[#HannahEdapplytips] 06 TIPS NÂNG CAO KỸ NĂNG VIẾT KHI APPLY HỌC BỔNG TIẾN SỸ
Nghĩ đi nghĩ lại, chị thấy suốt quá trình đi học và đi làm, kĩ năng viết đóng vai trò gần như thiết yếu, chỉ sau phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu. Viết email liên lạc với đồng nghiệp. Viết văn bản hành chánh. Viết đề cương nghiên cứu. Viết báo cáo định kì. Và, quan trọng nhất là viết bài báo khoa học. Tất cả đều đòi hỏi kĩ năng viết bằng tiếng Anh. Đôi lúc chúng mình đọc qua bài viết của bạn bè hay của chính bản thân cũng thấy rất khó hiểu và dài dòng, nhưng đọc bài viết của các thầy cô giáo, anh chị - đặc biệt là của những người đã từng đi du học về thì thường đơn giản và dễ hiểu? Vì sao kĩ năng viết là một trong những yếu kém nhất của 'phe ta' và làm thế nào để khắc phục được tình trạng này. Chúng mình cùng chị đọc một bài chia sẻ rất hay của một bác giáo sư tại Úc và 06 tips để nâng cao kỹ năng này nhé.
Vào link bài viết để đọc được cả ví dụ chi tiết trong từng Tips nha: https://hannahed.co/hannahedapplytips-06-tips-nang-cao-ky-nang-viet-khi-apply-hoc-bong/
Nhiều khi chúng ta làm rất đạt, nhưng viết ra những gì chúng ta làm không tốt thì người ta xem như chúng ta làm chưa đạt. Do đó, thầy Tuấn thường hay trích câu nói của Francis Darwin mà tôi thấy rất chí lí rằng "In science the credit goes to the man who convinces the world, not the man to whom the idea first occurs" (trong khoa học, công trạng thuộc về người thuyết phục thế giới, chứ không thuộc về người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng). Viết do đó là một hình thức để chuyển tải những gì chúng ta làm đến mọi người.
1. “Writing is thinking on paper”
Thay vì suy nghĩ trong đầu, chúng ta viết xuống trên giấy (hay màn ảnh máy tính). Điều này có nghĩa là nếu một người suy nghĩ logic, thì văn chương của người đó sẽ thể hiện qua tính khúc chiết và “đầu đuôi”. Nếu một người suy nghĩ mù mờ, suy nghĩ lan man, linh tinh, thì câu văn của người đó sẽ thiếu tính logic và khó theo dõi (ví dụ như câu này [1]). Nói cách khác, chỉ qua văn chương và cách viết, chúng ta có thể biết tác giả suy nghĩ ra sao và suy nghĩ như thế nào.
Lại có những cách viết lơ lửng, làm như là 'cao siêu' lắm, hay cách viết 'ai muốn hiểu sao thì hiểu'. Thật ra, đó là những cách viết ... thất bại, vì người viết chưa suy nghĩ đến nơi đến chốn.
2. Viết văn = nấu canh chua!
Nấu canh chua là một khoa học và cũng là một nghệ thuật. Để nấu một nồi canh chua người thợ nấu phải có một kế hoạch hoàn chỉnh, với những công đoạn theo trình tự có sẵn, gần như lưu truyền từ đời này sang đời khác. Khởi đầu là phải xác định nồi canh cho mấy người ăn, họ là ai, hay nói theo ngôn ngữ đời nay là nghĩ đến "đối tượng". Sau đối tượng là nguyên liệu. Người thợ nấu phải chọn nguyên liệu có phẩm chất tốt, từ con cá, cà chua, bạc hà, giá, khóm, đến rau thơm. Người nấu còn phải nghĩ đến loại nguyên liệu gây chua (me hay gì đó), nước soup loại gì để "đi chung" với những nguyên liệu đó. Sau cùng là khi dọn ra, tô canh chua phải có thêm chút mỡ tỏi chiên để cho có cái vị. Nhất định phải có vài miếng ớt màu đỏ. Trong quá trình chế biến, người thợ phải liên tục nêm nếm, thêm cái này, bớt cái kia, cho đến khi nồi canh hoàn hảo. Kết quả là một tô canh chua, đủ màu sắc (xanh, đỏ, trắng, vàng), hoà quyện giữa âm và dương, cộng thêm nước mắm trong nữa, thì thực khách có một món ăn không chỉ độc đáo mà còn lành mạnh.
Viết văn khoa học cũng giống như nấu canh. Trước hết, người viết cần phải xác định mình viết cho ai đọc, người trong ngành hay người ngoài ngành, viết cho tập san trong "bộ lạc" hay tập san "biển lớn". Xác định đối tượng giúp người viết chọn cách hành văn và chọn thuật ngữ sao cho phù hợp. Chẳng hạn như viết cho người trong ngành, cùng "bộ lạc" (ví dụ như viết cho người trong ngành tim mạch), thì có lẽ người viết không cần phải giải thích những khái niệm cơ bản, không cần phải nói tầm quan trọng của bệnh lí ra sao, vì nói như thế rất dễ bị hiểu lầm là lên lớp. Nhưng nếu viết cho người ngoài ngành, thì có thể cần cung cấp một định nghĩa ngắn về bệnh lí, và nói tầm quan trọng của bệnh ra sao. Do đó, xác định độc giả cũng giống như xác định thực khách của nồi canh chua.
3. Lên kịch bản
Sau khi xác định đối tượng là dàn bài. Đây là bước quan trọng, vì bước này quyết định cái khung của bài báo. Dàn bài ở đây hiểu theo nghĩa là lên kịch bản cho bài báo hay một phần của bài báo. Điều rất quan trọng là dàn bài phải nhắm đến mục tiêu của nghiên cứu. Chẳng hạn như mục tiêu nghiên cứu là xây dựng hồ sơ gen (genetic profiling) để tiên lượng loãng xương, tác giả phải nghĩ cách lên kịch bản trong phần dẫn nhập sao cho cuối cùng độc giả thấy mục tiêu xây dựng hồ sơ gen là cần thiết. Để chỉ ra mục tiêu là cần thiết, tác giả phải nói cho độc giả biết tầm quan trọng của vấn đề, những nghiên cứu trong quá khứ về vấn đề ra sao, khoảng trống tri thức là gì, và sau cùng là mục tiêu. Có lẽ tác giả nghĩ đến một kịch bản như sau:
1. Loãng xương là bệnh quan trọng vì nhiều người mắc;
2. Nhưng vì bệnh lí diễn ra một cách âm thầm, nên cần phải nhận dạng người có nguy cơ cao (trước khi quá muộn);
3. Mà nguy cơ của bệnh thì chịu nhiều tác động, từ yếu tố lâm sàng đến di truyền;
4. Đã có nhiều nghiên cứu về di truyền và đã phát hiện nhiều gen, nhưng ảnh hưởng của mỗi gen còn thấp. Có cách nào hay hơn để sử dụng thông tin gen cho tiên lượng bệnh? (Ở đây tác giả phải đang nghĩ đến khoảng trống tri thức).
5. Ah, có vài cách sử dụng gen, và một trong những cách đó là xây dựng hồ sơ gen, tổng hợp thông tin từ nhiều gen và tạo ra "chữ kí gen" cho mỗi cá nhân. Giả thuyết là chữ kí này sẽ giúp tiên lượng bệnh tốt hơn. Sau đó là phát biểu mục tiêu của nghiên cứu.
Chú ý là các ý tưởng trên được dàn xếp theo logic đường thẳng, từ A --> B, B -->, v.v. Như vậy, sau khi lên kịch bản như thế (có lẽ trên bàn cà phê!) phần dẫn nhập có lẽ sẽ có 5 đoạn văn, vì mỗi đoạn văn chỉ nói lên 1 ý tưởng.
4. Tìm chất liệu và viết
Bước kế tiếp là tìm chất liệu (tức là data -- dữ liệu) cho mỗi ý hay mỗi đoạn văn. Chẳng hạn như trong đoạn văn đầu về tầm quan trọng của bệnh, tác giả cần phải nghĩ mình viết gì để nói lên cái ý đó. Người có kinh nghiệm có thể sẽ viết về qui mô của bệnh trong cộng đồng; về ảnh hưởng của bệnh đến tử vong hay các biến chứng; về chi phí điều trị và do đó gánh nặng kinh tế cho cá nhân; về chất lượng cuộc sống. Sau khi đã biết mình viết gì, tác giả phải tìm trong y văn các dữ liệu cần thiết để nói lên các điểm vừa kể. Giả dụ như sau khi đã có dữ liệu, tác giả phải nghĩ đến cách viết. Cách viết một đoạn văn như chúng ta đã bàn là gồm 3 phần: câu văn chủ đề, các câu văn yểm trợ, và câu văn nhấn mạnh.
5. "Nêm nếm" (chỉnh sửa)
Cứ mỗi lần viết xong một đoạn văn, tác giả cần phải đọc lại và đọc lại và đọc lại. Qui trình này cũng giống như người thợ nấu sau khi đã cho nguyên liệu vào nồi canh, họ phải liên tục nêm nếm, thêm đường, bớt muối, thêm nước, v.v. cho đến khi nồi canh đậm đà. Viết văn khoa học cũng y như thế, sau khi viết xong một đoạn văn, tác giả cần phải đọc lại nhiều lần và chỉnh sửa. Có 5 câu hỏi tác giả cần phải tự đặt ra là:
• các câu văn đã nói lên cái ý chưa?
• có câu hay chữ nào thừa?
• có chữ nào khó hiểu không?
• có câu nào cấu trúc sai văn phạm không?
• cái tone của các câu văn có ổn chưa?
6. Công thức IDEA
Viết văn là một nghệ thuật, nhưng viết văn khoa học lại là một khoa học. Nghệ thuật là tìm chữ cho đúng và hay, là viết câu văn sao cho chỉnh chu và đọc lên nghe thấy cái 'tone'. Khoa học là phải có công thức viết văn. Công thức của tôi có tên là I D E A:
• Trước khi viết một đoạn văn, chúng ta cần phải có ý tưởng mình muốn chuyển tải ý gì. Mỗi đoạn văn chỉ có 1 ý tưởng — không hơn.
• Sau khi có ý tưởng, chúng ta tìm dữ liệu để yểm trợ cho ý tưởng đó. Tìm nhiều dữ liệu chứ không phải chỉ một. Dữ liệu ở đây phải hiểu là số liệu, hình ảnh, văn bản, kết quả nghiên cứu.
• Sau khi đã có dữ liệu, chúng ta dùng kĩ năng để viết. Kĩ năng tiếng Anh ở đây bao gồm văn phạm, cấu trúc câu văn, chọn chữ hợp lí và chính xác.
• Sau khi đã viết xong một đoạn văn, bước kế tiếp (và sau cùng) là “nêm nếm” đoạn văn đó. Hãy tự hỏi: có chữ nào thừa? Câu văn đã chỉnh chu chưa? Đoạn văn đọc lên có ‘trơn tru’?
Thời đại ngày nay, chúng mình có thể dùng các phương tiện online để chọn chữ và chọn cách viết sao cho 'êm'. Chị thấy thấy cái cơ sở dữ liệu "Corpus of Contemporary American English" rất có ích vì nó cho phép các bạn chọn và dùng chữ chính xác:
https://corpus.byu.edu/coca/
- Nguồn bài viết: Thầy Nguyễn Tuấn
<3 Like và share nếu các em thấy thông tin có ích nhé <3
#HannahEd #duhoc #hocbong #sanhocbong #scholarshipforVietnamesestudent #CV #resume #job #scholarship
「corpus of contemporary american english」的推薦目錄:
- 關於corpus of contemporary american english 在 Scholarship for Vietnamese students Facebook 的精選貼文
- 關於corpus of contemporary american english 在 翻譯這檔事 Facebook 的精選貼文
- 關於corpus of contemporary american english 在 強尼金口筆譯教學日記 Facebook 的最佳解答
- 關於corpus of contemporary american english 在 Pin on 1902 - Pinterest 的評價
corpus of contemporary american english 在 翻譯這檔事 Facebook 的精選貼文
台灣的基礎英語教育,到今天,官方出題老師這些所謂權威還搞不清「so」這個字當作對等連接詞(coordinating conjunction; coordinator)早已是標準英語用法(無需加and變成「, and so...」),頻率甚至超過「, and so...」(根據Cambridge Grammar of the English Language說法),至今測驗中心還用閉門造車的思維想出一套說辭來駁斥常見、沒問題的英語用法,真的令人爲被誤導的可憐學生感到悲哀。
官方維持原答案(A)and的理由:
//1. 此題後半句 finally 的用法,通常意指某件事在歷經某些耽擱或困難的狀況後達成。如:There were no taxis and we finally got home at 2 pm. 其搭配的連接詞通常為 and(請參照劍橋 English Grammar Today 及語料庫 Corpus of Contemporary American English, COCA)。此題前半句語意並無任何暗示困難的情境(例如:之前一直借不到書,所以到今天才借到),使用 so 當作表示結果的連接詞並不恰當。
真正理由是這些人偷懶,只參考了COCA這個總量不算大的語料庫,就以爲該語料庫沒有記錄的用法就是不對的。這邏輯多麼可笑。Google這東西有聽過嗎?
//2. 連接詞 so 在文法上承接二個子句,說明其因果關係,如:I got here late. It was a long journey, so I’m really tired now.(請參照劍橋 English Grammar Today)。然本題前半句 I’ve wanted to read The Diary of a Young Girl for months 表達好幾個月來一直想看書,僅能解釋為動機,當作原因解釋過於模糊籠統,無法明確直接與「今天終於」借書的語意連結(為什麼是「今天」,而不是「其他日子」借書?)。
只是動機,所以籠統,所以so不對?隨便Google一下「, so I finally」就可以發現(類)連接詞「so」可以和finally一起用,前面可以不接and,前一句的原因、動機,可大可小,英語母語的作家這樣用,你們卻用自己非英語母語的腦袋胡思亂想。
//3. 此題使用 and 當連接詞,單純用來陳述事情先後,即一直想看,然後今天終於借了書,以 finally 一詞表達今天總算去借了的欣慰語氣,整體情境完整清楚,是本題的最佳答案。
「最佳」答案,不等於唯一正確答案。何況這個「最佳」又是你們主觀的認定。
//4. 此題考生除了需要知道最常見的連接詞用法,也需一併了解 finally 的語意,方能作答。
一樣,請Google一下「so I finally」,就知道「so」和「finally」完全不衝突。
//5. 承上,本題維持原公佈答案(A)。
---
蘇正隆先生以下這篇文,我100%贊同他的觀點!
評2018國中教育會考英語科考題 蘇正隆
//台灣多年來考試領導教學,會考英文考題往往成為國內英文教學的重要材料,社會大眾很難判斷裡面的英文是否都是地道的講法。
//……我們曾評析過會考、指考、學測、基測、科技校院英文考題,都發現試題中存在許多不地道的英文句子及用法。
//……就今年考題中表達不符英文習慣之處提出修正意見,並以Google搜尋的數據作客觀對比。如果一個短語Google搜尋不到,大概母語人士平常不會這麼用,就不要去學,更不要拿來教。相對的,我們建議的說法若可以找到很多例子,就表示這才是地道的說法,值得模仿學習。
//英文不是我們的母語,要寫出地道的英文就很不容易,更何況出英文試題?會考英文考題命題單位應該至少要請幾位英語母語人士審查過,或者使用驗證過的題庫,否則永遠會有上述這類問題。
//入學英文考試命題不應由國人自己來,應聘請英語為母語的測驗專家參與,或委由國外測驗機構命題,才是根本解決之道。
//在台灣,……幾十年來大家學到一些似是而非的英文自己並不自覺。
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=511554905913337&id=100011764962687
corpus of contemporary american english 在 強尼金口筆譯教學日記 Facebook 的最佳解答
Corpus of Contemporary American English
(COCA 美國現代英文語料庫)
超棒的英文語料庫! 快來用阿!
corpus of contemporary american english 在 Pin on 1902 - Pinterest 的美食出口停車場
English Corpora: most widely used online corpora. Billions of words of data: free online access. Corpus of Contemporary American English (COCA): check here ... ... <看更多>