luyện tập mình làm liền tù tì 2-3 bài full Speaking test như vậy. Mục tiêu là rèn luyện sức bền. Nếu mình làm liền tù tì 3 full Speaking test được trong vòng 45 phút thì khi thi thật 15-20 phút mình duy trì được năng lượng cao để bình tĩnh xử lý các câu hỏi trong vòng 15-20 phút.
Một tips hữu ích khác là bạn tự ghi âm và tự nghe lại để sửa lỗi hoặc nhờ thầy cô sửa.
Thầy Đạt cũng sửa cho mình rất nhiều, đặc biệt là ở cách dùng từ sao cho tự nhiên và cách dùng các cấu trúc tuy đơn giản nhưng thuộc band điểm cao.
✅ (5) Ideas: Thật ra đây không thuộc Speaking Band Descriptors nhưng mình lại thấy việc có idea và đặc biệt là idea hay rất có lợi khi làm bài thi. Thế nên mình cũng đầu tư “nâng cấp idea” cho Speaking Part 3 của mình. Đơn giản là mình nghiên cứu kỹ cách phát triển ý của các bài Writing Task 2 samples và cố gắng phát biểu lại thành 2-3 câu ngắn gọn. Với cách này, mình vừa ôn Writing Task 2 và cả Speaking Part 3 cùng lúc.
Trên đây là tất cả những kinh nghiệm mình rút ra được từ 2 lần thi IELTS Academic và General Training của mình. Mình hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn sĩ tử đang trên con đường chinh phục IELTS. Chúc cả nhà học tốt và thi tốt nhé!
-------------------
👉 Lịch học OFFLINE và ONLINE tại IELTS with Datio: http://bit.ly/lichhocdatio
👉 Kiểm tra trình độ của bạn tại: http://bit.ly/datiotesttrinhdo
👉 Tham gia group tự học IELTS của thầy Đạt tại: https://www.facebook.com/groups/ieltswithdatio
📌IELTS WITH DATIO - Truyền cảm hứng chinh phục IELTS cho các sĩ tử đang tự học IELTS.
🏫 Cơ sở: 51/4/9 Thành Thái, P14, Q10 (kế bên trường Cao Đẳng nghề số 7)
☎️ Hotline: (028) 38 64 64 79
ielts band descriptors 在 Eric's English Lounge Youtube 的最佳貼文
IELTS Live Stream: Writing
📌7/4 Writing Handout (講義): https://goo.gl/wXv9Xj
Task 1 Band Descriptors: http://bit.ly/30Qj2NL
Task 2 Band Descriptors: http://bit.ly/2L2Ydc4
Task 2 Band Descriptors: https://goo.gl/XYVE5t
★★★★★★★★★★★★
More videos on IELTS Writing: http://www.ieltsasia.org/tw/en/prepare/videos
★★★★★★★★★★★★
★★★★★★★★★★★★
「心智圖詞彙攻略」課程連結: https://bit.ly/2teELDq
「心智圖詞彙攻略」Q&A: https://bit.ly/2QgajQw
老師資歷: https://wp.me/p44l9b-1G4