FENDACE – WHAT’RE WE EXPECTING?
Như mình đã chia sẻ trong buổi Livestream hôm qua, các bạn hay là giới mộ điệu thời trang đừng kì vọng gì quá nhiều về sự đột phá trong bản hợp tác mới nhất Fendi và Versace. Có vẻ bản hợp tác cross-over logo giữa Balenciaga và Gucci trực thuộc nhà Kering đã làm nóng mặt nhà LVMH (Vốn là công ty mẹ của thương hiệu Fendi). Có vẻ Fendi và Versace hay đúng hơn là LVMH vẫn có 1 tiên quyết rõ ràng là thâm nhập thị trường giới trẻ và đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
(Cho bạn nào hôm nọ hỏi giữa bốn kinh đô thời trang, bốn cứ điểm của mỗi tuần lễ thời trang trước giờ là London, NewYork, Paris và Milan thì ai mới là nhất. Mình xin trả lời Trung Quốc mới là nhất nhé, ShangHai sẽ làm điểm đến tương lai và quyết định nhiều thứ. Các thương hiệu làm runway, làm collection, làm đình làm đám để làm gì? Giới thiệu bộ sưu tập mới, đánh bóng tên tuổi, tăng độ nhận diện, tăng giá trị thương hiệu. Nhưng cái kết cuối cùng vẫn là bán hàng đúng không mọi người. Có người mua thì mới có doanh thu, có doanh thu thì mới có tiền sản xuất, có người mặc thì mới có nhiều người biết tới thương hiệu và mua nó. Chẳng có nơi nào hấp dẫn và béo bở nhất với thời trang cao cấp bằng thị trường Trung Quốc và người châu Á hiện tại cả?)
Đã tròn trèm 1 năm kể từ khi Kim Jones về với Fendi
Câu chuyện mà Kim Jones, người đang chèo lái phần Menswear của DIOR được nối nghiệp cụ ông quá cố vĩ đại Karl Lagerfeld – đảm nhận phần việc khi cụ Karl mất vào tháng 2 năm ngoái là Mr Jones sẽ chịu trách nhiệm cho các collection Haute couture, ready-to-wear và đặc biệt là đồ lông thú (Fur clothes) dành cho women’s wear. Xin nhắc thêm là đồ lông thú là một thương hiệu của Fendi dưới thời của Karl Lagerfeld trong suốt 54 năm cống hiến – “Fun Fur” là một khái niệm mà Karl đã đưa tới Fendi, đánh dấu những tàn tích còn sót lại của một thời trang giai cấp tư sản trong diễn biến đời sống văn minh hơn. Con người ở thế kỉ 21 đã nhận thức hơn rõ ràng về quá trình sản xuất đồ lông thú của ngành công nghiệp thời trang và thú thật rằng – lông thú đã không còn được chấp nhận nhiều và hợp mốt nữa (Giờ lông nhân tạo cũng có thể thay thế và tránh các cuộc điều tra, cãi vã và scandal không đáng có của việc bóc lột thú vật). Trong danh sách đề cử cho vị trí này, còn có cả giám đốc sáng tạo mảng đồ nữ của DIOR là Maria Grazia Chiuri, nhưng LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton – công ty chủ quản của Fendi – với cái đầu đầy tính toán của Bernard Arnault thừa sức biết rằng, cái tên của Kim Jones là hợp lí hơn cả.
Vì sao ư?
Hãy cùng quay lại với ngành công nghiệp thời trang mùa dịch Covid 19. Với diễn biến phức tạp khiến nhiều thành phố lớn, trong đó có các kinh đô thời trang và cả thị trường màu mỡ của ngành thời trang cao cấp là Trung Hoa Dân Quốc – LVMH đã báo cáo tổng doanh thu nửa đầu năm của mình giảm mạnh với 27% so với cùng kì năm ngoái ( 27 phần trăm tương đương với 21.6 tỷ đô), với khoảng thời gian mua sắm cho dịp Hè là tháng tư và tháng 6 (3 tháng) thì số tiền suy giảm là 9.2 tỷ đô (38%). Cho dù vậy, lượng hàng mua sắm online lại là một điểm sáng trong một môi trường kinh tế bị khủng hoảng nặng thời Covid – đủ khiến LVMH vẫn có thể lạc quan về một khả năng phục hồi tốt. Đoán xem – sự lạc quan này đến từ đâu, đúng rồi, đến từ hai thương hiệu lớn của họ là Louis Vuitton và Dior.
Và – chúng ta cùng nhắc lại, sao Louis Vuitton và Dior lại có thể gồng gánh LVMH tại thời điểm hiện tại? Ai đứng sau những bộ sưu tập đấy. À, còn ai vào đây nữa – ông trùm tạo xu hướng Virgil Abloh cho LV Men’s Wear và nhân vật của chúng ta, Kim Jones cho Dior Men’s Wear.
Bối cảnh lợi nhuận ròng giảm tới 84% còn 613 triệu dollar theo thống kê của Wall Street Journal từ LVMH được cho rằng là do tập đoàn này phải gồng gánh quá nhiều chi phí cho các thương hiệu mà họ sở hữu. Gánh nặng này còn tăng hơn khi chi phí về mặt bằng, các trung tâm thương mại đóng cửa khiến các mặt hàng chủ lực và đòi hỏi xem trực tiếp nhiều như túi xách, nước hoa, đồng hồ, phụ kiện và trang sức không thể nào tiếp cận được với khách hàng. Con đường chủ lực nhất và cứu cánh cho các nhãn hàng thời trang hiện tại là thông qua kênh online hay thương mại điện tử. Để có được sự thu hút nhất, cần những cái tên hot nhất. Virgil Abloh với các kĩ năng truyền thông của mình – đã làm tốt điều đó (Mới đây là vụ lùm xùm với Walter đó). Còn Kim Jones thì sao, ông luôn biết cách khiến người khác nói về mình – DIOR vẫn bán rất tốt nhờ bám sát xu hướng và tạo hyped – thông qua collaboration đắt tiền giữa DIOR và NIKE. Và cũng đó là lí do vì sao LVMH chọn Kim Jones chứ không phải là Maria Chiuri.
Fendi – trong cơn khủng hoảng này, dù trong giai đoạn 2018-2019 vẫn được xướng danh cho các thương hiệu được tìm kiếm online nhiều nhất. Trở lại xu hướng, với logo double F (FF) vào thời điểm logomania nắm trọn thị trường thì Fendi cũng có chỗ đứng nào đó trong việc kinh doanh thời trang. Nhưng khi logomania không còn là hơi thở chung nữa, Fendi lại trở lại sự cổ điển/sang trọng đậm chất tư sản của nó. Fendi cần một người khiến công chúng, dư luận tò mò – nhắc tới và cũng thỏa mãn được cái nhìn của những vị chuyên gia thời trang, khi cái bóng của cụ Karl Lagerfeld là quá lớn. Virgil hoàn toàn không phù hợp cho 1 vị trí đậm chất “Da trắng” này, Kim Jones – với tầm nhìn thoáng hơn Maria Chiuri (Vốn dĩ đã từng cống hiến rất nhiều cho Fendi từ năm 1989 với chiếc túi bánh mì Baguette) và một thời gian dài (7 năm cho LV, hơn 2 năm cho DIOR) cống hiến cho LVMH – hoàn toàn phù hợp hơn cả. LVMH đã tính toán cho việc sử dụng Kim Jones như 1 kim bài mở cửa thành công mới và cơ hội cho Fendi khi mà Silvia Fendi vẫn tiếp tục quản lí đồng hành (Nhưng thế là không đủ).
Sự thành công của Dior tại hiện tại cho nên mình không lấy gì làm quá lạ và cũng không ngạc nhiên khi Fendace được công bố. Ngay trong đầu mình đã suy nghĩ về việc chắc kết hợp logo FF vốn dĩ được ưa chuộng trước giờ cũng với kiểu cách của Versace thì nó diễn ra gần như với dự đoán mà chắc ai cũng có thể có một cái nhìn lờ mờ rồi. Dior của Kim Jones thời điểm hiện tại cũng phát triển mạnh mẽ dựa trên những kiểu Oblique mà một thời John Galliano từng phát triển lên và đạt thành công. Công thức này hẳn sẽ được áp dụng cho Fendi x Versace như 1 điều tiên quyết để thâm nhập thị trường Châu Á (Ở đây là Trung Quốc).
Rõ ràng màu sắc ánh kim của Versace rất hợp với thị trường Trung Quốc, vốn dĩ xem màu vàng là màu của thượng tôn – của hoàng đế, của bậc vua chúa vô thượng. Màu vàng, màu của thiên tử kết hợp với các họa tiết rất chi là “Long bào” của Versace điểm xuyến logo FF của Fendi còn gì hợp hơn cho thị trường tỉ dân, giàu có và vô cùng chịu chi. iPhone từ lúc ra màu Gold Rose (Vàng hồng) thì trái ngược với sự thờ ơ của thị trường Âu – Mỹ lại vô cùng được đón nhận tại thị trường châu Á. Tại vì nó là một bản sắc văn hóa đã đi vào máu rồi. Chưa kể, nếu các bạn nào chơi giày thì kiểu Versace pattern đã từng được thị trường Trung Quốc đón nhận bởi đôi Nike Foamposite x Supreme cũng như sản phẩm quần áo. Các sneakerhead và dân chơi châu Á luôn thích những kiểu như thế này cho nên giờ bạn có đôi giày này có khi bán sang Trung Quốc vẫn luôn được giá nhé.
Thiết kế thì rõ ràng không có gì quá phức tạp, nó nhắm thẳng trực tiếp tới kiểu cách ăn mặc đang hiện hành của giới trẻ. Dễ dàng ứng dụng, dễ dàng mặc cho mọi mục đích khác nhau. Vàng kim – Logo – Flexing, mục tiêu của nhiều tầng lớp thượng lưu, những công tử - tiểu thư thuộc gia đình quyền thế bậc nhất Trung Hoa và cũng là khách Super Vip của nhiều thương hiệu thời trang lớn với mức chi hàng chục triệu dollar một năm. Nên nhớ chúng ta là dân Á Đông, hoàn toàn xa vời với nghệ thuật thời trang Haute Couture vốn dĩ đã phát triển trước cả mấy thế kỉ rồi nên việc nhiều người mua thời trang giờ với mục đích show-off, flexin’ là chuyện vô cùng dễ hiểu và bình thường. Giá trị thương hiệu mang lại cho họ giá trị thể hiện bản thân.
Một thực tế rằng, dù Kim Jones quay lại Fendi nhưng chưa có một động thái nào có thể khiến thương hiệu này có 1 cú hit đánh đều cả hai mặt trận truyền thông – thiết kế hay cả thương mại. Thì đây, sau 1 năm thì Fendace có thể được xem là tiền đề để mang hai brands đang tìm cách tiếp cận sâu hơn thị trường Á Châu – Trung Quốc bằng hoàng kim và logo.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
同時也有10部Youtube影片,追蹤數超過9,220的網紅マロニーズParis,也在其Youtube影片中提到,事前抽選ページ 10/24 23:59まで https://passmarket.yahoo.co.jp/event/show/detail/01pfz010jehkv.html 【Twitter】 https://twitter.com/maroneysparis 【instagram】 ...
balenciaga show 在 Facebook 的最佳貼文
BLUE PILL OR RED PILL?
Nhiều người trong đây đều thần tượng Keanu Reeves – và tất cả mọi người đều nhớ tới bộ phim và người đàn ông xuất hiện trong mọi memes về những chú cún John Văn Wick. Nhưng hãy nói về bộ phim đã đưa Keanu Reeves tới với tất cả khán giả đại chúng, gắn liền với tuổi thơ của biết bao con người ở đây – xem đi xem lại nhiều lần và ảnh hưởng rất nhiều về thời trang. Một bộ phim đúng nghĩa ở thì tương lai với “high tech- lowlife” với những cảnh slow-motion né đạn đi vào lòng người và lần đầu xuất hiện ở trên màn ảnh rộng.
Chúng ta đang nói về thời trang. Ok – dù đã được công chiếu rất lâu và chuẩn bị ra phiên bản mới mang tên “The Matrix Resurrections” dự kiến ra mắt vào 22/12 năm nay. Ma Trận hay Matrix tới người xem vào ngày 31 tháng 3 năm 1999, kể về Neo trong thế giới tương lai và viễn tưởng khi chúng ta chỉ là những “nhân vật ảo” được kiểm soát bởi một thế lực thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence). Ngoài doanh thu khổng lồ, Matrix còn ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng khi người ta si mê những hình tượng của nhân vật trong đó – và tất nhiên rồi, có cả quần áo và thời trang.
Đúng vậy, nhắc tới Matrix là phải nhắc tới những trang phục lạnh lùng không cảm xúc với màu đen huyền bí, những bộ đồ latex bó sát gợi cảm, những chiếc áo coat dài, những đôi boots chunky và “chiếc kính đen nhỏ (mà mình thắc mắc mãi chiếc kính không gọng của Morpheus). Giai đoạn mà Matrix được phát hành, nó đã tạo cơn sốt và nhiều người đã đổ xô ăn mặc theo kiểu đó (Cũng có thể xem như 1 loại Sci-fi, cyberpunk điển hình). Với một thế giới trong Ma trận, khí độc – mưa acid và vũ khí hạng nặng, cách sử dụng chất liệu nhựa bóng với thiết kế function/tactical. Các bạn nhớ những chiếc belts đặc thù, những chiếc túi vắt ngang đùi để đựng súng chứ - yeah, nó đó.
Cái hay của Matrix là sự gần gũi của nó với thế giới hiện thực ngay nay. Dù bộ phim được ra mắt vào năm 1999 – nhưng những gì nó miêu tả là sát với 2020. Một thế giới tràn ngập rác thải, sự tái chế những nguyên liệu, sự bùng phát công nghệ với những con AI thông minh có khả năng tái tạo ID của mỗi người sống và học hỏi hành vi của người dùng. Dịch bệnh tràn lan và con người với thói quen vô độ của mình trong sự khủng hoảng kinh tế đã phải tái sử dụng những item thời trang của mình. Trong Matrix, khi ai đó hi sinh, đồng phục của họ sẽ được giạt và sử dụng lại bởi những người mới (Neo là ví dụ tiêu biểu). Do đó, màu sắc của quần áo thường nhợt nhạt như được wax lại, quá khổ/oversize để người nào cũng có thể mặc được (Những chiếc quần, những chiếc áo sweater trễ vai với ống tay rộng mà mọi người có thể thấy trên phim).
Hình tượng Matrix len lỏi rất nhiều vào văn hóa ăn mặc và thời trang, trong đó có cả runway. Những sàn diễn của Dior, Balenciaga, Alyx..với phong cách kết hợp giữa những chiếc sunglasses nhỏ, những phụ kiện bằng nhựa tổng hợp, những long jacket bóng bẩy, tactical belt/vest – nhìn vào chúng ta có thể liên tưởng ngay tới Ma Trận thông qua Neo, Trinity hay Morpheus. Với màu đen chủ đạo, sự chơi đùa ánh sáng và hình khối nhờ chất liệu và những đôi boots quá khổ - có lẽ chủ đề của Matrix vẫn mãi bền vững trong các sàn runway và thời trang – đặc biệt mà Cyberpunk vẫn luôn là chủ đề hot.
LATEX – CHẤT LIEU PHỔ BIẾN TRONG PHIM.
Latex, một chất liệu hay được sử dụng trong thế giới thời trang. Nhưng đây không phải là một câu chuyện dễ dàng khi chất liệu này từng được gắn liền với fetish-wear – nơi mà sự phóng khoáng nhất của sex, gender và BDSM được tung ra cho dù khởi điểm của latex không lại là như vậy. Latex là một nguyên liệu tự nhiên, được lấy từ nhựa cây cao su. Cây cối khi bị hư hại thì cũng tiết ra một loại mủ để bịt vết thương, bảo vệ khỏi sâu bệnh trước khi lành lại – đó là nguyên thủy của Latex.
Vào thế kỉ thứ 19 (khoảng năm 1824), người Scotland đã tạo ra chất liệu latex để làm những chiếc áo khoác chống thấm nước. Vì là cao su nên khả năng trượt nước của latex là có nhưng thời điểm đó, kĩ thuật chế biến chất liệu và xử lí chưa cao nên latex làm áo jacket không được hợp lí cho lắm vì latex dễ dàng dính (Như mủ cao su vậy) và độ chịu nhiệt kém, dễ dàng bị nóng chảy. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và thêm các phụ chất, xử lí thì latex mới dễ dàng ứng dụng lên quần áo như bây giờ vậy.
Khi latex được phát minh ra, có những người (hơi weird một tí) lại yêu cái mùi tự nhiên của latex và thích cái cảm giác chất liệu bó sát vào cơ thể. Giải thích như thế nào nhỉ, vì nó bám sát vào da của cơ thể nên họ cảm giác như được “Tự do” “Thả Rông” ngay tại những nơi công cộng. Latex Clothing mang lại sự hồi hộp, cảm giác thú vị khi mặc nó ra ngoài – thế là như thời 4.0, những người yêu chất liệu cao su này lập hội – “Hội những người yêu đồ latex” và Mackintosh là một trong những tổ chức fetish/ái vật đầu tiên của UK (gần với Scotland – nơi xuất phát Latex đó các bạn). Hội này phát triển mạnh và nhiều tới mức, nó trở nên cấm kỵ vì những điều tiếng không hay về chất liệu này. Vì nó không tuân theo những tiêu chuẩn thường thấy của xã hội lúc đó – nên sau WWII, những hội fetish này phải hoạt động ngầm.
Vì để khoe những bộ phận mang tính gợi cảm và giới tính cao nên latex hoàn toàn phù hợp với mục đích đó, chúng ta có thể dễ dàng thấy chúng ở những chiếc corsets, boots, body suits làm bằng chất liệu này. Sau biến cố bị bắt hoạt động ngầm ở các clubs, đoàn hội thì latex một lần nữa tại tung mình với 1 phong trào (Cũng xuất phát từ UK) mang tên Punk/Rock. Subculture này mix and match toàn bộ các văn hóa đã xảy ra trước đó tại sở tại và không thể thiếu fetish-wear. Sự nổi loạn, show rõ những phần thô nhất của bản thân hay mĩ từ “Tao là Tao, Tao làm những gì tao muốn, chấp nhận con người tao và tận hưởng nó” là tuyên ngôn của Latex. Punk/Rock không thể thiếu những trang phục bó sát, những chiếc quần làm bằng Latex.
Lại nói về Latex kỉ nguyên Punk/Rock, chúng ta lại nhắc về Let it Rock Store hay sau này là SEX Boutique của Vivienne Westwood và Malcolm Mclaren. Bảng hiệu của cửa hàng làm bằng chất liệu cao su và màu hồng, những sản phẩm sử dụng latex là một trong những dòng chủ lực của Vivie và Malcolm – góp phần đẩy mạnh chất liệu này trở thành phổ biến bậc nhất thập niên 70s-80s.
Được đà thắng thế, latex len lỏi lên trên thế giới thời trang và những ngôi nhà fashion cỡ lớn. Vào thập niên đó, giới trẻ ra sức thể hiện sự tự do và bản thân mình – mang tới những sắc màu vô cùng gợi cảm và nhiều lúc rất fetish ( gợi d*c đó các bạn). Phim ảnh, âm nhạc cũng đưa latex lên trên màn hình nhỏ để biến chúng từ một kẻ bị cấm kỵ thành người chào đón.
Các ngôi sao, đặc biệt là sao nữ cũng như các fashion designer thiết kế cho womenswear(Đồ nữ) cũng cực kì yêu thích latex vì nó giúp họ khoe với công chúng những đường cong gợi cảm nhất của người phụ nữ. Lady Gaga, Angel Jolie, Kim V3 rồi Chanel, SLP, Balmain, Thierry Mugler, Moschino..latex đều tự tin sải bước lên trên đó.
Trong sustainable Fashion/Thời trang bền vững, cũng có nhiều luồng ý kiến ủng hộ sử dụng chất liệu Latex thay thế dần cho da. Vì nếu xét cho cùng, latex nhìn ngoài cũng “na ná” chất liệu leather (Một cách tổng thể nhất) và nếu ứng dụng tốt các công nghệ hiện đại thì latex hoàn toàn có thể thay thế cho da động vật. Có nghĩa là con người không phải giết những động vật vô tội để lấy da của chúng làm các sản phẩm thời trang nữa.
Ủng hộ cho Bi tại:
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
balenciaga show 在 Facebook 的最佳解答
GIÁ TRỊ VIỆT – TỪ NHỎ TỚI LỚN
Bấy lâu nay – chúng ta đều nói về một vấn đề mà – ai – cũng – biết – điều – gì – đấy, đó chính là mặc dù thời trang đặc biệt là thời trang đường phố ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh, không thua kém một bất kì cường quốc hay người anh em hàng xóm Đông Lào nào cả. Nhưng nhắc tới thời trang đường phố Việt Nam, chúng ta đọng lại được cái gì?
Đọng lại thì ít mà vơi đi thì nhiều – các bạn đếm được trên đầu ngón tay bao nhiêu thương hiệu thời trang Việt Nam có thể khiến mọi người nhớ và biết rõ về nó. Có nhưng không nhiều. Bởi vì chúng ta còn tự ti về bản thân, thị hiếu khách hàng còn đam mê những thứ ngoại bang khiến các local brands phải đi theo nếu muốn tồn tại. Và cứ thế cứ thế, những gì đọng lại trong chúng ta là 1 nền thời trang đường phố không quá đặc sắc và mang tinh thần Việt.
Có thể so sánh hơi khập khiễng – nhưng hãy nhìn thời trang đường phố của Nhật Bản mà xem. Khởi điểm của họ - không cao đâu, cũng như những người Việt mình bây giờ thôi. Yohji Yamamoto hay Rei Kawakubo, cũng trải qua 1 thời gian dài ngụp lặn – nhưng họ không đi theo thị trường mà còn nhờ chính tinh thần lí tưởng của dân tộc mà khiến cả nền công nghiệp thời trang phải thay đổi. Hay Tomoaki Nagao (Hay Nigo) đã mang hình ảnh chú khỉ lười biếng cùng văn hóa đường phố Harajuku phổ biến ra toàn thế giới. Quá trình này không phải ngày 1, ngày 2..mà nó khá dài, nhưng không phải là không thể. Phải có những người tiên phong, mở đường thì mới có thế hệ sau phát triển mạnh hơn. Thế hệ tiên phong của thời trang đường phố Việt Nam có không? Có, nhưng vì cơm áo gạo tiền – sức mạnh của tờ giấy khiến người nước ngoài nhìn vào “Thời trang Việt Nam” không quá nhiều gợn. Nhưng không nên tiêu cực quá, vì rõ ràng sẽ xuất hiện những nhà tiên phong tương lai mà mình rất mong đợi để giao thoa giữa tinh thần của người trẻ và giá trị văn hóa Việt.
Quay trở lại
Việt Nam – giờ đã mở cửa và thế hệ tài năng rất nhiều. Chúng ta đã có những celebs, những tên tuổi đi lên và được cả thế giới bắt đầu biết đến. Các show diễn thời trang, cũng rất nhiều người Việt ngồi ở Front-line. Sự kết nối của chúng ta với bên ngoài – không phải là không có, tại sao nhắc tới streetwear Việt Nam – người nước ngoài vẫn nhìn thấy nhiều chi tiết nước ngoài hơn là 1 cái gì đó “Đậm chất người Việt”? Do chúng ta xấu hổ ư? Hay do chúng ta cảm thấy thật “xấu xí” khi mang hình ảnh người Việt ra nước ngoài? Hay do chúng ta tự ti??
Nói qua vẫn phải nói lại – một trong những gốc rễ, chính là thị hiếu của người Việt – của cả thị trường Việt. Không kể các thương hiệu, những nhãn hàng của người Việt nhưng bắt đầu ở nước ngoài – hãy nhắc tới thương hiệu lấy người Việt là đối tượng khách hàng chính, là cốt lõi. Mà cái tâm lý “yêu nước người ta hơn nước mình” khiến họ sẽ quan tâm những thứ gì đó mắc mỏ hơn, MADE IN ABC, XYZ hơn là MADE IN VIETNAM, DESIGNED BY VIETNAM. Rõ ràng – các local brands và Celebs có cái lý của riêng họ, khi thị trường muốn vậy – họ phải đáp ứng thì mới nhận được sự quan tâm.
Tỉ dụ - có những thứ gần gũi ở nước ta, lại trở thành một trào lưu ở streetwear nước ngoài. Điều này không biết là nên cười hay nên khóc. Vì chính những thứ chúng ta gần gũi, mà lại không khai thác được mà phải nhờ người khác phổ biến?
Còn nhớ những năm 2014 -2016, ở Nhật Bản – túi cám con cò, con lợn và con ngan ở Việt Nam lại trở thành 1”trend” ở Nhật Bản. Nó hot đến mức đã trở thành “Key Item” của những thanh niên Nhật lúc đó – thứ nhất là những hình ảnh động vật nuôi khá gần gũi với người Châu Á, thứ Hai là nguyên liệu làm chiếc túi đó thường là vải bố, vải tái chế nên được tin dùng rất nhiều. Trong khi đó ở Việt Nam – những chiếc túi đó vứt đầy ra và chỉ đợi lên xe bán đồng nát(??).
Hay trong Lookbook của Balenciaga mùa Xuân/Hạ 2017 của nhiếp ảnh gia Harley Weir có một bức hình model ôm 1 chiếc túi nhựa có chiếc chăn bông hoa trong đó, dù mình không chắc chắn, nhưng đối với ở Việt Nam hay đúng hơn là Hà Nội. Chiếc chăn bông hoa trong túi nhựa đó – khá phổ biến và rất lâu rồi đúng không?
Áo dài của người Việt cũng là niềm cảm hứng của nhiều nhà thiết kế nước ngoài. Nhưng – lại 1 cái nhưng to đùng – nếu là 1 Viet designer phá cách thì thiên hạ sẽ bay vào
“ÔI ZỒI ÔI! ÁO DÀI TRUYỀN THỐNG MÀ CÒN PHÁ CÁCH À. QUỐC HỒN QUỐC TÚY Ở ĐÂUUUU?”
“THÔI DẸP MẸ ĐÊ! ÁO DÀI MÀ LÀM VẬY CÒN RA THỂ THỐNG GÌ NỮA”.
Và trong 1 phương diện khác, 1 Fashion Designer nước ngoài nào đó sử dụng hình ảnh áo dài để làm thiết kế. Anh em ta sẽ chả ngại mà xun xoe:
“TỰ HÀO QUÁ VIET NAM ƠI!!!”
“CẢM ƠN BẠN – ĐÃ MANG HÌNH ẢNH ÁO DÀI RA NƯỚC NGOÀI??”
“ĐẤY! CÁCH ĐIỆU NHƯ VẬY MỚI ĐÚNG, MỚI PHÁ CÁCH NHÉEE!!!”
Vậy – lối đi nào cho chúng ta?...
--
Lại nhắc về thổ cẩm – một trong nhiều nét đặc sắc của văn hóa trang phục Việt Nam.
Trong cái sự may mặc thì việc ứng dụng các kĩ thuật, chất liệu truyền thống lên ngành thời trang đương đại không phải là một điều mới mẻ. Khá nhiều các thương hiệu (Đặc biệt là Nhật Bản – đó là cái mình thích ở các fashion designer người Nhật) như Kapital, CDG, Visvim, Undercover sử dụng niềm cảm hứng từ vật liệu và kĩ thuật may truyền thống như kĩ thuật nhuộm Shibori, hay Boro (Tất cả mình đều có bài viết, các bạn có thể tìm lại). Hay những chiếc váy truyền thống của người đàn ông Scotland, chiếc khăn choàng và họa tiết của người da đỏ Anh-điêng, của nền văn hóa Americana đặc sắc (Navajo cũng vậy).
Vậy, nước ta có một thứ vải/chất liệu/ kĩ thuật may đậm chất Việt Nam – mà có rất nhiều diễn giả nước ngoài viết về nó. Đó chính là Thổ Cẩm.
Thổ cẩm là gì?
Không nói tới các loại vải thổ cẩm công nghiệp bán cho khách hàng du lịch đầy rẫy ngày nay, thổ cẩm truyền thống là một loại vải được dệt thủ công với các hoa văn, họa tiết đầy màu sắc đầy nổi bật trên bề mặt vải.
Thổ cẩm hay dệt thổ cẩm là một trong những kĩ thuật may mặc hiếm hoi còn giữ được một số giá trị tinh túy tại thời điểm hiện tại. Xuất hiện ở Việt Nam rất lâu đời, là một nét đặc trưng của những dân tộc thiểu số ít người. Hoa văn/ Họa tiết xuất hiên trên thổ cẩm thường thể hiện nét văn hóa và góc nhìn của các dân tộc đó – như bao cộng đồng khác trên thế giới – cây cối, mặt trời, chim muông và con người cách điệu.
Vậy tại sao thổ cẩm lại giá trị cao?
Quy trình làm vải hay dệt thổ cẩm khá tỉ mỉ và phức tạp – yêu cầu sự khéo léo của người làm ra nó (Ở đây thường là các mẹ). Và hơn hết, thổ cẩm là handcraft/ Thủ công hoàn toàn. Từ khâu sản xuất, nguyên liệu chính là các sợi lanh, sợi bông được lấy trong vỏ cây đay, vỏ cây gừng – nhuộm màu tự nhiên trong các vật liệu cũng đến từ thiên nhiên (Mủ cây, lá cây vv..vv) để tạo ra các màu sắc đặc trưng và khó nhầm lẫn với các chất vải khác.
Chưa hết, làm ra được chất liệu/material rồi thì sản xuất cũng công phu không kém. Những người phụ nữ dân tộc thiểu số sẽ phải thực hiện bằng cảm quan của mình – với khung dệt gỗ đơn sơ và thuê bằng chỉ tay. Kĩ thuật dệt, sự tinh tế và sắp xếp bố cục bằng phương pháp tự nhiên (Mắt người) đã tạo ra các sản phẩm hay vải thổ cẩm đầy tinh tế và xao xuyến tất cả ai có thể theo dõi được quá trình đó.
Không may rằng, với nhịp sống hiện đại và nhu cầu ăn mặc khá “hiện đại” của thị trường đại chúng. Thổ cẩm đã ít được nhiều người biết tới lại càng khó khăn được “di truyền” tới thế hệ ngày nay. Ở một điều nữa là hầu hết design/ thiết kế của sản phẩm thổ cẩm thường bị đóng y 1 màu (Vì đó là truyền thống của những người dân tộc mà) nên nếu may mắn, thổ cẩm sẽ chỉ là 1 thứ mang tính “Kỉ niệm/ Đồ lưu niệm” chứ không thể nào mang tính “Fashion Season/ Thời trang theo mùa” lên được.
Sự tiềm năng của những khách hàng trẻ là có. Thị trường Việt Nam ngày nay, đặc biệt là Gen Z (những bạn trẻ sinh năm 1996 trở lên) đang phân khúc dần và ngày càng học hỏi. Sự nhận thức của họ về các ứng dụng văn hóa truyền thống (Đặc biệt cảm hứng từ các brands Nhật Bản như mình kể ở trên) kèm theo tính thời trang đã được nhân rộng khá là nhiều. Bằng chứng là những chiếc shirt, chiếc tee kiểu Patchwork hay full pattern bandana/ JP culture và cả cộng đồng Indigo đều đang phát triển.
Thị trường có, dù nhu cầu không nhiều – nhưng cần phải có những người tiên phong, đầu tiên để làm niềm cảm hứng cho các bạn đi theo. Vậy nếu những chiếc áo do Local brand Việt làm - ứng dụng chi tiết thổ cẩm hay vải dệt thổ cẩm một cách khéo léo – đó cũng sẽ là 1 thứ thay thế cho việc các bạn phải tìm mua những chiếc mang văn hóa nước ngoài kia (Ao ta thì ta lại về tắm ao ta chứ). Ủng hộ local brands – thì cũng nên ủng hộ tinh thần/ linh hồn của văn hóa Việt chứ nhỉ.
Điều này thực ra không phải là quá bất khả thi. Chỉ cần có thị trường, có những người thực sự ủng hộ và muốn mua. Mình tin rằng ứng dụng thổ cẩm một cách tinh tế sẽ được thị trường đón nhận và các local brands sẽ có cái nhìn thiện cảm hơn với văn hóa truyền thống của người Việt. Bán được sẽ có nhiều người quan tâm – và mình sẽ sẵn sàng ủng hộ những câu chuyện như vậy. Chứ nếu không, Thổ cẩm sẽ mãi mãi chìm sâu và không được mang ra ánh sáng mất.
Nhưng việc thực thi vẫn còn khá gian nan và đòi hỏi sự cần mẫn của những người yêu nó, thực sự muốn phổ cập văn hóa – nét truyền thống này tới giới trẻ theo một cách gần gũi và dễ tiếp cận nhất. Nhiều khi câu chuyện đánh đổi giữa Duy trì giá trị thật hay chỉ là hình ảnh được kĩ thuật số hóa cũng quan trọng trong việc giáo dục lại thị trường.
Paypal: https://www.paypal.me/triminhle0808
Banking account: Vietinbank
STK: 104005424124 - Chủ tài khoản: Lê Minh Trí.
momo: https://nhantien.momo.vn/triminhle
balenciaga show 在 マロニーズParis Youtube 的精選貼文
事前抽選ページ 10/24 23:59まで
https://passmarket.yahoo.co.jp/event/show/detail/01pfz010jehkv.html
【Twitter】
https://twitter.com/maroneysparis
【instagram】
公式
https://www.instagram.com/maroneysparis.2019/
たいき
https://www.instagram.com/taikintama_307/
りゅうい
https://www.instagram.com/bunzouuuu/
はっちゃん
https://www.instagram.com/hatttttyan/
仕事等の問い合わせ
↓↓↓
maroni_zu0312@yahoo.co.jp
#VERDY #GirlsDontCry #ガルドン
balenciaga show 在 BASIC Youtube 的精選貼文
10/23甜甜價今天結束
2號原價$2480 甜甜價 $1884
34號原價$1180 甜甜價 $844
87號原價$2480 甜甜價 $1884
91號原價$4280 甜甜價 $3324
51號原價$2080 甜甜價 $1564
10號原價$1580 甜甜價 $1164
16號原價$1980 甜甜價 $1484
90號原價$2680 甜甜價 $2044
24號原價$1680 甜甜價 $1244
4號原價$3280 甜甜價 $2524
43號原價$6280 甜甜價 $4924
新品上架 ⏰10/21-10/31韓國零時差連線八折
這次的連線美衣是不是款款選擇障礙呢~~
快跟編編說我們現場SHOW ROOM穿搭給你看
想問的問題也歡迎來發問👅
趁勝追擊甜甜價-100元限時不等人
想用更划算的價格購入一定要趁今天!
👉老規矩連線價八折HEN好敗 http://bit.ly/2VXsjSc
-
小編165/50
Elise 160/47
-
一樣老規矩通通連線價八折HEN好敗🛒
10/21-10/31韓國連線零時差這邊逛 http://bit.ly/2VXsjSc
許願零食小連線一起吃起來 http://bit.ly/2Iq6Zzi
💍925純銀閃亮亮飾品 http://bit.ly/2ocJD9s
#東大門零時差連線不能錯過
#魔鬼藏在細節裡想要了解更多細節務必鎖定直播
📦十月份購物抽BALENCIAGA EVERYDAY小牛皮相機包
🦄我們有官方LINE帳號囉!!快加入好友享更多優惠!!
https://line.me/R/ti/p/%40hze0684q
💫還沒加入basic私密社團嗎~很多專屬好康通通在裡面
http://bit.ly/2LijeSu
🐚追蹤我們Instagram獲得即時第一手資訊🔍basic_tw
顯示較少
balenciaga show 在 マロニーズParis Youtube 的最佳貼文
【抽選参加はこちら】
https://passmarket.yahoo.co.jp/event/show/detail/0101jr10fw1fk.html
【Twitter】
https://twitter.com/maroneysparis
【instagram】
公式
https://www.instagram.com/maroneysparis.2019/
たいき
https://www.instagram.com/taikintama_307/
りゅうい
https://www.instagram.com/bunzouuuu/
はっちゃん
https://www.instagram.com/hatttttyan/
仕事等の問い合わせ
↓↓↓
maroni_zu0312@yahoo.co.jp
#HUMANMADE #GIRLSDON'TCRY #マロニーズParis