ĐỪNG BAO GIỜ ĐẦU HÀNG SỐ PHẬN
Người đứng cạnh Donal Trump ý. Tên ông ấy là Sylvester Stallone – một trong những ngôi sao điện ảnh Mỹ nổi tiếng và thành công bậc nhất từ trước đến giờ. Nhắc tới Sylvester Stallone bạn hãy liên tưởng đến Series phim Rocky 1,2,3,4 và Rambo... Nhưng khoan hãy xem phim hãy nghe kể về những ngày xa xôi ấy, khi Stallone chỉ là một diễn viên vô danh, vật lộn với những vai diễn nhỏ và thường xuyên bị từ chối trong các buổi thử vai.
Cuộc sống của ông có lúc ở đỉnh điểm của sự cùng cực khi bị trục xuất khỏi nhà thuê vì không có tiền, phải lang thang trên đường phố. Khi không còn 1 xu dính túi để mua đồ ăn, vất vưởng 3 ngày liền tại trạm xe buýt, ông đã phải nén nỗi đau để bán đi chú chó của mình – người bạn đồng hành mà ông vô cùng yêu quý chỉ bởi không còn gì cho nó ăn.
Ông bán cho 1 người lạ gần 1 quán rượu với giá chỉ $25. Ông kể rằng khi ông trao người bạn đó vào tay người lạ, ông đã bước đi và nước mắt dàn dụa.
Hai tuần sau đó,Stallone vô tình xem được trận quyền Anh giữa 2 võ sĩ Mohammed Ali và Chuck Wepner, trận đấu này là tác nhân thay đổi cuộc đời ông từ đó. Kịch tích của trận đấu đã truyền cảm hứng cho Stallone viết nên kịch bản phim sau này vô cùng nổi tiếng, ROCKY.
Ông hoàn thành kịch bản sau 20 giờ liên tục viết, dòng chữ tuôn trào đầy cảm xúc. Ông đem chào bán ROCKY và nhận được phản hồi từ 1 nhà làm phim đồng ý với mức giá $125.000 cho kịch bản 20 giờ viết đó. Nhưng Stallone kèm 1 yêu cầu khi bán: ông sẽ đóng vai chính trong bộ phim đó! Vâng, không ai khác, mà là chính ông – một diễn viên nhỏ vô danh bấy giờ, sẽ là vai chính trong bộ phim do chính ông viết. Và tất nhiên, nhà làm phim hoàn toàn không đồng ý, họ muốn 1 diễn viên thực thụ - một ngôi sao gạo cội bấy giờ chứ không phải “một gương mặt không tên tuổi với biểu cảm thiếu tự nhiên và giọng nói nực cười” – họ trả lời. (Những biến chứng mà mẹ ông gặp phải khi sinh hạ khiến cho phần trái cơ mặt của Stallone – bao gồm một phần môi, cằm và lưỡi – vĩnh viễn bị liệt. Đó là lý do tại sao khán giả thường thấy gương mặt ông có vẻ thiếu tự nhiên khi diễn và có cách nói với chiếc môi trễ xuống đặc trưng)
Và Stallone nhận lại kịch bản, ra về.
Một vài tuần sau, nhà làm phim gọi lại cho ông, họ nâng mức giá lên $250.000 – ông lại một lần nữa từ chối con số khổng lồ đó. Họ tiếp tục nâng giá lên $350.000. Ông TIẾP TỤC từ chối. Họ muốn kịch bản của ông, còn ông lại chỉ muốn mình là vai chính trong phim. Ông từ chối tiền khi tiền ở thời điểm đó là thứ ông thiếu, là nguyên nhân cho những bi kịch liên tiếp bấy giờ của ông. Tất cả nhờ một niềm tin bất tận và ước mơ cháy bỏng.
Cuối cùng, nhà làm phim nhượng bộ, họ đồng ý cho ông thủ vai chính với mức giá trả cho kịch bản phim giảm xuống còn $35.000.
Những ngày tháng sau đó làm nên huyền thoại!
Bản thân ông lao vào tập luyện không ngừng nghỉ trong khoảng nửa năm để có vóc dáng như một võ sĩ quyền Anh thực thụ. Đôi chân mỏi rã rời do tập chạy, những đốt ngón tay sưng vù do tập đấm... tất cả những đau đớn đó đều được Stallone chấp nhận hy sinh, VÌ MỘT ROCKY.
Bộ phim sau đó trở thành hiện tượng phòng vé, thu về tới 225 triệu USD trên toàn cầu và trở thành bộ phim ăn khách nhất năm 1976. Không chỉ thành công rực rỡ về mặt thương mại, tác phẩm này còn được đề cử 10 giải Oscar và chiến thắng ba giải (bao gồm cả “Phim hay nhất”). Nhân vật Rocky trở thành một biểu tượng văn hóa, một tấm gương về sự vươn lên và sau này còn được dựng tượng tại thành phố Philadelphia. Sylvester Stallone trở thành người đầu tiên kể từ hai huyền thoại Charlie Chaplin và Orson Welles được đề cử Oscar cho “Nam diễn viên chính” lẫn “Biên kịch”.
Và bạn biết điều đầu tiên Stallone làm với $35.000 tiền kịch bản là gì không? Ông đã tìm cách mua lại chú chó mà ông đã bán đi ngày nào. Tình yêu với người bạn ông từng gắn bó đã khiến ông đứng bên quán rượu trong 3 ngày chỉ để chờ đợi gặp người mà ông đã bán chú chó ấy. Đến ngày thứ 3, ông thấy người đàn ông và con chó của mình. Ông giải thích lý do và mong chuộc lại chú chó của mình với giá $100, người kia từ chối, ông nâng mức giá lên $500, rồi $1000… cuối cùng bạn tin không? Ông đã phải dùng $15.000 để mua lại chú chó ông từng bán chỉ với $25.
Và ngày nay, chúng ta biết đến 1 Stallone thành công, 1 huyền thoại phim hành động với quá khứ từng rơi vào bi kịch cùng cực.
Thông điệp từ cuộc đời ông: ĐỪNG BAO GIỜ đầu hàng số phận!
(Photo: Sylvester Stallone và người bạn mà ông ngưỡng mộ - Donald Trump)
#Share để luôn giữ 1 ngọn lửa cháy trong tim nhé 🔥
#hà_bang_chủ #ceophamha
同時也有10000部Youtube影片,追蹤數超過2,910的網紅コバにゃんチャンネル,也在其Youtube影片中提到,...
「charlie chaplin oscar」的推薦目錄:
charlie chaplin oscar 在 Phê Phim Facebook 的精選貼文
NETFLIX SỞ HỮU RẠP CHIẾU Ở LOS ANGELES CHO MÙA GIẢI OSCAR SẮP TỚI
Hôm thứ sáu vừa qua, Netflix thông báo họ đã hoàn tất thỏa thuận mua lại nhà hát Ai Cập, một trong những rạp chiếu lâu đời nhất ở Los Angeles. Thương vụ này cho thấy Netflix ngày càng lấn mạnh hơn vào ngành công nghiệp sản xuất phim ảnh ở Hollywood.
Hai năm vừa qua, nhiều chuỗi rạp chiếu lớn như AMC và Regal đã từ chối các phim của Netflix vì gã khổng lồ trực tuyến này không đảm bảo cửa sổ phát hành phim truyền thống 90 ngày như các hãng khác. Tuy vậy, với việc sở hữu rạp chiếu Ai Cập, Netflix đã tự có cho mình một địa điểm để giới thiệu các bộ phim của họ trên màn ảnh rộng. Điều này cũng giúp Netflix giải quyết điều kiện tham dự Oscar với các phim của họ khi Viện hàn lâm vẫn giữ nguyên quy định các bộ phim phải được mở màn ở rạp chiếu và có ít nhất 1 tuần ngoài rạp ở Los Angeles.
Các chi tiết về thương vụ vẫn được giữ kín tuy nhiên theo LA Times, thương vụ này có giá trị hàng chục triệu đô la. Trong thong báo, Netflix cho biết rạp chiếu Ai Cập vẫn là nhà của American Cinematheque và tổ chức phi lợi nhuận này vẫn được trình chiếu các nội dụng của họ vào cuối tuần. Trong khi đó Netflix sẽ đầu tư và cải tạo lại rạp chiếu và sử dụng nó cho các sự kiện đặc biệt như giới thiệu phim vào các ngày trong tuần.
Scott Stuber, người đứng đầu bộ phận phim của Netflix nói trong thông báo: “Rạp chiếu Ai Cập là một phần tuyệt vời trong lịch sử của Hollywood và là viên ngọc quý cả cộng đồng phim ảnh Los Angeles gần một thế kỷ qua. Chúng tôi rất vinh dự khi được hợp tác với American Cinematheque để bảo tồn di sản này và tiếp tục cung cấp những trải nghiệm đáng nhớ cho khán giả. Chúng tôi mong muốn mở rộng các chương trình ở rạp chiếu theo những cách có lợ cho cả những người yêu điện ảnh và cộng đồng.”
“American Cinematheuqe đã rất vinh dự khi đưa rạp chiếu Ai Cập trở lại vào năm 1998 và bây giờ cùng với Netflix, chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục công việc này bằng cách khôi phục lại nó một lần nữa cho một thế hệ những người yêu điện ảnh mới được trải nghiệm những bộ phim trên màn ảnh rộng.” Rick Nicita, giám đốc của American Cinematheque phát biểu.
“Rạp chiếu Ai Cập vẫn là ngôi nhà Hollywood của chúng tôi và chúng tôi chân thành cảm ơn thành phố Los Angeles cũng như Văn phòng Tổng chưởng lý bang California đã chấp cho chúng tôi cơ hội tuyệt vời này."
Mitch O’Farrell, một thành viên hội đồng đại điện cho quận 13 đánh giá mối quan hệ hợp tác giữa Netflix và American Cinematheque tại rạp chiếu Ai Cập là một chiến thắng cho phim ảnh, bảo tồn lịch sử và nghệ thuật.
Ông cho biết thêm: “Sự hợp tác này đảm bảo điểm đến văn hóa vẫn được duy trì tại trung tâm của Hollywood trong nhiều thập kỷ tới”
Như được biết, rạp chiếu Ai Cập là một công trình được xây dựng từ năm 1922 trong thời kỳ phim câm. Ở kỷ nguyên Vàng Hollywood, rạp chiếu này là địa điểm công chiếu đầu tiên của nhiều bộ phim nổi tiếng như Robin Hood với ngôi sao Douglas Fairbanks; The Ten Commandments của Cecil B.Demille; The Gold Rush của Charlie Chaplin…
Rạp chiếu Ai Cập từng bị đóng cửa vào năm 1992 nhưng sau đó đã được Cơ quan Tái phát trển cộng đồng Los Angeles mua lại với giá $1,7M như là một phần của nhiệm vụ hồi sinh khu vực xung quanh rạp chiếu. Sau đó, American Cinematheque được tiếp quản với thương vụ chỉ $1 cùng cam kết duy trì việc chiếu phim cho cộng đồng.
Năm 1994, rạp chiếu bị thiệt hại nặng trong trận động đất Northidge và đã phải tu sửa với kinh phí $15M từ cộng đồng trong đó có trợ cấp $2,2M từ CRA để có thể mở cửa trở lại vào năm 1998. Rạp chiếu cũ có 1100 chỗ ngồi bây giờ trở thành một khán phòng 616 chỗ cùng một phòng chiếu nhỏ 78 chỗ ngồi được đặt theo tên của Steven Spielberg.
Thương vụ này được công bố trên truyền thông vào tháng 4 năm ngoái khi những tin đồn về một thỏa thuận giữa Netflix và American Cinematheque đang được khởi động trở lại. Trước đó, Ted Sarandos, giám độc nội dung hiện tại của Netflix, người từng có nhiều năm làm việc trong ủy ban của American Cinematheque đã liên hệ mua lại rạp chiếu này một năm trước nhưng đã thất bại.
Tháng 9 năm ngoái, nguồn tin độc quyền từ Deadline cho biết Netflix đã đạt được những thỏa bước đầu trong việc mua lại rạp chiếu Ai Cập từ American Cinematheque tuy nhiên hợp đồng sẽ không được hoàn tất vấn đề liên quan đến bất động sản cũng như các giấy phép từ chính quyền thành phố. Nguồn tin này cũng cho biết Netflix không hướng tới việc tấn công vào lĩnh vực kinh doanh trình chiếu.
Việc bảo tồn và khôi phục rạp chiếu Ai Cập là cơ hội để Netflix tiếp cận thêm nhiều nhà làm phim tài năng và sẵn sàng cho họ một địa điểm giới thiệu tác phẩm của mình. Năm ngoái, Netflix cũng đã mua lại rạp chiếu Paris, một trong những địa điểm nghệ thuật lâu đời nhất ở New York.
Scott Stuber nói với LA Times: “Đây là một cơ hội hoàn hảo. Thương vụ này cho chúng tôi một địa điểm để ra mắt các bộ phim của mình. Thật phù hợp với những gì mà Netflix đang hướng tới."
Để cập nhật thông tin về thế giới điện ảnh, các bạn đừng quên ghé qua Phê Phim hàng ngày nhé!
charlie chaplin oscar 在 Phê Phim Facebook 的最讚貼文
CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT!!
Khi vua hề Charlie Chaplin trở lại Mỹ để nhận giải Oscar danh dự vào năm 1972, khán phòng đã chào mừng ông bằng tràng vỗ tay đứng dài nhất trong lịch sử Oscar, lên đến 12 phút.