SQUID GAME – TRÒ CHƠI CON MỰC.
Đầu tiên, xin nói luôn là mình chưa xem phim này nên đừng nói về nội dung phim và đừng tranh cãi vì nó. Thể loại sinh tồn này mình đã từng biết qua các bộ manga tiêu biểu của Nhật và series kinh dị đình đám một thời “Saw” cho nên mình cũng không mặn mà lắm với bộ phim. Anyway, có thời gian mình sẽ dành để xem như thế nào mà tạo được hiệu ứng truyền thông tốt trong người Việt như vậy.
Tuy nhiên, có rất nhiều bạn hỏi về “Thời trang trong phim” - ở đây chính là trang phục của những người tham dự trò chơi này. Mình cũng không hiểu có gì để chúng ta nói về “Trang phục trong phim” khi nó lấy bối cảnh của 1 cuộc chơi sinh tồn. Nhưng thôi không sao, nếu không dẫn dắt câu chuyện ra thời trang thì không phải là Trí Minh Lê nên chúng ta sẽ nhắc tới hai vấn đề sau đây khi đã xem qua “Squid Game – Con Mực”.
Yếu tố đầu tiên: Đồng phục – Tội phạm.
Trong các bối cảnh những tựa truyện/phim lấy nội dung trò chơi sinh tồn lấy rất nhiều cảm hứng đến từ “Ngục tù”, những kẻ phạm nhân sinh sống trong 1 môi trường hẹp được kiểm soát chặt chẽ - gắt gao và nếu vi phạm thì chỉ có 1 con đường duy nhất đó là “Ngồi lên trên ghế điện”. Chúng ta cũng chẳng quá quen với các series đình đám như “Prison break” hay bộ phim huyền thoại
“Shawshank Redemption” với những bộ đồng phục dành cho phạm nhân. Về ý tưởng có nhiều điểm kết nối khi những “Thí sinh” bị bắt vào trong 1 nơi chật hẹp, bị bắt làm những bài test thử cực khó để lộ rõ bản chất thực thụ của con người. Cho nên chẳng lấy làm lạ gì khi Squid Game cũng sử dụng concept về Prison uniform (Đồng phục tù nhân) cho bộ phim của họ.
Nói sơ qua về trang phục của các tù nhân. Đầu tiên nó thường là đồng phục, nghĩa là ai cũng như ai. Trong một môi trường mà tính “Công bằng” được cho lên trên hết khi mọi yếu tố về giai cấp, địa vị và tiền bạc ở bề nổi sẽ được tống khứ đi. Nó chỉ nằm ở việc “Mày phạm tội gì mà vào đây?” “Mày vi phạm điều gì?’ “Mày lãnh án bao nhiêu năm”. Cho nên sự “Công bằng” về giai cấp trong môi trường ngục tù là có. Không quan trọng là bạn có bao nhiêu tiền, bạn là kẻ gia thế khủng như thế nào ngoài kia – nhưng khi đã vào tù, sức mạnh thể chất và bộ óc ranh mà thứ tiên quyết để cho bạn sống còn ở nơi khắc nghiệt này. Cho nên, thời trang là không tồn tại ở Ngục tù. Khi bạn đã vi phạm pháp luật và thể chế, bạn “Đáng” bị tước đi quyền tự do về Thời trang – về cách ăn mặc của mình. Đó là 1 dạng hình phạt, không thời trang – không còn cách thể hiện bản thân, không còn cách thể hiện địa vị và giai cấp. Nắm đấm quyết định tất cả.
Tiếp theo là về màu sắc.
Thông thường đồng phục của các tù nhân chúng ta thường thấy là màu sắc của đội bóng thành Turin – bà đầm già Juventus với trắng sọc đen. Sau này ở Mĩ còn phát triển thêm màu Cam sáng chóa để làm nổi bật phạm nhân nhằm tránh các trường hợp lợi dụng điểm mù để thực hiện hành vi vượt ngục. Cho nên trong Squid Game thì việc chọn một màu xanh lá pha trắng cũng là một cách tạo sự nổi bật dựa trên cảm hứng từ bộ quần áo màu cam. Tuy nhiên do mình chưa coi Squid Game cho nên việc chọn màu xanh lá và trắng đối với bản thân mình vẫn là 1 thứ gì tạo cảm giác “Thân thiện” - “Gần gũi” mà không tạo cảm giá dè chừng, nghi ngờ như những màu truyền thống là “Đỏ” – “Vàng” hoặc “Cam”. Concept và những trò thử thách trong Squid Game cũng mang yếu tố tuổi thơ với các màn thi xuất phát từ những trò chơi của thiếu nhi. Màu sắc trong phim cũng khá rực rỡ cho nên có thể đạo diễn và quản lý Squid Game muốn visual gần gũi, thân thiện với người xem chăng?.
Quay trở lại về “Trang phục tù trong thời trang” thì khá nhiều fashion designer nổi tiếng cũng như các thương hiệu thời trang lấy cảm hứng từ các bộ đồng phục của các phạm nhân hoặc chí ít là concept. “Orange is new Black” cũng một phần xuất phát từ màu đồng phục màu cam của các tù nhân khi nó xuất hiện hàng loạt trên các runway đến từ các brands lớn trong giai đoạn từ các năm 2010s. Những concepts sử dụng Mugshot cũng như bối cảnh là nhà tù từng xuất hiện với DSquared, Rafsimons, Heron Preston.. Các bạn có thể theo dõi series của Netflix là “Orange is new Black” để hiểu thêm về vấn đề này.
Yếu tố thứ hai: Form dáng.
Nếu bạn nào coi trong Squid Game sẽ thấy quen thuộc với “Track suits” bao gồm hoodie, zip jacket đi kèm với quần track pants – màu sắc ton-sur-ton từng làm mưa làm gió một thời trong cộng đồng thời trang đường phố Việt Nam. Dĩ nhiên nó quen thuộc với những bboy, bgirl hay những người yêu thích văn hóa hiphop khi nó gắn liền với các sản phẩm sportwear. Những bộ đồ thể thao của các thương hiệu như Nike, puma và đặc biệt là adidas đã thống trị toàn thế giới vào những năm 2000s với sự phổ rộng không chỉ đường phố mà rất nhiều ngôi sao đình đám thời đó như J.Lo, Britney Spears, Paris Hilton. Mình cũng đã có bài viết rồi nên không cần nhắc lại về kiểu dáng này. Không có gì mới mẻ để mà các bạn hỏi mình cả.
Kiểu quần áo này cũng khá phổ biến trong hệ thống các nhà tù nhưng sẽ được tinh chỉnh hoặc biến thành các bộ “Jumpsuit” – áo liền quần đặc trưng. Nhưng có 1 chi tiết mà mình không rõ lắm trong Squid game có bám sát không (Theo trailer mình xem qua là có thấy chi tiết này hiện ra). Đó là trong các trang phục “Tù” – quần áo sẽ được may liền và kiểm soát chặt chẽ, tuyệt nhiên không có phần túi. Phần túi sẽ xảy ra nguy cơ phạm nhận giấu các dụng cụ nguy hiểm dành cho việc đào tẩu hay các hành vi đe dọa an ninh cho bạn tù hay quản ngục. Nếu Squid Game là 1 bộ phim nói về sinh tồn và theo concept Ban tổ chức – Ban thực hiện và lấy quần áo cảm hứng từ Prison “nên” không có túi. Vì logic hóa rằng các người chơi trong cuộc chiến sinh tồn sẽ không thể nào “Cheat” – “ăn gian” được nếu không có cơ hội tàng trữ các vật phục vụ cho mục đích đó. Nhưng đời thật là các sản phẩm đến từ đồng phục tù nhân gần như là không có sự xuất hiện của “Pocket” – “Túi”.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有75部Youtube影片,追蹤數超過11萬的網紅JUNJUN SQUARE,也在其Youtube影片中提到,SSENSE電商連結 (商品低至3折) - https://prf.hn/l/6qOdqWn 今天師丈又來開箱一年一度的衝動性購物,繼上次的鮭魚色短褲,這次他又買了什麼奇妙的東西呢?又有介紹什麼推薦給男性的高質感品牌呢?趕快來看看吧! *******************************...
「designer brands」的推薦目錄:
- 關於designer brands 在 Facebook 的最佳解答
- 關於designer brands 在 Facebook 的精選貼文
- 關於designer brands 在 Facebook 的最讚貼文
- 關於designer brands 在 JUNJUN SQUARE Youtube 的最佳解答
- 關於designer brands 在 馬天佑 Mayao Youtube 的最讚貼文
- 關於designer brands 在 Hak Me Youtube 的精選貼文
- 關於designer brands 在 THE BEST FASHION BRANDS FOR EVERY BUDGET 的評價
- 關於designer brands 在 Designer Brands Cosmetics - Home | Facebook 的評價
designer brands 在 Facebook 的精選貼文
THỜI TRANG HẠ CẤP, THỨ CẤP VÀ THƯỢNG CẤP. KHI NÀO VÒNG LUẨN QUẨN MỚI KẾT THÚC?
Tranh cãi là một điều luôn cần có trong một cộng đồng, một xã hội, Tranh cãi để chúng ta biết vấn đề nào đang hiện hữu, đang xảy ra để từ đó có thể giải quyết những nút thắt – để hiểu được là những người ngoài kia đang suy nghĩ gì Nhưng cuộc đời không như là mơ và mạng xã hội Việt Nam hiện tại không phải là một nơi “thích hợp” để các cuộc tranh cãi văn minh thể hiện ra.
Trong một cuộc tranh cãi gần đây ở cộng đồng thời trang chúng ta đã nảy ra những ý kiến vô cùng “căng thẳng”, vô cùng “Bóng tối” cũng như những định kiến về “Thời trang đường phố?”, “Thời trang cao cấp” và “Thời trang avant-garde?”. Thời trang đường phố đang phá hoại nền thời trang, liệu những người đang làm streetwear có phải là những người “hạ cấp” – liệu những người đang làm các loại thời trang thiết kế có phải là “Thượng đẳng” hay không?. Muôn vàn câu hỏi, muôn vàn suy nghĩ.
Nhưng, để mình giải thích. Mảng thời trang nào – hay rộng hơn là bất kì ngành nghề nào đều có mặt lợi, măt khuyết của nó cả. Và để giải quyết vấn đề đó, không chỉ là do may mắn hay nói suông mà thôi. Cho nên, mình mong các bạn khi tranh cãi một vấn đề gì thì hãy nhìn 1 bức tranh tổng thể để hiểu rõ hơn cũng như rút ra được bài học cho chúng ta.
“Streetwear brand dăm ba cái thương hiệu in hình, in áo”
Đúng, đa phần hiện tại những thương hiệu thời trang đường phố Việt Nam khai thác khá nhiều về mảng graphic items. Áo tee, hoodie, jacket vân vân và mây mây. Xét cho rộng thì không phải mỗi Việt Nam mà cả toàn thế giới có hàng trăm, hàng ngàn thương hiệu thời trang cũng làm những sản phẩm mang hình in như vậy mà có thành công nhất định/ nếu không nói là vượt ra sức tưởng tượng của chúng ta. Từ những năm 2014/2015 khi văn hóa đường phố bắt đầu tác động và ảnh hưởng tới nền công nghiệp thời trang thì việc sử dụng graphic chẳng là một thứ gì xa lạ. Stussy, Supreme, Palace, Off-white, Vetements.. rồi sau này là cả những thương hiệu “Thời trang lâu đời” như Gucci, Louis Vuitton, Dior, Balenciaga cũng nhảy vào cuộc chiến hình in này. Thế nên, đó là hơi thở của thời đại. Việc làm hình in không xấu, xấu là ở người làm – người thiết kế. Đúng không?
Các bạn nghĩ là làm hình in mà dễ à. Thế thì để mình kể cái mặt khó khi làm graphic fashion cho các bạn xem các thời trang này có “hạ cấp” không vì theo mình nó tốn khá là nhiều chất xám về măt kinh doanh trong thời điểm hiện tại đấy.
Lý luận “Làm hình in lên cái áo, cái quần rồi kêu là thời trang dễ òm”.
Nào để mình phân tích xem có dễ không nhé? Tất nhiên về tính thời trang thì không thể nào so bì được với các sản phẩm thiết kế được. Nhưng giá cả quyết định chất lượng và chất xám bỏ ra. Những graphic items các bạn thấy giá cả của chúng có rẻ hơn những sản phẩm thiết kế không? Rẻ hơn chứ, thế thì sao chúng ta đòi hỏi được điều gì.
Đúng là các streetwear brands tại Việt Nam đang phủ rộng rất nhiều lên thị trường trẻ - đặc biệt là lứa tuổi sinh năm 2000s trở lên. Giá cả không quá cao (So với mặt bằng chung), theo xu hướng, tiếp cận tốt, được mặc bởi thần tượng đã mang lại một khoản doanh thu không hề nhỏ cho các founders chú trọng tới các sản phẩm graphics. Về thiết kế hay chất liệu thì cũng dễ dàng kiếm ra giải pháp hơn so với các thương hiệu “Luxury”/”High-end” để đáp ứng nhu cầu sản xuất nhanh, sản xuất nhiều. Nhưng – 1 chữ nhưng rất to.
Có bao giờ các bạn nghĩ thị trường thời trang đường phố còn là 1 thị trường dễ thở nữa không? Không, ngay từ khi manh nha vào khoảng năm 2014-2015 cho tới nay – streetwear đã trở thành một trong những nơi mang tính cạnh tranh khốc liệt và đào thải bậc nhất của nền công nghiệp này.
In hình? Dễ - Dễ nên cho nên ai cũng làm được. Mà ai cũng làm được thì tính thuyết phục khách hàng dù là trẻ cũng trở nên khó khăn hơn. Khi mà quá nhiều lựa chọn được mang tới bên cung thì bên cầu sẽ trở nên “Tinh ý” và “Khó tính hơn”. Làm thời trang mà in hình giờ để người ta biết tới mình khó như cái cách mà các bạn bắt chuyện với crush lâu năm vậy.
Hình in phải độc đáo, phải đẹp, phải bắt trend – không được khơi khơi lấy nguồn từ Pinterest nữa mà phải thực sự “đầu tư thời gian và chất xám” vào hình in đó. Lung tung là bị “Tẩy chay trên diện rộng” đấy. Chưa kể là chất lượng in, in hình đơn giản thì chất liệu vải như thế nào/ giá cả hợp lí ra sao. In hình phức tạp thì có sắc nét hay không, có thể hiện hơn được độ phô trương của graphic hay không. Kĩ thuật in bắt đầu tăng tiến dần từ in nhiệt, in decal sang DTG các thứ. Những kĩ thuật khó như là in chung 1 graphic qua 2 tấm/2 mảnh tạo thành 1 khối thống nhất cũng được áp dụng vào (Các bạn đừng tưởng in là dễ nhé, in trong thời trang cũng là 1 thứ khó nhằn đó). Để mình lấy ví dụ đơn giản cho các bạn là mấy cái áo Marcelo Burlon một thời nổi đình nổi đám ấy, các bạn thấy vậy chứ in lên viền bo cổ - in lên cạnh tay áo (Trước và sau) để trông 1 khuôn đâu phải dễ đâu.
Rồi, chưa kể vì sản phẩm mang tính cạnh tranh cao hơn thì phải tạo được độ dày cho câu chuyện quần áo mang lại. Dù tích cực hay tiêu cực nhưng hiệu quả truyền thông/marketing/quảng cáo đến từ các streetwear local brand tới thị trường cũng ngày càng chuyên nghiệp và ngốn 1 đống tiền hơn. Bên cạnh đó để mang lại trải nghiệm “đa chiều” hơn cho khách hàng trẻ với các sản phẩm của mình – vì thực tế mà nói rằng, trải nghiệm và sử dụng các graphic items không tốn quá nhiều thời gian. Thì các streetwear brand phải đầu tư thêm trang trí cửa hàng, bài trí, concept store để tăng thêm tính cạnh tranh và độc nhất.
Một điểm đau đầu nữa là vì “Dễ làm” nên các hiện tượng bị copy, bị đạo nhái diễn ra là chuyện thường ngày ở huyện. Các founder streetwear hay làm sản phẩm hình in có đọc được bài này thì có bao giờ mọi người nhức đầu vì việc ở đâu đó trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada.. lại xuất hiện 1 thương hiệu nào đó nhái y chang sản phẩm của mình chưa. Hình in thì dở tệ, giá thì khoảng 100-200k. Ảnh hưởng không hề nhỏ đến hình ảnh thương hiệu. “Dễ bị làm nhái” là 1 trong những thứ mà chắc chắn các sản phẩm hình in luôn gặp nếu nó tạo được điểm nhấn trên thị trường.
Phải tạo ra điểm khác biệt, phải điều chỉnh giá cả cho phù hợp với thị trường, phải đầu tư đa chiều để làm “Dày” câu chuyện sản phẩm. Mình nghĩ đó là sự song hành cho với cái “Dễ” của việc làm thời trang hình in.
Có thể nó đơn giản về mặt thời trang – nhưng về mặt kinh tế, không hề đơn giản một chút nào.
OK – chuyển qua Thời trang Thiết kế, Thời trang cao cấp hay “Avant-garde”/ “Haute Couture” gì đó mình không biết. Để mình kể nỗi khổ của những founder các thương hiệu đó nhé.
Nói thẳng như thế này, không phải thương hiệu nào cũng thành công nhưng đa phần các brands mà mình biết đang găp vấn đề là “Có danh có tiếng nhưng không có miếng”. Sự cân bằng về tính thiết kế và tính doanh thu là một bài toán đau đầu cho tất cả những nhãn hàng thời trang – bất kể lớn nhỏ, ở Việt Nam hay ở nước ngoài.
Dĩ nhiên, khi có tính thiết kế thì chắc chắn nó không phải dành cho tất cả mọi người – mà là cho một phân khúc đặc biệt, cho một thị trường ngách. Nó lại quay trở lại bài toán kinh tế cho các nhà thiết kế thời trang dù không muốn cũng phải chơi vào “Fashion Business”. Bạn làm sản phẩm này cho ai, cho người nào mặc và họ - có – đủ - tiền – để - chi – trả - cho – sản – phẩm – bạn – thiết – kế - ra – hay- không. Không phải cứ khơi khơi làm gì thì làm, làm cho thỏa thích rồi không bán được. Đấy là mình gọi là làm vì đam mê, làm thỏa mãn cái tôi chứ không phải là vận hành 1 thương hiệu/ nhãn hàng thời trang.
Vì sản phẩm mang tính thiết kế nên chắc chắn phần nguyên liệu của nó cũng cầu kì và phức tạp hơn rất nhiều. Mà cái nguồn cung vải, chất liệu Việt Nam khó khăn như thế nào – giá cả như thế nào thì hẳn ai cũng đều biết cả. Không phải nào cũng sẵn có mà có cũng chưa chắc đáp ứng được đúng kì vọng của nhà thiết kế và đủ khả năng thể hiện hết tầm nhìn thời trang của họ. Điều này sẽ dẫn tới chi phí sản xuất, đội giá lên và thời gian sản xuất bị kéo dài ra cho nên câu chuyện là “Không thể sản xuất liên tục mà phải theo mùa” để bù đắp các khoảng trống đó.
Giá thành cao, thiết kế theo mùa và dành cho thị trường đặc biệt. Vậy thì so với các thương hiệu thời trang đường phố - các thương hiệu mang tính thiết kế lại phải “đau đầu” hơn trong việc duy trì sự kết nối với khách hàng trung thành và mở rộng thị phần tiềm năng của mình. Áp lực để tính thiết kế luôn độc đáo – vốn dĩ là thứ người ta theo đuổi, áp lực để tạo ra những collections thu hút, áp lực để tạo ra những thứ đẹp nhất luôn canh cánh bên mỗi fashion designer trước và hiện nay.
Trong khoảng thời gian trống (Dành cho việc nghiên cứu/thiết kế, tìm tòi, nguyên liệu, sản xuất..) thì dòng tiền của bạn sẽ đi về đâu. Ước tính ít nhất khoảng 3-5 tháng cho 1 collection, vậy với khoảng thời gian bạn không thể kiếm tiền đến từ thương hiệu – cash flow phải làm sao để xoay chuyển và đáp ứng được tiền sinh hoạt, tiền trả xưởng, tiền trả vải, tiền trả kho, tiền trả nhân công… Các bạn đừng đùa, dù là thời trang nhưng cái này vô cùng quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh của 1 thương hiệu.
Dĩ nhiên, nó sẽ đi kèm theo quả ngọt
Đó là Thương hiệu của bạn sẽ được nằm ở phân khúc cao hơn – riêng biệt hơn và luôn được đánh giá cao hơn bởi thị trường cao cấp, bởi những người nổi tiếng và những kênh truyền thông phổ biến. Đó là danh, là vọng. Đồ của bạn có thể xuất hiện trên bìa tạp chí này, bìa báo kia – được người nổi tiếng này mặc, người nổi tiếng kia mặc. Tên tuổi của bạn có thể được mời phỏng vấn, làm cảm hứng. Vì tính thiết kế là độc đáo nên các vấn đề về đạo nhái/ăn cắp sẽ ít xảy ra hơn.
Nhưng mình đảm bảo rằng chưa chắc các thương hiệu thiết kế có doanh thu hoặc độ phủ tới nhiều người bằng các thương hiệu đường phố và chưa chắc nhiều người có thể thấu hiểu đằng sau sự hào nhoáng kia là những nỗi khổ, những đêm mất ăn mất ngủ, những suy nghĩ trằn trọc cả đêm đâu.
Mỗi một mảng, một thị trường, một phân khúc thời trang đều có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Mỗi thứ đều mang lại cho những người sáng lập các giá trị khác nhau nhưng đi kèm là những hệ lụy không hề nhỏ. Thế nên cái nào là hạ cấp, trung cấp hay thượng cấp ư? Chẳng có cái nào cả. Chỉ có chúng ta tranh cãi nó thật là buồn cười mà thôi.
Cảm ơn mọi người đã đọc bài viết.
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
designer brands 在 Facebook 的最讚貼文
CÙNG NHAU CHIÊM NGƯỠNG KĨ THUẬT THỜI TRANG/IRIS VAN HERPEN/ YUIMA NAKAZATO HAUTE COUTURE.
(Nhân tiện thì nhiều bạn đang xem những bộ cánh tại Met-Gala vào hôm qua thì mình chia sẻ lại về 1 thương hiệu được chúng ta quan tâm )
Kĩ thuật thời trang của thế giới đương thời đã lên một tầm cao mới. Trong khi các local brands tranh cãi với nhau về việc in giống cái mạc áo, cái tag trong giống thương hiệu này, thương hiệu nọ thì ngành công nghiệp thời trang đã nhảy lên một bước mới. Khi chúng ta vẫn đang cùng nhau đưa xuống dưới cái giếng bằng CGI trong một bộ phim “chuyển thể” nào đấy, đổ nước bẩn vào cho cả làng uống thì ngoài kia – thế giới thời trang đã tiến một bước xa.
Sử dụng kĩ thuật hiện đại trong thời trang không có gì là lạ cả. Mình đã từng có bài viết về Massimo Osti – founder của Stone Island và C.P Company và cách mà ông già gân này chi rất nhiều tiền cho phòng lab nhằm nghiên cứu và đưa ra các chất liệu mới nhất, những kĩ thuật xử lí cao cấp và ứng dụng được trên thời trang. Nhưng, nếu theo quan điểm cá nhân – dựa vào những gì Stone Island và C.P đã đang và tiếp tục làm. Tính đa dụng vẫn còn, có nghĩa là quần áo của họ vẫn có thể mặc được bởi nhiều người – trong cùng một điều kiện thời tiết và tính “kén chọn” vẫn còn không cao.
Haute Couture hay thời trang cao cấp – dù mình thiên về sự đa dụng và thoải mái của thời trang nhưng vốn dĩ cái từ “Haute Couture” này không dành cho mình rồi. Cái đẳng cấp truyền thống của Haute Couture vốn dĩ đặt ở level rất cao – cao từ ngày xưa khi mà nó được thiết lập bởi tầng lớp thượng lưu và những người sáng tạo ra nền công nghiệp cao cấp này. Cho nên nếu một thương hiệu nào nổi tiếng mà ra một collection/bộ sưu tập có chữ “Haute Couture” hoặc “Couture” thì sản phẩm trong đó phải tương xứng với danh xưng đó. Chứ không phải như ở đất nước chúng ta, in được cái áo – làm ba cái patch xong để lên chữ “Haute Couture” đâu, lòa được trẻ con chứ người lớn nhìn vào – quê lắm các bạn ạ. Mình nói thật đấy!.
Đối tượng mà Haute Couture nhắm tới và tại sao những bộ đồ gắn liền với chữ trên thường mắc vì đơn giản nó mang tính độc nhất và sự cầu kì trong sản phẩm là không dành cho tất cả mọi người. Nó chỉ dành cho những người có tiền và gu thời trang thuộc loại tầng trên của chúng ta. Có những thương hiệu khó tính đến mức để giữ gìn cho hình ảnh brands name của họ, không phải có tiền là mua được mà người bán đã được training kĩ lưỡng và thấm nhuần tư tưởng của thương hiệu – Họ chọn khách chứ không phải khách chọn họ (Có vài brands như thế đấy nếu các bạn biết). Và câu chuyện của Iris Van Herpen hay Yuima Nakazato cũng tương đồng như thế. Các thiết kế trong bộ Xuân/Hè 2021 là các design chỉ phù hợp với một số khách hàng cụ thể, những celebs nổi tiếng và đồ này khi họ mặc trên người – sẽ tôn vinh dáng họ và mang cho họ những trầm trồ khi xuất hiện trước người khác, trước công chúng, trong thảm đỏ hay bất kỳ sự kiện nào.
Lại nói về công nghệ – bạn sẽ nghĩ rằng công nghệ ứng dụng trong thời trang chắc chỉ dừng lại ở việc mấy cái auto-lace của đôi giày, mấy cái reflection óng a óng ánh hay chất liệu chống đạn. Đó đã là chuyện quá khứ – cùng với các kĩ thuật tiên tiến, xử lí chất liệu và biến “Những thứ không thể thành có thể” đã biến những ý tưởng điên rồ của các fashion designer thành hiện thực. Thứ mà ngày xưa không có đó chính là công nghệ. Ngày xưa dù một người nào có trí tưởng tượng bay xa đi nữa, tốt đi nữa cũng không phải là 100% ideas của họ cũng trở thành hiện thực trên bề mặt vải được. Có thể lấy 1 ví dụ tương đồng mà các bạn dễ hiểu hơn đó là đạo diễn nổi tiếng James Cameron với bộ phim huyền thoại “Avatar”. Ý tưởng của Avatar đã được ông lên đó trước khoảng 10 năm, nhưng không thực hiện vì kĩ thuật 3D và VFX lúc đó không đảm bảo cho việc hiện thực nó. Và chỉ khi mọi thứ đáp ứng được, Cameron mới cho tiến hành bộ phim 3D đầu tiên Avatar.
Tương tự với quần áo, có những designs mà không chất liệu nào có thể chịu được hay có đủ độ cứng/mềm để dựng form của thiết kế đó. Nếu founders fashion brands nào ở Việt Nam có đọc bài này hẳn sẽ hiểu được vấn đề mà mình đang nói. Sự cản trở về khả năng chất liệu sẽ đồng nghĩa với việc các fashion designer phải tối giản lại ideas có họ. Và thế là “Không đã”.
Iris Van Herpen và Yuima Nakazato Spring summer 2021 đã cho chúng ta – hoặc chí ít là mình – phải há hốc mồm về vẻ đẹp mà thời trang của họ mang lại. Nhìn hình các bạn có thể thấy đấy. Và đó chính là đỉnh cao của công nghệ trong thời trang Haute Couture thời đại mới.
I.V.H sử dụng công nghệ in 3D trình mắt người xem với sự hợp tác cùng Parley (Nếu bạn nào fan adidas cũng biết bộ ultraboost mà hãng này hợp tác cùng) sử dụng loại vải độc quyền mang tên là Oceans Oceans Plastic Fabric được làm từ các mảnh vụn của chất thải trên biển (Thường là nhựa). Để cân bằng việc khách hàng Haute Couture nếu không mang lại chất lượng quý tộc cao cấp bậc nhất thì phải chiều lòng họ bằng chiêu bài mang tên “Sustainable Fashion”. Nhưng nó lại toàn hợp lí trong dịch bệnh và khí hậu Trái Đất đang thay đổi mạnh mẽ, khách hàng bây giờ đã nhận thức được việc sử dụng chất liệu hữu cơ cao cấp và chất liệu tái chế cũng nằm ở việc nhà thiết kế và thương hiệu sản xuất như thế nào. Iris Van Herpen muốn dạy dỗ và thay đổi tư duy của khách hàng họ về việc sử dụng recycle material. Collection lần này lấy rất nhiều cảm hứng về sự sinh tồn trên Trái Đất (Nên các bạn có thể thấy sự tương đồng với màu sắc – màu của Earth). Nấm bào tử – sinh vật đơn bào – sinh vật hữu cơ hoặc có thể bạn có thấy giống với sứa không. Nó là những tiền nhân của sự tiến hóa và I.V.H đã thể hiện nó trên sản phẩm của mình với độ chi tiết đến kinh ngạc mà mình vẫn không hiểu sao những đường cong, những nhánh vải lại có thể làm được. À – đó là kĩ thuật của công nghệ và chất liệu.
Lại nói về Yuima Nakazato, kĩ thuật lại ở việc mà mình không hiểu lắm – chỉ biết là nó ngầu và hẳn là cực kì khó. Theo nguyên bản là công nghệ xử lí kỹ thuật số độc quyền (Biosmocking) để tổng hợp 1 dạng chất liệu protein (Brewed protein) cho phép designer tạo ra các hình dạng ba chiều trong chất liệu và từ đó có một độ thể hiện chi tiết vật lí mà mình không thể nào tưởng tượng được sao con người có thể làm được như thế. Các bạn có thể xem clip giải thích ở đây nhé :
https://youtu.be/eSfcSOgKE7I. (Ảo ma lắm huhu)
Bên cạnh đó, Yuima Nakazato còn mời Lauren Wasser – một người phụ nữ bị mất hai chân để cùng với công nghệ, thời trang phù phép Lauren thành Muse của mình. Vâng, đúng vậy – cái chân giả mà model đứng trên cũng được làm tỉ mỉ và công phu để thể hiện tinh thần thời trang của Yuima.
Khi xem hai bộ hình trên và runway của Iris Van Herpen – mình chỉ biết trầm trồ và ngạc nhiên. Mặc dù mình rất ủng hộ local brands và không ngừng kêu gọi mọi người, nhưng tầm của thời trang quốc tế – đặc biệt là nhánh haute couture, đã vượt qua sự tưởng tượng về khả năng của con người trong mình. Có lẽ chúng ta nên bớt tranh bua mấy cái vấn đề cỏn con để cùng nghiên cứu xem chúng ta có thể làm được gì với fashion Việt?
Ủng hộ mình tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
designer brands 在 JUNJUN SQUARE Youtube 的最佳解答
SSENSE電商連結 (商品低至3折) - https://prf.hn/l/6qOdqWn
今天師丈又來開箱一年一度的衝動性購物,繼上次的鮭魚色短褲,這次他又買了什麼奇妙的東西呢?又有介紹什麼推薦給男性的高質感品牌呢?趕快來看看吧!
**************************************************************
Jun Jun 的電商連結: http://www.junjunsquare.com
Andata X JunJun Square 11+1色 植物色眼影盤:https://bit.ly/3qkBxqI
Where To Find Me
Instagram: https://www.instagram.com/junjunsquare/
Blog: http://junjunsquare.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/junjunsquare/
Contact:junjunsquare@gmail.com
**************************************************************
JunJun 所使用的精品內膽包 Samorga
Samorga 官網連結:https://samorga.com/
*使用Jun Jun 折扣碼: JUNJUN20OFF
購買可以享有20%off的優惠
我們影片使用的背景音樂(BGM)
Epidemic Sound / 註冊連結 (30天免費試用)
http://share.epidemicsound.com/JUNJUN
**************************************************************
Jun Jun 和Chi Chi 開了一個新的頻道是關於我們旅行,生活上的點點滴滴的。
有興趣的朋友們也可以去訂閱唷!
Chi & Jun Channel連結在此:
https://www.youtube.com/chijun
#Shoppinghaul#SSENSE#精品開箱
designer brands 在 馬天佑 Mayao Youtube 的最讚貼文
今次giveaway呢個六折promo code
喺想俾大家試下小顏術定位
加埋型男Jackson親身上陣幫你小顏術定位❤️
名額20位✨
先DM先得~
睇完片快啲去Follow + DM Jackson啦!!!
Jackson's Instagram @jw_alien
-----
加入 愛馬士同學會 成為我的初級同學&榮譽班長?
https://www.youtube.com/channel/UCwVVbyZZS3lyg3dUM4yRC-A/join
-----
過嚟我 IG say個 hi 啦 @Mayaoo ❤️
http://instagram.com/mayaoo
買野想要Discount? 入嚟我個 Telegram啦 !
https://t.me/mayao_ma
-----
[改造系列]
▶️【改造Youtuber】文靜氣質女生能夠駕馭歐美風搭配嗎?! 人氣Youtuber Dora十分鐘駁髮大變身! 皮褸穿搭
https://www.youtube.com/watch?v=7mv2lmzwNQA&t=184s
▶️【還原靚靚拳】基情四射周漢寧,要MAN返次喇!放棄學業做演員?
https://youtu.be/2YkQL2fKcfk
▶️[還原靚靚拳] 原宿風馬志威曾國祥 與K11 造型師一起改造”HEHE”舞蹈藝術家男友
https://www.youtube.com/watch?v=xkdV1Lp3T9o
-----
[0號實驗室]
▶️【0號實驗室#10】問題天天都多 with 歐倩怡Cindy
https://www.youtube.com/watch?v=37v5hHUZpSk
▶️【#12】一不小心 (0號實驗室 mix) with 張新悅Nicola
https://www.youtube.com/watch?v=6TXecKG1_pw
-----
[馬馬音樂]
▶️Mayao 馬天佑 《超過些》Official Music Video
https://youtu.be/mDghlLbVVxc
▶️Mayao 馬天佑 《大妄想家》Official Music Video
https://youtu.be/FCooHB7FjIM
▶️馬天佑 Mayao / 鹿角少年 (Official Music Video)
https://youtu.be/UgHZngvDnq4
-----
[Other Video]
▶️走入IFC名店購入最便宜單品! 跟馬老師做購物狂?荷包大出血?揀份平得嚟又唔失禮的情人節禮物
https://www.youtube.com/watch?v=bHpBqltezyA
▶️[還原靚靚拳] 國際巨星篇✨與Jessica連線扮靚靚?
https://youtu.be/WuUT3JsUi9M
▶️[試晒上咀]痴線爆靚唇膏系列??空氣絲霧唇釉全試色? 搽完即刻變高文英?? 螢光橙色效果如何??|推薦+試色
https://youtu.be/82HjcIynH_M
-----
?Please like the video and leave a message if you enjoyed it
?Instagram: http://instagram.com/mayaoo
?Facebook: http://www.facebook.com/mayaomatinyau/
?Weibo: http://www.weibo.com/mayao617
?Email: mayao@fameglory.hk
?Telegram: https://t.me/mayao_ma
?TikTok: https://vt.tiktok.com/j1uugj/
------
To brands:
If you are looking for a collaboration or wanted me to review products, here is the detail.
mayao@fameglory.hk
8/F C Wisdom Centre,
37 Hollywood Road, Central
香港荷李活道37號八樓
#記得訂閱並開啟小鈴噹 #還原靚靚拳
designer brands 在 Hak Me Youtube 的精選貼文
#手袋分享 #vanitycase #包包分享
Follow Me:-
? My Instagram: @iamhakme
? Blog: www.hakmebeauty.com
? MeWe: https://mewe.com/p/iamhakme
? My Facebook: www.facebook.com/hakmebeauty
Products Featured:-
⭐️ Chanel Vanity Case
⭐️ Dior Vanity Case
⭐️ Louis Vuitton Vanity Case
Follow Hakme Beauty:-
?黑咪店地址: https://www.hakmebeauty.com/store-locations/
?黑咪店路線圖: http://bit.ly/2W3pUZr
?黑咪店Online: https://shop.hakmebeauty.com
?黑咪店Instagram: @hakmebeauty
?黑咪店MeWe: https://mewe.com/p/hakmebeauty
?黑咪店Facebook Page: https://www.facebook.com/hakmebeautyltd/
************************************************************************************
Disclaimer: This video is created and edited by my editor. All the content are my own thoughts. As always, all opinions are based on my experience and honesty. Products are either purchased by me or for those which are sent by PR are marked with an “*”. For any collaboration with brands which involves monetary payment, “Ad” will be in the video so that you are aware of the collaboration. Some of the links used above might be affiliate links and please be aware that I will earn a % of commission if you decide to buy through the affiliate links.
designer brands 在 Designer Brands Cosmetics - Home | Facebook 的美食出口停車場
Designer Brands Cosmetics. 41902 likes · 132 talking about this. Designer Quality Cosmetics at Affordable Prices! Certified Cruelty-Free and Vegan. ... <看更多>
designer brands 在 THE BEST FASHION BRANDS FOR EVERY BUDGET 的美食出口停車場
In this video, I'm going to go through my favourite well-known fashion brands at every price point. I'll separate the brands into different ... ... <看更多>