ÂM NHẠC THE BEATLES ĐẾN VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO?
Năm 1964, nhạc của The Beatles bùng nổ khắp thế giới và tạo nên một cuộc cách mạng trong văn hóa phổ thông của giới trẻ. Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy ấy. Người Việt mê và nghe The Beatles từ khi nhóm tứ quái ấy vừa mới trở thành một hiện tượng quốc tế, có nghĩa cũng đã ngót nghét nửa thế kỷ.
Các fan được biết đến The Beatles qua các đĩa nhựa 45 vòng, từ chương trình nhạc nước ngoài của Đài Quân đội Sài Gòn hay các tạp chí âm nhạc thời trang như Salut les compains (Chào các bạn). Nhiều nhạc sĩ trẻ cũng được học nhạc The Beatles qua các ban nhạc Phi Luật Tân như The Six Uglies (Sáu đứa xấu)…
Từ Sài Gòn
Ở Sài Gòn lúc bấy giờ The Beatles thuộc loại kích động nhạc mà từ đầu thập niên 1960 được nghe khá nhiều tại các đại nhạc hội. Nhiều nhóm nhạc vốn trước đó rất thích theo khuôn khổ của The Shadows hay The Ventures (guitar solo, accord, bass và trống) thấy nhạc Beatles ra đời lập tức theo ngay. Họ cũng rất ưa thích thời trang của The Beatles. Nhạc sĩ Tùng Giang kể rằng mọi người cũng ăn mặc giống như The Beatles. Các nam học sinh tuổi choai choai thích để tóc dài (một cách phản đối thế hệ trước của tuổi teen 5x). Nói chung, ảnh hưởng văn hóa của The Beatles trong giới teen thượng lưu ở Sài Gòn đã rất rộng lớn.
Nhạc The Beatles đến với Việt Nam bằng những cách bất đắc dĩ. Một người lính Mỹ kể rằng các bạn của ông thích nghe chương trình tiếng Anh của đài Hà Nội với xướng ngôn viên mà họ nôm na gọi là “Hanoi Hannah”. Họ thấy rất thú vị lúc bà cho phát một ca khúc nổi tiếng của The Beatles là A Hard Day’s Night. Một lính Mỹ khác ở Tây Nguyên cũng nhắc rằng người bản xứ rất thích nghe đài Mỹ và thường hát Hey Jude với nhau.
Đến Hà Nội - Hải Phòng
Có lẽ điều lạ nhất là cách phổ biến The Beatles ở ngoài Bắc thời chiến tranh. Thuở ấy nhạc The Beatles được xếp vào loại màu vàng (vì chất “giật gân” hay “đồi trụy”) và bị gọi là “nhạc xập xình”. Về nhạc pop rock nói chung và nhạc The Beatles nói riêng chủ yếu lan truyền trong các thanh niên Việt kiều Tân Đảo mới về miền Bắc đầu thập niên 1960 (Tân Đảo là hòn đảo Nouvelle Calédonie, bây giờ là lãnh thổ thuộc Pháp. Trước năm 1945 nhiều người Việt làm phu mỏ thiếc ở đây). Thanh niên Tân Đảo là những người ít ỏi được mang về các thiết bị như đàn guitar điện, trống và các đĩa hát. Họ cũng tập trung chơi nhạc với nhau để đỡ buồn. Nhiều người cho rằng họ chơi nhạc The Beatles khá nhất. Dù biết chơi nhạc loại này là trái xu hướng xã hội lúc bấy giờ nhưng vẫn có người trong số này cho rằng “âm nhạc không có biên giới”.
Thanh niên Hoa kiều cũng rất ái mộ nhạc The Beatles. Ở ngoài Bắc, đồng bào Hoa kiều do quan hệ ngoại giao thân với Trung Quốc lúc bấy giờ nên được ưu đãi ít nhiều, nói chung họ sống với điều kiện khá giả hơn vì gia đình được phép buôn bán. Họ cũng được nghe nhạc Beatles thoải mái qua đài Hong Kong. Ở Hà Nội thời điểm ấy từng có một nhóm bạn 3 người gốc Hoa đã thành lập một nhóm gọi là Bít-Tầu phục vụ các đám cưới trong cộng đồng. Họ chơi các bài như Here Comes the Sun, Something, Let it Be, Yesterday…
Trong những người ngoài Bắc mê nhạc The Beatles thời chiến tranh cũng có “thành phần không sản xuất”. Vì lý lịch (bố làm việc cho chính phủ Bảo Đại trước 1954 chẳng hạn) họ không được nhiều điều kiện đi học, khó xin được công việc tốt và vì vậy luồng nhạc trẻ quốc tế có sức hấp dẫn đặc biệt vì họ cảm thấy được an ủi phần nào.
Niềm đam mê nghe và chơi nhạc The Beatles được phát triển ở Hải Phòng hơn là Hà Nội. Hải Phòng là đất cảng và đa số là công nhân sản xuất. Đáng chú ý là thanh niên “lệch lạc” vùng này thỉnh thoảng chơi nhạc xập xình thì không bị coi như vấn đề lớn. Khác với các vùng khác thời chiến, Hải Phòng thường xuyên có nhu cầu tổ chức đám cưới phải có ban nhạc hát sống. Nhạc tiền chiến và nhạc vàng Sài Gòn bị cấm triệt để và vì thế các ban nhạc phục vụ đám cưới cho dân Hải Phòng chỉ chơi nhạc ngoại quốc. Và tất nhiên trong số đó có rất nhiều bài vui tươi của The Beatles. Vì sống ở thành phố cảng, nhiều nhạc công người Hải Phòng cũng có điều kiện tiếp xúc với người nước ngoài. Ở Câu lạc bộ Thủy thủ họ gặp các thủy thủ trên tàu Philippines, Ba Lan, Pháp và Hong Kong. Những thủy thủ này đã rất khuyến khích và cung cấp đàn, tư liệu âm nhạc giúp các nhạc công Hải Phòng tìm hiểu nhiều hơn về nhạc quốc tế.
Người Hà Nội mê nhạc The Beatles kín đáo hơn dân Hải Phòng. Có những trường hợp một số ít bạn bè tụ tập nghe đĩa và nghe đài, nhất là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ. Có một số chơi nhạc The Beatles và tập thường xuyên tuy nhiên thường làm nhiều cách để không bị để ý. Cũng có lần mọi người tụ họp chơi nhạc thì công an đến kiểm tra. Thường thì họ báo cáo với công an rằng họ không chơi nhạc Việt Nam mà là nhạc của… Cuba.
Nhạc The Beatles là một điều ám ảnh cho những thanh niên này - họ đam mê The Beatles dữ dội và suốt ngày tập nhạc với mục đích là chơi cho y hệt tứ quái Liverpool. Ở Hà Nội các nhạc công không được phép chơi nhạc đám cưới vì thế các ban nhạc cố gắng được chơi nhạc The Beatles ở Câu lạc bộ Quốc Tế để phục vụ khách nước ngoài. Các nhạc công này phải chịu khó kiếm đàn, họ phải đẽo đàn guitar điện, tìm ampli và thuê trống từ Đoàn Xiếc Hà Nội.
Những người nghe nhạc The Beatles cảm thấy như họ văn minh theo tiêu chuẩn quốc tế. Có một số thanh niên cũng để tóc dài và mặc quần ống loe như ở miền Nam.
Trong hồi ký của mình, nhạc sĩ Tô Hải có nhắc đến các cửa hàng Xunhasaba bán các đĩa nhựa quốc tế như của The Beatles được xuất bản ở Đông Âu. Chắc đó là từ thập niên 1970, thời mà Liên Xô xuất bản các đĩa lậu có nhạc The Beatles. Đối với các tay nghe nhạc dữ dằn thì đĩa The Beatles phải có logo Apple (Quả Táo) mới là hàng xịn. Họ kiếm đồ quý hiếm này qua bạn bè có quan hệ ngoại giao (làm ở đại sứ quán Thụy Điển chẳng hạn) hay quen người đi công tác nước ngoài.
Sau khi Việt Nam được thống nhất năm 1975 thì những người mê nhạc The Beatles của hai miền được gặp nhau. Nhạc thời kỳ này được gọi chung dưới một cái tên: Nhạc nhẹ. Một số nhạc công như Nguyễn Mạnh Hùng (Hùng Húp), Nguyễn Văn Hào (Hào trống) đã chơi nhạc này cho các đám cưới cùng các nhạc công trong ban nhạc của Đoàn Ca múa nhạc Thăng Long.
Các tờ báo ở Việt Nam không đăng tin John Lennon bị ám sát ngày 8/12/ 1980. Nhưng ở thập niên 1980 thì tư liệu về The Beatles đã có thể tìm kiếm ở Việt Nam khá dễ dàng. Đối với các tay muốn học nhạc rock từ Bắc chí Nam thì học chơi nhạc của The Beatles như là một nghi lễ bắt buộc. Các ban nhạc mới lập phải tập các bài hát này trước khi dám chơi trước công chúng hay khi họ chơi những ca khúc tự sáng tác.
The Beatles cũng là một cảm hứng lớn cho các nhạc sĩ muốn soạn nhạc theo phong cách pop rock. Các nhạc sĩ như Lê Hựu Hà, Nguyễn Trung Cang, Đức Huy hay Tùng Giang đã chịu ảnh hưởng khá nhiều của nhóm này.
The Beatles mang tính ảnh hưởng toàn cầu, họ làm nên cuộc cách mạng văn hóa. Cuộc cách mạng văn hóa ấy đã đến, thay đổi và ở lại cho dù gần nửa thế kỷ đã trôi qua.
...
Bài viết của Jason Gibbs, đăng trên báo Thể Thao Văn Hóa số 49, phát hành năm 2010.
Ảnh:
- Trên: Vé chợ đen bán khá chạy trước một chương trình tưởng niệm ngày mất của John Lennon tại Hà Nội vào năm 1993.
- Dưới: Một chương trình Hoài niệm cùng John của RFC được tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh niên TP. HCM ngày 08.12.2000
同時也有26部Youtube影片,追蹤數超過1,560的網紅Spaband official Channel,也在其Youtube影片中提到,Beatles hey judo cover スパバンド アレンジ スパバンド によるカバー動画です!アレンジをお楽しみください♪ お問い合わせはtwitterのDMへどうぞ twitter@spaband スパバンド. スーパー piano佐藤スパゲティ俊介 vocal anne sax 福島プ...
「beatles hey jude」的推薦目錄:
beatles hey jude 在 Facebook 的最讚貼文
เราจริงจังกับเรื่องเล่นเสมอ 🤣
หลังจากตุ๊กติ๊กเอาวิคผมมาใส่ให้ วิญญาณของ The Beatles ก็เข้าสิง เพลง Hey Jude ก็มา
#อยากให้ทุกคนมีความสุข
beatles hey jude 在 Cổ Động Facebook 的最佳解答
KẾT THÚC 2 ĐÊM NHẠC 'THE BEATLES SYMPHONY' VỚI NHIỀU CẢM XÚC VÀ KỶ NIỆM KHÓ QUÊN
Tối mùng 5 & 6.12 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, đêm nhạc "The Beatles symphony" diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả. Đây cũng là đêm nhạc kỷ niệm 80 năm ngày sinh của huyền thoại John Lennon - ca sĩ chính của ban nhạc The Beatles.
"The Beatles symphony" là liveshow hiếm hoi tại Việt Nam và trên thế giới có khán giả xem trực tiếp vào thời điểm dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Để phòng, chống dịch, Ban tổ chức đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp đo nhiệt độ, sát khuẩn cho khán giả và toàn bộ nhân viên được yêu cầu đeo khẩu trang.
Tại "The Beatles symphony", khán giả đã được sống lại trong một không gian của ký ức, đó là những câu chuyện về 4 chàng trai nước Anh: John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr.
Trong sảnh đường Nhà hát Lớn, rất nhiều kỷ vật, đồ lưu niệm, các album đĩa than, đĩa EP, CD, sách báo và tạp chí... của The Beatles được trưng bày, kể lại chặng hành trình của nhóm từ khi ở thành phố cảng Liverpool cho đến khi trở thành ban nhạc rock huyền thoại của nước Anh.
Đêm nhạc có 2 phần: Trình diễn trên sân khấu những ca khúc bất hủ của The Beatles qua sự thể hiện của các ca sĩ chuyên nghiệp và phần trình diễn ngẫu hứng tại sảnh Nhà hát Lớn của những ban nhạc sinh viên thập niên 80, 90.
Trên sân khấu, khán giả được nghe lại nhiều ca khúc bất hủ của The Beatles như: "Here comes the sun", "Yellow submarine", "Don't let me down", "Imagine", "Come together", "Hey Jude", "All you need is love"... qua giọng hát của Tùng Dương, Uyên Linh, Phạm Anh Khoa, OPlus, Vũ Đinh Trọng Thắng (Ngọt), Hoàng Trang, Trịnh Nhật Minh.
Với phần biên tập của nhạc sĩ Hồng Kiên, âm nhạc của The Beatles trên sân khấu Nhà hát Lớn được phối lại với một màu sắc bán cổ điển, mang lại nhiều sự khác lạ so với nguyên bản gốc. Dưới sự chỉ huy của nhạc sĩ Đức Trí, dàn nhạc đã khiến cho âm nhạc của The Beatles thêm chiều sâu và thỏa mãn nhiều tai nghe khó tính - những fan ruột đã quá quen với âm nhạc của The Bealtes suốt nhiều năm qua.
Trong khán phòng Nhà hát Lớn Hà Nội, rất nhiều khán giả ở những lứa tuổi khác nhau, từ những người 60-70 tuổi cho đến cả những bạn trẻ sinh năm 2000 đều hát theo, cùng vỗ tay, cùng lắc lư theo điệu nhạc suốt từ đầu đến cuối chương trình. Đặc biệt là những ca khúc như “Yellow submarine” hay “Hey Jude”, “All you need is love”… nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt. Khán giả thậm chí còn đứng lên để hát và nhảy cùng ca sĩ.
Điều bất ngờ thú vị và có lẽ cũng là điều mà toàn bộ khán giả bị ấn tượng, đó chính là âm hưởng dân gian Việt Nam được lồng ghép trong những giai điệu "rất Tây" của The Beatles. Ít ai nghĩ rằng, những giai điệu ru con ầu ơ lại hòa quyện không ngờ trong bản orchestra “Love me do - She loves you - A day in the life - Goodnight”, hay đàn tranh thay tiếng guitar trong ca khúc "While my guitar gently weeps" lại hấp dẫn đến thế.
Ở liveshow lần này, sự lựa chọn ca sĩ tham gia cũng mang đến một bức tranh rất tổng hòa. Nếu như Uyên Linh dịu dàng với “Love”, “While my guitar gently weeps” thì Hoàng Trang, Thắng “Ngọt” lại là sự mộc mạc trong “And I love her”, “Black bird”... Khi Phạm Anh Khoa rock cùng “Yellow submarine”, “Don’t let me down”… thì OPlus lại uyển chuyển đưa phong cách hát acapella quen thuộc của mình vào “With a little help from my friends”, “Because”…
Trong khi đó, Tùng Dương đầy sâu sắc nhưng cũng máu lửa trong những ca khúc cuối cùng của The Bealtes thu âm trước khi tan rã như “The long and winding road”, “Golden slumbers - Carry that weight”. Sự xuất hiện của Quán quân Giọng hát Việt nhí 2016 Trịnh Nhật Minh như một sự nối tiếp thế hệ, cho thấy âm nhạc của The Beatles vẫn có sức lan tỏa và ảnh hưởng đến tận ngày nay.
Xen kẽ trong những phần hát là những bản orchestra được dàn nhạc phối lại như “Yesterday”, “Something”, “Imagine”… Tất cả đã cho khán giả một khoảng thời gian cực kỳ ý nghĩa để tưởng nhớ The Beatles và lắng nghe một phần trong kho tàng âm nhạc vô giá của họ.
Kết thúc chương trình, khán giả còn bất ngờ được “chiêu đãi” thêm âm nhạc The Beatles được chơi bởi các cựu thành viên đến từ nhiều ban nhạc sinh viên Hà Nội thập niên 80, 90 như: Desire, Đại bàng trắng, “Beat Bao tải” của Đại học Xây dựng... Trong đó, có những gương mặt quen thuộc như Tùng "John", MC Long Vũ, MC Anh Tuấn...
Nếu như ở phía trong sân khấu, âm nhạc của The Beatles mang nhiều tính học thuật, nghệ thuật thì ở phía ngoài giống như một festival âm nhạc, nơi khán giả được đến gần hơn với ban nhạc, nơi âm nhạc được chơi với sự mộc mạc và gần gũi. Sẽ không ai nghĩ đến chuyện thưởng thức, để nhận xét rằng những bản cover này có hay hay không khi tất cả cùng hòa mình, cùng hát và nhảy trong không khí của một lễ hội.
...
Tổng hợp từ Hoàng Lân, Thanh Thanh & Hạnh Lê
beatles hey jude 在 Spaband official Channel Youtube 的最讚貼文
Beatles hey judo cover スパバンド アレンジ
スパバンド によるカバー動画です!アレンジをお楽しみください♪
お問い合わせはtwitterのDMへどうぞ
twitter@spaband
スパバンド. スーパー
piano佐藤スパゲティ俊介
vocal anne
sax 福島プリンス哲平
guitar 中丸axnあつお
bass ダディー直樹
drum 田村胸騒ぎ賢作
#歌ってみた
#カバー
#スパバンド2021
Beatles hey judo cover spa band arrangement
This is a cover video by a spa band! Please enjoy the arrangement ♪
For inquiries, please contact DM on twitter
twitter @ spaband
Spa band. Super
piano Sato Spaghetti Shunsuke
vocal anne
sax Fukushima Prince Teppei
guitar Nakamaru axn Atsoo
bass Daddy Naoki
drum Tamura Kensaku
beatles hey jude 在 Ai Ninomiya Youtube 的最佳解答
Ai Ninomiya Youtube Live Vol.9「9万人ありがとう!!」
1:38 オープニング🎶 M1・Change the World / Eric Clapton
12:33 M2・いつのまにか少女は / 井上陽水
31:43 M3・Take Cover / MR.BIG
46:09 M4 ・糸 / 中島みゆき
1:01:00 M5・Let It Be / The Beatles
1:08:08 アンコール🎶・Hey Jude / The Beatles
サクプロ様 ありがとうございます!!
Vocal 二宮愛 [Ai Ninomiya]
Guitar 高橋圭一 [Keiichi Takahashi]
Movie 高橋諒多 [Ryota Takahashi]
チャンネル登録&いいね、お待ちしております!
毎回ちゃんと読ませていただいておりますので、
コメントに、リクエストや感想お願いします⭐️⭐️⭐️
毎週水曜日26:30~27:00
ラジオinterFM
【二宮愛のAcross the Border】
二宮愛がYouTubeでカバーした楽曲を、レコーディング裏話や元のアーティストの情報なども含めて、改めて紹介しています!
YouTubeに頂いたコメントにもラジオを通して返信していますので、是非聴いてくださいね!
番組HPはコチラ!!
https://www.interfm.co.jp/atb
Please SUBSCRIBE & LIKE if you do!!
I’m reading all the comments, so please let me know what you think, and if you have requests, let me know⭐️
Ai Ninomiya-
Official website
https://aininomiya.net/
twitter
https://twitter.com/aininomiya
instagram
https://www.instagram.com/aininomiya/
TikTok
https://www.tiktok.com/@aininomiya?lang=ja
「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「
Music & Movie
Keiichi Takahashi[meer inc.]
twitter
https://twitter.com/kei_meer
Facebook
https://www.facebook.com/keiichi.takahashi.165
Instagram
https://www.instagram.com/keiichitakahashi0325
「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「
beatles hey jude 在 Ai Ninomiya Youtube 的最讚貼文
Ai Ninomiya YouTube Live Vol.8 2021/5/10(mon)
0:50 オープニング
M1・Wonder wall / Oasis
以下 The Beatles 特集!
10:57 M2・The Long And Winding Road
21:08 M3・Yesterday
29:40 MC ・愛ちゃんの可愛い恋バナ💖
34:37 M4・Eleanor Rigby
42:40 MC・愛ちゃんのビートルズの苦い話
45:40 MC・Hey Jude
55:15 アンコール🎶・Let It Be
サクプロ様 ありがとうございます!!!
Vocal 二宮愛 [Ai Ninomiya]
Guitar 高橋圭一 [Keiichi Takahashi]
Movie 高橋諒多 [Ryota Takahashi]
チャンネル登録&いいね、お待ちしております!
毎回ちゃんと読ませていただいておりますので、
コメントに、リクエストや感想お願いします⭐️⭐️⭐️
毎週水曜日26:30~27:00
ラジオinterFM
【二宮愛のAcross the Border】
二宮愛がYouTubeでカバーした楽曲を、レコーディング裏話や元のアーティストの情報なども含めて、改めて紹介しています!
YouTubeに頂いたコメントにもラジオを通して返信していますので、是非聴いてくださいね!
番組HPはコチラ!!
https://www.interfm.co.jp/atb
Please SUBSCRIBE & LIKE if you do!!
I’m reading all the comments, so please let me know what you think, and if you have requests, let me know⭐️
Ai Ninomiya-
Official website
https://aininomiya.net/
twitter
https://twitter.com/aininomiya
instagram
https://www.instagram.com/aininomiya/
TikTok
https://www.tiktok.com/@aininomiya?lang=ja
「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「
Music & Movie
Keiichi Takahashi[meer inc.]
twitter
https://twitter.com/kei_meer
Facebook
https://www.facebook.com/keiichi.takahashi.165
Instagram
https://www.instagram.com/keiichitakahashi0325
「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「「
beatles hey jude 在 Hey Jude-Beatles(中文歌詞) - 三分鐘熱度- 痞客邦 的相關結果
Hey Jude -Beatles(中文歌詞) · 當約翰藍儂和第一任妻子,辛西亞波爾(Cynthia Powell),離婚時,保羅麥卡尼(Paul McCartney)寫了這首歌給他們的五歲兒子- ... ... <看更多>
beatles hey jude 在 一句《Hey Jude》背後:成長縱由傷感促成我們亦不應失去 ... 的相關結果
《Hey Jude》是The Beatles成員Sir James Paul McCartney所創作的一首歌,原本收錄在同名專輯《The Beatles》內,後再作為單曲發行,成為當年的冠軍單 ... ... <看更多>
beatles hey jude 在 嘿,朱迪- 維基百科,自由的百科全書 的相關結果
《嘿,朱迪》(英語:Hey Jude)是一首披頭四樂團的歌曲,由保羅·麥卡尼創作,署名為藍儂-麥卡尼。該謠曲原名為「Hey Jules」,是麥卡尼為安慰約翰·藍儂之子朱利安在他 ... ... <看更多>