HIPPIE – ONCE UPON A TIME IN FASHION WORLD.
Chắc nhiều người đọc ở đây đa quá quen thuộc với các hình ảnh trang phục “ Lôi thôi lếch thếch” xuất hiện trên các group thời trang. Nhiều bạn trẻ phát biểu lên suy nghĩ “Không thể cảm được, không ra một thể thống phong cách gì hết”. Thế thì hôm nay mình sẽ kể một câu chuyện “Ngày xửa ngày xưa” về Hippie, về một trong những culture movement/dòng chảy văn hóa mạnh bậc nhất cũng như phong cách thời trang phá cách từng hút hồn bao nhiêu thanh thiếu niên Bắc Mỹ và Châu Âu vào giữa thập niên 60s. Khoảng cách về thế hệ, khoảng cách về văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, khoảng cách về lịch sử văn hóa và nền tảng nhận thức thời trang là một trong nhiều nguyên nhân khiến thị trường Việt Nam còn nhiều “ác cảm, cho rằng “bần bần”. Hippie vốn dĩ không hẳn là phong cách là một chuyển biến văn hóa. Và thời trang là 1 vòng lặp hoàn chỉnh đến mức đáng sợ.
HIPPIES là gì?
Vào giữa những năm 1960 – những kẻ phiêu bạt, sống tự do và có cả bỏ học (lmao) của một địa điểm trứ danh của San Francisco – Haight Ashbury đã tạo ra một trong những phong trào, một cuộc cách mạng ăn mặc có ảnh hưởng nhất trong lịch sử. Một phong cách thời trang cực kì kì quặc và dị thường – khiến không một ai có thể không chú tâm tới nó. Như lối sống của những con người đó – thời trang của họ dựa trên biểu tượng của thành phố Sanfracisco và California (Là niềm cảm hứng của nhiều nhà thiết kế thời trang trẻ sau này ở UK và Pháp).
CÁI TÔI CỦA NGƯỜI TRẺ
Những người theo phong cách Hippies là những người đứng lên chống lại sư cầm quyền của chủ nghĩa tư bản với tất cả sự kì thị, phân biệt giai cấp và đặc biệt là về quần áo. Những món đồ được miêu tả là “cổ hủ” – đi vào lối mòn đều bị dẹp bỏ. Thay vào đó, các dân chơi hippies phối hợp các sản phẩm với chất liệu may mắn để tạo ra sự hài hoà với bản thân họ và có sự đồng nhất giữa các hippies với nhau. Thời điểm này cũng là thời điểm của Tiedye – khi họ mô phỏng sự phân chia màu sắc của mình trong một sơ đồ sáng tạo của riêng mình.
Để nói rõ thêm trong giai đoạn này – vấn đề về giai cấp thể hiện rất rõ ràng trong cấu trúc xã hội ở các nước đó. Khái niệm “Thời trang” vốn dĩ chỉ được dành cho người từ tầng lớp trung lưu và thượng lưu trở lên. Những người giàu có mới có tiền để theo đuổi thời trang còn thứ quần áo mà những người bình dân mặc thì được xem là đồ “Bỏ đi”. Các bạn có thể xem qua những bộ phim tài liệu hay những bộ phim được lấy cảm hứng từ giai đoạn này.
Những cuộc diễu hành chống chiến tranh ở Việt Nam – hay ở các nước được gọi là thế giới thứ ba, đều được sử dụng các quần áo cũ tái chế - nhằm chống lại chủ nghĩa “lạm quyền” khi gọi những đồ cũ là bỏ đi. Đối với họ, trang phục mình mặc là 1 thể thức đại diện các bản sắc của tính cách – của thay đổi lịch sử - thay vì nhìn vào đó là đọc được vai vế, anh là Bác sĩ, anh mặc chỉnh tề - tôi là thằng bảo vệ - tôi mặc rách rưới? không – quần áo không nên để một cách thực dụng như vậy. Trang phục là 1 thứ gì đó gợi cảm – điều này họ đã khéo léo thể hiện trong màu sắc của quần áo – và đa dạng từ chất liệu. Từ satin bóng mượt tới các chi tiết thêu.
Thời trang –không phải là để che cơ thể mà là sự phơi bày “cơ thể khoả thân” của người mặc, khi họ “khoe thân” với chính tính cách của họ - một thứ bị che vùi bởi công nghiệp hoá và xã hội tư bản.
SỰ KẾT NỐI.
Những năm 60s – thời trang được sử dụng khá riêng biệt với các mảng khác của xã hội. Có nghĩa là nam thì mặc ra nam, nữ măc ra nữ. Quân nhân thì mặc kiểu quân nhân, bác sĩ mặc kiểu bác sĩ, người thường mặc kiểu người thường. Nhưng Hippies đã phá bỏ điều này – họ áp dụng tất cả các thứ mà họ có được – váy ngắn/ mini skirt/ quần bó/ phối hợp chúng lại với nhau (nghe weird vcl – nhưng nó lại mở ra một sự sang tạo mới) bằng cách mix chung các loại vải và thêm phụ kiện giữa chúng. Đặc biệt, các hoạ tiết, kiểu dáng truyền thống và dân gian được sử dụng nhiều trong văn hoá Hippie. Việc họ sử dụng chiếc váy dài Long peasant skirt đã mang lại các thiết kế dài” back lại runway. Sự lỏng lẻo, cẩu thả trong tính toán và không bị cản trở đã tác động mạnh đến giới thời trang sau này. Và hơn hết, đó là sự đoàn kết về tính thẩm mỹ dân tộc khi các hoạ tiết dân gian được yêu thích và màu sắc luôn rực rỡ - dù có là nam hay nữ.
KHÔNG PHẢI CÓ TIỀN LÀ MỚI ĐẸP.
Các hippies tự hào kêu gọi mình là những kẻ “anti-fashion” thời điểm đó. Họ sử dụng những quần áo giản đơn nhất, có thể là quần jean, áo shirt, áo công sở - họ thêm thắt các hoạ tiết và tái sử dụng các sản phẩm đó. Họ muốn chứng minh được rằng “ Thời trang cũng có những thứ đẹp, hấp dẫn và không cần phải đạt bằng tiền”.
Họ - những kẻ hippies – lại là những kẻ cực kì thân thiện với thiên nhiên (Hay chí ít rất muốn gần gũi với đất trời) – họ đã làm 1 điều mà sau đó hơn 50 năm – chúng ta đang cắm đầu làm lại là “Sustanable Fashion” – họ tạo ra 1 ý thức về hệ sinh thái bằng thời trang bằng tái chế các quần áo cũ – đắp vá chúng lẫn nhau (Patchwork) và đính kèm các phụ kiện lên họ. Bằng cách đó – một bà nội trợ, một ông doanh nhân – cũng đều rất style. Họ còn lấy các quần áo quân đội cũ – “military” và tái chế nó – them bông hoa và ren lên để mục đích chế giễu các cuộc chiến tranh phi nghĩa.
Bằng việc tái chế quần áo cũ và không có rào cản về thời trang – nên hippies thường mang lại chúng ta 1 cảm giác là “bần” “dơ” “xấu” và “nghèo nàn” – nhưng các bạn nên nhớ chính phong trào này đã lật đổ ngành công nghiệp chính quy vào giai đoạn thập niên 60s – 70s . Với thông điệp mạnh mẽ là xoá bỏ ngành công nghiệp thời trang hiện tại. Đã đến lúc, con người nên mặc những gì họ thích và thoải mái còn hơn là phải theo một nhà thiết kế nào đó.
Hippy không có phụ kiện xu hướng – Tất cả là những ứng dụng trên quần áo họ đã có hoặc mua lại 2nd hand từ các thriftshop.
Và không phải ngẫu nhiên rằng – mà các nhà thiết kế lại cực kì yêu thích phong cách thời trang nổi loạn này. Các sàn diễn 2012 – 2013 của Dior Homme, SLP, Numbernine đều có những collections, stuff có ảnh hưởng từ Hippes.
Tuy nhiên, văn hóa nào cũng có mặt sáng và mặt tối và chúng ta phải sáng suốt trong việc lưa chọn thông tin và chắt lọc thứ nào tốt nhất với mình. Hippie cũng tạo ra những hệ quả sau này khi đã đưa tới nước Mĩ một lượng lớn người “viện cớ tự do” của Hippie để trở nên lười thây, không có ý chí, không làm việc và quá ỷ y vào các chất kích thích, thức thần. Bên cạnh đó, việc quan hệ tình dục bừa bãi giữa những người hippies với nhau cũng là một trong những nguyên nhân của sự bùng nổ về các căn bệnh lây qua đường tình dục của nước Mỹ.
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有1部Youtube影片,追蹤數超過16萬的網紅Kokee講,也在其Youtube影片中提到,二戰後美國爆發嬰兒潮 這個被譽為美國黃金世代的嬰兒 在60年成為第一批看電視長大的地球人 在豐衣足食後想要追求另外一種精神世界 這就是嬉皮文化興起的由來 #嬉皮士 #hippy #嬰兒潮 ▶ 訂閱我的頻道,打開小鈴鐺第一時間通知最新影片哦◀ ‣‣ http://bit.ly/2y5BiW...
「hippie movement」的推薦目錄:
- 關於hippie movement 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於hippie movement 在 Facebook 的最佳貼文
- 關於hippie movement 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
- 關於hippie movement 在 Kokee講 Youtube 的最讚貼文
- 關於hippie movement 在 Hippies Change a Generation - Decades TV Network - YouTube 的評價
- 關於hippie movement 在 Soviet Hippie Movement | By House of European History 的評價
- 關於hippie movement 在 Hippie Movement - Pinterest 的評價
hippie movement 在 Facebook 的最佳貼文
FLANNEL / FLANNEL VÀ FLANNEL.
Sản phẩm thời trang một thời được rất nhiều người trẻ sử dụng phổ biến tại thời trang đường phố Việt Nam. Đúng rồi đấy, đó chính là Flannel. Thực ra thì chiếc Flannel không có tội gì, tội là ở chúng ta nhận thức nó như thế nào thôi. Cái danh bị “Châm biếm” bậc nhất Việt Nam và cả thế giới (Nếu ai hay theo dõi meme Fashion nước ngoài đều thấy) cũng do con người mang vào – nhưng Flannel lại có 1 lịch sử vô cùng lâu cũng như tính đa dụng của nó. Các bạn ngày nay hay thấy flannel như thế nào, hay chỉ có 1 kiểu quấn quanh quần như 1 dạng layer á. Nồ nồ, cội nguồn flannel lại liên quan nhiều hơn với tầng lớp lao động công nhân hơn là kiểu luxury, streetwear như ngày nay.
Có thể nói Flannel là một trong những Fashion Icon items của nước Mỹ (Chẳng thế mà người Mỹ lại yêu thích sử dụng Flannel đến vậy) vì khả năng ứng dụng của nó. Từ những người buôn bán tiểu thương, đến những người công nhân, những gã du mục, những gã hipster, những cô em tóc vàng nóng bỏng – tất cả đều yêu thích flannel.
Flannel có nhiều cách gọi khác nhau. Vì xuất xứ của nó lại không phải là từ Mỹ thuần gốc – nó lại bắt nguồn từ xứ lạnh gần như quanh năm là xứ Wales – Vào thế kỉ 16, người ta tìm ra flannel là một loại vải/fabric thay thế tốt hơn cho len khi nó giữ ấm tốt hơn và bền hơn. Flannel là kết quả của quá trình từ một loại sợi được kéo dài và trau chuốt, mịn hơn từ sợi len thô bình thường, được xử lí ở cả hai mặt làm tăng các đầu sợi lên bề mặt vải tạo ra sự mềm và nặng hơn, bền hơn với các loại len thông thường. Do đó, người xứ Wales cực kì yêu thích và phổ biến rộng rãi ra cả nước và flannel trên những con thuyền giao thương đã tới Pháp với tên gọi là Flannelle, Đức là Flanell và cuối cùng là Mỹ Flannel.
Tuy nhiên – hay có một sự nhầm lẫn giữa “Flannel” và “Plaid”. Flannel là Flannel, Plaid là kẻ sọc. Chúng ta thường hay mặc định những chiếc áo shirt kẻ sọc caro là Flannel nhưng thực chất là không phải. Flannel – sẽ là cái tên đề cập tới chất liệu, từ cotton hay sợi len xử lí kia. Còn Plaid chỉ là kẻ sọc, người ta thường nhầm lẫn Flannel là Plaid hay gọi những chiếc áo kẻ sọc là Flannel do mức độ sử dụng design kẻ sọc đỏ và đen quá nhiều khiến nhiều người bị lầm.
Flannel du nhập vào đất Mỹ trong những năm thiên đường Ước mơ của bao người đang trong giai đoạn khai hoang và công nghiệp hóa (1869). Những con đường sắt được tạo ra liên tục, những hầm mỏ khai khoáng mở ra hàng loạt và người ta cần một loại chất liệu vải có thể chịu được khả năng vận động liên tục của con người. Và đó là khởi nguồn của Flannel – Flannel mà các bạn đang mặc bây giờ thời đó người ta sẽ ưu tiên cho việc làm nệm và gối, ga giường.
Cho đến đầu thế kỷ thứ 20, flannel và những bộ áo liền quần trở thành hình ảnh tiêu biểu chính cho những người lao động, giai cấp thống trị nền kinh tế Mỹ lúc đó. Nhanh chóng, flannel trở thành 1 sản phẩm yêu thích và tượng trưng cho sự bền bỉ, lao động miệt mài. Đến thời kì Đại Suy thoái (Great Depression) – Flannel lại càng trở nên được tin dùng nhiều hơn khi nó vừa rẻ, vừa bền và hợp túi tiền. Những gã công sở cũng phải bán đi những bộ vest của mình và tìm tới Flannel.
Vậy – như mình nói, tầng lớp lao động chân tay của Mỹ lúc đó chiếm đa số. Và họ toàn mặc flannel – flannel xuất hiện đầy rẫy trên các poster cổ động cũng như trên khắp đường phố nước Mỹ. Và đó là 1 lí do chính vì sao “Flannel là hình ảnh đại diện của nước Mỹ lúc đó”.
Và Flannel tiếp tục cuộc sống bình dị như những người lao động nước Mỹ cho đến khi những người con nước Mỹ cất tiếng hát về cuộc sống của họ. Đó không phải ai khác chính là thời đại của punk/rock, của những gã ngao du, của những con người xuất thân từ tầng lớp lao động. Đầu năm 1990s, nước Mỹ chào đón các huyền thoại rock bao gồm Pearl Jam và Nirvana. À, nhắc tới Nirvana chúng ta phải nói ai nhỉ? Đúng rồi, Grunge King Kurt Cobain hay một cái tên khác mà ít người biết tới đó là Layne Staley, Kane Cornell... (Mình đã có 1 bài viết riêng về Kurt nên sẽ không nhắc tới nữa).
Tượng trưng cho những con người thấp cổ bé họng, lao động và bị miệt thị - Tiếng Rock bay xa và hơi thở từ các hình tượng thế kỉ, những con người tài năng nhưng bạc mệnh đã truyền lửa và cảm hứng tới những người khác để họ bắt đầu kì yêu thích flannel. Grunge bùng lên và càn quét khắp đất Mỹ, Flannel trở thành một trong những items được yêu thích không chỉ từ những fans cuồng nộ của punk/rock mà trở thành xu hướng, xuất hiện trên các tạp chí thời trang và runway. Ngay sau đó, hippie – culture movement cũng đã coi flannel như 1 items đối trọng để mặc và thể hiện con người của mình, chống lại chiến tranh và sự phân chia giai cấp.
Flannel ngày nay đã trở nên nhẹ nhàng so với bản nguyên gốc. Dễ mặc hơn (Chứ flannel og là nặng với dày lắm nha, gần như là bằng 1 con jacket bây giờ đó) và họa tiết kẻ sọc đã trở thành 1 thứ gì đó gắn liền với flannel. Nếu các bạn yêu thích đồ secondhand – thì những chiếc flannel mà các bạn cop được từ Mỹ, Nhật hay bất cứ đâu mà ở tầm bình dân hoặc no-brand, các bạn đều nhận ra là nó rất dày và ấm (Vì sao các bạn đọc bài cũng biết).
Còn cái kiểu bó áo ở ngang lưng lại xuất thân từ dân hippie, hay dân trượt ván. Đơn giản là họ thấy nóng, họ buộc áo quanh lưng cho mát vậy thôi chứ thời đó không có layer lay ủng gì hết. Sau này nhiều người lấy cảm hứng và ra các phối đồ dựa trên cảm hứng đó. Chứ không phải là có thực sự một quy chuẩn kép là flannel phải buộc bụng đâu. Thực ra flannel có rất nhiều cách để mix and match cùng.
Mong qua bài viết này, các bạn sẽ có 1 cái nhìn mới hơn về “Chiếc áo meme tại Việt Nam” này.
UnghoBi (2021)
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
hippie movement 在 Trí Minh Lê Facebook 的精選貼文
ANTI-WAR IN FASHION/ TINH THẦN PHẢN CHIẾN TRANH.
[Hay người ta nói là Protest Fashion cũng được]
Bóng đen của chiến tranh lại che phủ miền đất đã xảy ra tranh chấp ngay từ ngày mình còn nhỏ xíu. Đó là Trung Đông, là miền đất của tôn giáo – thành Jerusalem, cái nôi của rất nhiều đức tin trên thế giới bây giờ. Đó là cuộc chiến trường kì giữa Palestine và Isarel. Vì đây là vấn đề nhạy cảm và cực kì phức tạp, ai cũng chiến đấu vì một lợi ích và lòng tin nào đó nên mình sẽ không nên viết.
Nhưng có một mối liên hệ chặt chẽ giữa Việt Nam của chúng ta và một trong những văn hóa đại chúng, một trong những chuyển biến trong tư tưởng thời trang của thế hệ thanh niên nước ngoài trước đó, và cũng liên quan đến chủ đề mình nói. “Tinh thần phản chiến tranh trong thời trang”. Như nhiều bạn cũng biết và mình có bài viết về nó – Đó là “Phong trào và văn hóa Hippie”.
(Xin lưu ý rằng: Vấn đề lịch sử là một điểm vô cùng nhạy cảm. Trong bài viết nếu có gì sai sót xin người đọc chỉnh sửa và lượng thứ cho việc này).
Chiến tranh là điều không phải ai cũng muốn, đau thương – tang tóc và chúng sinh lầm than. Vietnam War hay chiến tranh Việt Nam là tiêu điểm của thế giới khi người Việt kiên cường bất khuất dành lại độc lập cho dân tộc và Mĩ đang sa lầy vào khu vực Đông Dương. Kể cả Việt Nam hay Mĩ thì những con số thương vong về người là vô cùng lớn. Những năm 1960 là thời kì biến động lớn về kinh tế, văn hóa, tiến bộ xã hội và phát triển nghệ thuật.
Có ai đó nói rằng “ Cát chết sẽ là sự khởi đầu mới” và nó bao trùm cả nghệ thuật. Như cái chết Đen – căn bệnh Dịch Hạch đã tàn phá khối Châu Âu suốt thể kỉ 13-14 đã mở đầu cho giai đoạn Phục Hưng, một trong những mốc son chói lọi của văn hóa nghệ thuật Nhân Loại. Thì giai đoạn thập niên 1960, khi chiến tranh Việt Nam lên tới mức đỉnh điểm nhất thì ngay tại nước Mĩ – những vết nứt và tinh thần phản chiến tranh cũng nổ ra.
Sự phẫn nộ ngày càng gia tăng khi mà giới trẻ Mỹ ngày càng nhận thức được những gì mà chính phủ đang sa lầy, tiêu tốn vì cuộc chiến tranh phi nghĩa. Bên cạnh đó, vấn đề về giai cấp giàu – nghèo, vấn đề về tiếng nói của phụ nữ và sự phân biệt chủng tộc đã góp phần thúc đầy sự phản văn hóa (Counter culture). Tại Mỹ, khi mà Làn sóng Nữ Quyền thứ hai (Second Wave of Feminism) và phong trào Dân Quyền (The Civil Rights) bùng nổ mạnh mẽ và thu hút rất nhiều thanh niên đã tạo ra 1 kẽ hở lớn để thế hệ trẻ thể hiện bản thân. Và nó được bùng phát ra nghệ thuật, mở đầu cho 1 kỉ nguyên mới. Đó là Free Love, Rock and Roll and DIY/Hippie Fashion.
Tuy nhiên, thế là chưa đủ. Cần một sự thống nhất giữa một thập niên đầy sự bất ổn trong kinh tế và chính trị. Lúc đó, nước Mĩ đón nhận nhiều thứ trải dài qua nhiều năm – như Khủng Hoảng Tháng 10 tại Cuba (Cuban Missile Crisis) là cuộc đối đầu giữa Liên Xô – Cuba và Hoa Kỳ nổ ra vào 10/1962, vụ ám sát mục sư (Nhà hoạt động nhân quyền chống phân biệt chủng tộc) Martin Luther King Jr vào ngày 4/4/1968 nối tiếp theo cái chết đầy căng thẳng của Tổng Thống Mỹ John F. Kennedy vào ngày 22/12/1963 đã tạo nên một “Chảo lửa” với tinh thần của người dân xứ sở Cờ Hoa. Tất cả mọi người đã mệt mỏi và họ chán ghét chiến tranh, giọt nước làm tràn ly đó và điểm chốt cho mọi phong trào văn hóa được tập trung cho sự phản đối bắt đầu từ chính nước Mĩ và lan ra toàn thế giới. The Anti – Vietnam War movement – Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam.
Truyền thông Mỹ lúc đó không ngừng đưa ra những hiện thực bạo lực của cuộc chiến tranh này với sự góp sức của các phóng viên đầy dũng cảm, với những hình ảnh tàn khốc với con số thương vong của người Việt và người Mĩ ngày càng tăng. Xin lỗi các bạn nhưng để đúng với quan điểm, Người Mĩ lo cho người Mĩ trước khi cảm thương cho người Việt. Cuộc chiến tranh Việt Nam huy động rất nhiều thanh niên Mĩ bước tới “Rừng thiêng, nước độc” của người Việt và rất nhiều người nằm xuống. Để giải quyết vấn đề thiếu hụt về quân số, chính phủ Mỹ đưa ra một dự thảo chọn “Ngẫu nhiên” thông qua một thứ gọi là Selective Service System (Hệ thống Dịch vụ chọn lọc). Nôm na rằng, dựa vào hệ thống này thì những thanh niên có thu nhập thấp, trình độ học vấn thấp, những người không thể trả tiền cho các phí Chính Phú sẽ được huy động đi lính. Đây được xem là 1 hành vi phân biệt đối xử và nó dẫn đến sự phản kháng nặng nề từ tàng lớp Thanh Niên vì hòa bình và phản chiến tranh.
Và thế là..
Các cuộc biểu tình chống chiến tranh nổ ra khắp ở mọi nơi trên nước Mĩ, đặc biệt là ở các khu vực được xem là cái nôi của văn hóa “Hippie” như San Francisco, New York và Chicago. “Make Love Not War” cùng với biểu tượng Hòa Bình (Logo hình tròn với 3 đường bên trong mà các bạn hãy kêu là của Gdragon ấy) nhanh trong trở thành châm ngôn và hình ảnh phổ biến bậc nhất. Hàng ngàn người đã đổ xô tới các thành phố lớn để bày tỏ thái độ bất bình và yêu cầu chấm dứt chiến tranh vô nghĩa tại Việt Nam với sự ngã xuống của nhiều người vô tội.
Đa phần những người tham dự biểu tình là những người nằm trong văn hóa hippy nên cách họ ăn mặc, thời trang của họ. Thứ thời trang không “hợp” thời đại (Tính tại thời điểm đó nhé) đã trở thành bộ mặt của phong trào phản chiến. Và từ đó, hippie gắn liền với thông điệp Hòa Bình, Anti-war và nhân rộng toàn thế giới, từ bình dân đến sang trọng, từ những cửa hàng bán đồ cũ cho tới các thương hiệu thời trang lớn.
Thời trang đương thời lúc đó, chú trọng vào Haute Couture và sự sang trọng. Mà sự sang trọng gắn liền với giai cấp giàu nghèo. “Kẻ có tiền mới có thể theo đuổi thời trang” – Tư duy ấu trĩ này bám sát vào tầng lớp trung lưu và thượng lưu của Mỹ. (Có thể đúng nếu thêm hai chữ cao cấp vào, theo quan điểm của mình). Thì thế hệ thanh niên trẻ theo phong trào Hippie lại theo chủ nghĩa “Ôn hòa” hơn như thế. Họ pha trộn được văn hóa Phương tây và tinh thần của Đông Á. “Sà Cân tạo ra ảo giác, nụ cười và hòa bình” (Không cổ súy việc sử dụng chất kích thích nhe mọi người) nhưng nó lại liên quan mật thiết đến việc “Free in Fashion” (Tự do thời trang).
Những bộ quần áo chỉnh tề của những năm 50 bị loại bỏ. Thay vào đó là một quy tắc “Bất quy tắc” trong việc ăn mặc, thay màu đen bằng một màu sắc tươi sáng, đậm chất ảo giác (Mình không biết nói sao nhưng tiêu biểu là Tiedye) và phóng khoáng của Bohemian. Tịa đây, các hoa văn đặc trưng của Á, Ấn như Paisley phát triển rực rỡ. Các phụ kiện bằng bạc, những dấu ấn của thiên nhiên như lông chim, móng động vật và Navajo Culture (Văn hóa bản địa của một trong những bộ tộc được công nhận lớn nhất nhì Mĩ, tập trung tại Arizona, Utah và New Mexico) được sử dụng. Nó là niềm cảm hứng dạt dào cho Kapital, Visvim hay là Goro's.
Trong thời điểm này, rào cản là không có. Thanh thiếu niên hướng tới sự “Phi giới tính” nhiều hơn. Hình bóng Phụ nữ trở nên mạnh mẽ hơn và tự do hơn. Tại sao phụ nữ phải bắt buộc trang điểm, tại sao phụ nữ phải để trải chuốt để theo một hình bóng, một tiêu chuẩn được sắp đặt của xã hội? Không bị bó buộc vào các kiểu quần áo may sẵn và che kín thân thể, sự thoải mái được ưu tiên bằng những chiếc đầm maxi, váy chữ A được tùy biến theo sự custome của mỗi người (Phong trào DIY). “Anything Goes” – Tiêu chí “Mọi thứ đều làm nên thời trang”, miễn là nó không phải là chuẩn mực xã hội. Thậm chí đối với một sô người, Hippie hay gì đó không quan trọng, thời trang không quan trọng – giá trị của con người mới là quan trọng.
Trong suốt các cuộc biểu tình, sự tự do, phóng khoáng với loose style của những người Hippies trong counterculture (Phản văn hóa) đã quyện cùng với phong tràn phản chiến tranh.
Một sự kiện vô cùng nổi tiếng khác với phong trào phản chiến và liên quan đến thời trang đó chính là “CHIẾC BĂNG TAY MÀU ĐEN”. Năm 1965, năm học sinh trung học đã đeo băng tay đen đến trường để phản đối chiến tranh Việt Nam. Nước Mĩ có niềm tự hào của họ và ngay lập thức – 05 học sinh này bị bắt buộc phải tháo băng ra nhưng họ từ chối và dẫn tới hậu quả là Đình chỉ học. Điều này đã dẫn tới một trong những vụ kiện đầy nổi tiếng và hình tượng sau này. The Supreme Court Tinker v. Des Moines – Tại đây, Tòa án tối cao đã phán quyết hành vi đình chỉ học là vi phạm Quyền trẻ em (Đã sửa đổ), tạo ra một tiền lệ cho quyền tự do thể hiện quan điểm chính trị thông qua thời trang tại nước Mĩ.
Tất nhiên, sự thất bại của Mĩ tại Việt Nam không đến từ 1 yếu tố mà nhiều điểm cùng tác động vào. Thất bại trên nhiều mặt trận và áp lực từ dư luận, từ Ủy Ban LHQ và những người yêu hòa bình trên toàn thế giới đã khiến chính phủ Mĩ phải kí vào Hiệp định Paris vào ngày 27/1 năm 1973 – chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam với hành động cụ thể là quân đội Mỹ sẽ rút ra khỏi Việt Nam và công nhận độc lập của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Bây giờ, chúng ta có thể thấy rõ ràng Anti-war fashion hay Protest Fashion ngày càng phổ biến hơn với các phong trào chính trị đặc biệt. Trong diễn biến chiến tranh và các quy mô của sự phân biệt chủng tộc vẫn còn đó thì những chiếc hoodie, những chiếc áo in #Blacklivesmatter, #TheFutureisFemale ... Với sự phát triển của Internet và mạng xã hội thì các nội dung sẽ được truyền tải rộng hơn, nhiều hơn nhưng sức mạnh trực tiếp và quy mô nhất thì vẫn phải nói tới Phong trào phản chiến tại Việt Nam với sự bùng nổ của Hippie. Nói không ngoa, nó đã đặt nền móng cho sự thể hiện tinh thần tự do lên thời trang, cho sự cá nhân/thể hiện bản thân.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
hippie movement 在 Kokee講 Youtube 的最讚貼文
二戰後美國爆發嬰兒潮
這個被譽為美國黃金世代的嬰兒
在60年成為第一批看電視長大的地球人
在豐衣足食後想要追求另外一種精神世界
這就是嬉皮文化興起的由來
#嬉皮士 #hippy #嬰兒潮
▶ 訂閱我的頻道,打開小鈴鐺第一時間通知最新影片哦◀
‣‣ http://bit.ly/2y5BiW8
▶追蹤Kokee的即時動態◀
‣‣ Instargram ► https://bit.ly/2CWLC9n
‣‣ facebook group ► http://bit.ly/2Xufj6m
有商務合作可以聯絡 kokeejiang@gmail.com
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
Kokee講主要系列影片
Kokee的海島潛水系列 http://bit.ly/2ky4li7
Kokee的DJ系列 https://bit.ly/30YXYGG
Kokee Talk 系列 https://bit.ly/3nGEGjj
Kokee淘寶開箱系列 http://bit.ly/2NUXpZT
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
拍攝工具⬇
相機:Canon M6, Sony Action Cam FDR-X3000
鏡頭:11-22, 15-35
麥克風:Rode VideoMic Pro
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
剪輯工具⬇
Adobe Premiere Pro CC 2019
▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬
合作邀約信箱:kokeejiang@gmail.com
hippie movement 在 Soviet Hippie Movement | By House of European History 的美食出口停車場
Soviet Union | Discover the hippie movement in Soviet countries through the ages, and how it's represented in our #RestlessYouth exhibition. ... <看更多>
hippie movement 在 Hippie Movement - Pinterest 的美食出口停車場
Apr 28, 2016 - Explore Ciara Ní Neill's board "Hippie Movement" on Pinterest. See more ideas about hippie, hippie life, hippie movement. ... <看更多>
hippie movement 在 Hippies Change a Generation - Decades TV Network - YouTube 的美食出口停車場
The 1960s brought us the hippies —a younger generation who rebelled against their parents, community and government. It was a counterculture ... ... <看更多>